Nguyên nhân khách quan: Có nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế trong hoạt động quản trị bán hàng của công ty như: các yếu tố về tự nhiên, tình hình về thời tiết như mưa gió, bão lũ là một nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến hoạt động quản trị bán hàng của công ty, đặc biệt thị trưởng ở khu vực miền trung. Bão lũ gây khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa đến các nhà phân phối hay đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh covid19 phát triển phức tạp, ảnh hương rất lớn hệ thống phấn phối cũng như bán hàng của Công ty, làm đứt gãy hệ thống cung ứng ở một số nơi dẫn đến tình trạng thiếu hàng. Hay các yếu tố về văn hóa xã hội như vấn đề hàng giả hàng nhái, sự yếu kém trong ngành logistics cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động quản trị bán hàng của công ty trong thời gian qua.
Nguyên nhân chủ quan: mặc dù có nhiều nguyên nhân khách quan ảnh hưởng
nhưng công ty hiện tại cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quá trình quán trị bán hàng như: công ty sử dụng kênh phân phối có nhiều thành viên ngang hàng và có nhiều trung gian phân phối. Đội ngũ nhân viên quản lý chưa xử lý được những vấn đề phát sinh trong kênh phân phối. Công ty còn thiếu sót trong việc tìm kiếm khách hàng, bỏ qua nhiều khách hàng lớn như những chuỗi cửa hàng ăn uống lớn. Ngoài ra còn có nguyên nhân về mảng logistics của công ty cũng như các các bộ phận liên quan trong chuỗi cung ứng chưa linh hoạt, nắm bắt kịp với tình hình của môi trường.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
3.1. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY
Triết lý kinh doanh của Masan Consumer là “Hàng ngày, chúng ta nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam”. Masan thực hiện giải
pháp sáng tạo đột phá nhằm giải quyết nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng, mang lại các sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý đồng thời cũng đưa ra nhiều sản phẩm cao cấp để phục vụ người tiêu dùng khi Việt Nam đang ngày càng phát triển. Masan tin vào tiềm năng tiêu dùng của Việt Nam, đồng thời các nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, phong cách sống và khẩu vị của người tiêu dùng cũng thay đổi. Là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan đã xác định cho mình một phương hướng kinh doanh trong thời gian đến đó là :
-Tăng cường kiện toàn bộ máy kinh doanh, đa dạng hóa chủng loại mặt hàng phải phù hợp với sự phát triển của nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh về mọi mặt, đảm bảo uy tín của công ty trên thị trường.
-Ổn định và tăng cường nguồn lực bao gồm: nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn tài chính…
-Lựa chọn mặt hàng kinh doanh khai thác mạnh, triệt để những điểm mạnh của các loại hàng hóa chủ lực, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, hoàn thiện kênh phân phối và công tác bán hàng nhằm thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận. Mở rộng quy mô hoạt động sang một số lĩnh vực khác.
-Nâng cao trình độ nghiệp vụ: năng lực của cán bộ nhân viên, nhất là cán bộ điều hành sản phẩm, triển khai thị trường, từng bước mở rộng quy mô hoạt động.
-Sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh gọn nhẹ, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong mọi tình huống.
Năm 2021, Masan Consumer dự kiến sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hai con số nhờ tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội của các ngành hàng trụ cột mới như ngành hàng nước uống, thịt chế biến và chăm sóc cá nhân và gia đình. Masan Consumer còn muốn đẩy mạnh ngành hàng đồ uống nhằm đạt được mục tiêu doanh thu phân bổ theo tỷ lệ 50% đóng góp từ
đồ uống, 50% từ thực phẩm vào năm 2025. Với tôn chỉ 3A (Affordability, Availability và Assurance of Quality), nghĩa là Giá cả hợp lý, Tiếp cận được người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi và Đảm bảo chất lượng, Masan Consumer đặt mục tiêu tốc độ phát triển trung bình của doanh thu trong giai đoạn 2020-2025 đạt trên 20%/năm.
Trong năm 2021, Masan sẽ phát triển mạng lưới 10.000 cửa hàng tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác với những tiệm tạp hóa gia đình. Ngoài ra, Tập đoàn sẽ xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp xuyên suốt từ online đến offline và kết hợp với Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) để phát triển ít nhất 50% cửa hàng trở thành các điểm kết hợp cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và cổng thanh toán kỹ thuật số. Với những lợi thế trên, Masan sẽ hướng đến xây dựng một nền tảng "Point of life" trong vài năm tới. Theo đó, các cửa hàng là điểm đến one-stop shop (tất cả trong một) phục vụ nhu cầu tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe. Với việc hiện đại hóa kênh bán lẻ truyền thống, đẩy mạnh thương mại tích hợp từ offline đến online (O2O) giữa bán lẻ hiện đại và các nền tảng thương mại điện tử, đồng thời thúc đẩy các dịch vụ tài chính trên khắp Việt Nam, Masan đặt mục tiêu phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng trên một nền tảng "tất cả trong một"(one-stop shop), đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày