3.2.1. Môi trường bên ngoài
3.2.1.1 Môi trường kinh tế
Tình hình kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Tập Đoàn Masan. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn đạt mức 2,91% so với cùng kỳ năm 2019 (theo số liệu từ Tổng cục Thống kê) và nằm trong 4 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, bao gồm Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc (theo IMF). COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến Masan năm 2020. Tuy nhiên, là nhà sản xuất các mặt hàng thiết yếu hàng ngày và lượng tiêu thụ tại gia đình tăng lên, Masan đã đạt được thành công đột phá. Doanh thu ngành hàng gia vị đã tăng 12,4% trong năm 2020, nhờ tăng trưởng dòng sản phẩm nước mắm cao cấp.
3.2.1.2 Môi trường pháp luật
Việt Nam có nền chính trị và 1 bộ máy chính phủ khá là ổn định. Tuy nhiên các doanh nghiệp thường xuyên cập nhật các thông tin, tránh các vấn đề liên quan đến pháp lý, ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp. Một số luật như: luật kinh doanh, luật lao động, luật bảo vệ môi trường.
3.2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội
Với dân số 97 triệu người thì đây là một thị trường tiềm năng và tạo ra nhiều cơ hội cho Masan. Nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình người Việt. Với tiềm năng to lớn của ngành hàng truyền thống này, Masan đã chọn nước mắm làm trụ cột để phát triển ngành hàng gia vị của mình.
3.2.1.4 Môi trường công nghệ
Với Chinsu, việc cải tiến khoa học công nghệ đã giúp cho công ty nâng cao được dây chuyền sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Masan đã cải tiến chai thủy tinh truyền thống thành chai nhựa để nước mắm Chinsu nhẹ hơn, dễ vận chuyển, phân phối nhanh hơn và tăng cường các thông điệp quảng cáo. Nếu nước mắm Knorr Phú Quốc có thông điệp quảng cáo “thơm lừng hương vị 100% tự nhiên” thì nước mắm Chinsu là “thơm lừng từng giọt, từng giọt đậm đà”.
3.2.2. Môi trường bên trong
- Nguồn lực về vật chất: Công ty chủ yếu nhập khẩu công nghệ sản xuất của ITALIA. Công nghệ công nghệ bao bì tiêu chuẩn quốc tế; công nghệ chế biến thực phẩm tiêu chuẩn quốc tế (Công nghệ hiện đại, dây chuyền thiết bị khép kín, tự động hóa cao của AVE – ITALIA; Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm HACCP của Châu Âu; Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, hoạt động duy trì năng suất toàn diện TPM).
- Nguồn lực về Nghiên cứu phát triển: Hiện công ty đang sở hữu một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm (MRD – Masan Research & Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam. Đặc biệt với việc được truy cập dữ liệu của Vinmart, Vinmart+ và 9,7 triệu thành viên VinID càng giúp Masan Consumer thu thập nhanh chóng các phản hồi của khách hàng từ đó có những điều chỉnh phù hợp và chủ động xây dựng các thương hiệu riêng biệt cho từng đối tượng người tiêu dùng.
- Nguồn lực về hệ thống thông tin nội bộ: Thông tin liên kết tất cả các bộ phận chức năng trong công ty với nhau và cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định trong công ty. Nó là nền tảng của tổ chức, đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống thông tin bên trong của tổ chức là khía cạnh quan trọng của việc phân tích nội bộ.
- Nguồn lực về tài chính: Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn qua các năm đều thấp hơn nhiều so với tài sản dài hạn. Điều đáng nói, vốn ngắn hạn qua các năm đều cao hơn tài sản ngắn hạn, cho thấy những tài sản có tính thanh khoản cao của Masan chưa đủ đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn, như vậy thì tình hình tài chính của công ty chưa được cân bằng, công ty có thể gặp rủi ro về thanh toán.
Nguồn vốn của công ty chủ yếu phần lớn là nợ, tuy vốn dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao nhưng nợ dài hạn ở trong đó cũng rất nhiều.
- Nhà cung cấp: Ba nhà cung ứng chính của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan chính là Công ty Cổ phần Công nghiệp Masan, Công ty Cổ phần Masan Phú Quốc, Công ty Cổ phần Công nghệ Thực phẩm Việt Tiến. Cả 3 công ty này đều là thành viên của Masan Group do đó về mối quan hệ của công ty với các nhà cung ứng hết sức thuận lợi, hai bên đoàn kết và cùng hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty luôn được ổn định và mang tính chủ động cao.
3.2.3. Định vị doanh nghiệp
- Đối thủ cạnh tranh:
Ở Việt Nam, lĩnh vực sản xuất thực phẩm là một trong những ngành đang có sự cạnh tranh rất sôi động. Công ty Masan cũng phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, giá cả, hệ thống phân phối và sự đa dạng hóa sản phẩm. Hiện nay, lĩnh vực sản xuất thực phẩm đang có sự cạnh tranh từ các công ty trong và ngoài nước như Nestle, Unilever, Acecook, Liên Thành, Mê Kông,…Thêm vào đó, sự gia nhập của các thương hiệu và công ty nước ngoài càng làm cho sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh có thể dẫn tới việc gia tăng chi phí quảng cáo và hoạt động hậu mãi hoặc đưa ra các chính sách cạnh tranh về giá không lành mạnh nhằm tiêu diệt đối thủ. Do đó, Masan sẽ phải đầu tư thêm cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm cũng như các chiến lược hậu mãi và quảng cáo.
Những chi phí này có thể làm giảm lợi nhuận biên và ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nhận thức được vấn đề này, Công ty Masan luôn phát triển hệ thống phân phối và liên tục cải tiến các sản phẩm hướng đến phân khúc thị trường từ trung đến cao cấp.
Đối với thị trường nước mắm hiện nay rất đa dạng về thương hiệu, giá cả. chất lượng. Thị phần nước mắm của Masan là khoảng 80%, trong đó Nam Ngư chiếm khoảng 50%, hầu như không có đối thủ cạnh tranh trong dòng sản phẩm này. Các thương hiệu khác chiếm thị phần từ 1- 5% như Hưng Thịnh, Đệ Nhất, Mười Thu… cũng không đáng lo ngại. Khách hàng tìm mua các sản phẩm này chủ yếu vì lý do đã sử dụng quen thuộc, tâm lý ngại sử dụng cái mới. Nam Ngư, với khẩu hiệu “Nước mắm không cặn”, một lần nữa, Masan đã chinh phục được khách hàng khi đánh vào tiêu chí sức khỏe.
- Lợi thế cạnh tranh:
+ Về sản phẩm: Nói đến nước mắm hay các loại nước chấm, chắc hẳn không người Việt Nam nào không biết tới nước mắm Chinsu. Nước mắm và nước chấm là sản phẩm người Việt Nam tiêu dùng hàng ngày, trong từng bữa cơm, để gia tăng hương vị đậm đà cho thức ăn. Vì vậy, cơ hội về mặt thị trường tiêu thụ với các sản phẩm nước mắm luôn rất hấp dẫn. Nước mắm và nước chấm Chinsu mang tới hương vị thơm ngon, sánh quyện; giúp mỗi bữa ăn tròn vị, phong phú hơn. Chinsu có các loại sản phẩm phân khúc giá khác nhau từ bình dân đến cao cấp phù hợp với từng đối tượng nên vô cùng hợp lý. Tất cả những điều này đã giúp tạo nên một cơn sốt, thu hút được sự chú ý mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng Việt.Với công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến, an toàn, hợp vệ sinh cùng các khâu kiểm tra đánh giá chất lượng… các sản phẩm của Chinsu nhanh chóng chiếm được vị trí của người tiêu dùng.
+ Về hệ thống phân phối: Masan cố gắng để sản phẩm của mình trở nên “sẵn có” với khách hàng. Vì vậy, không chỉ bắt tay với các kênh siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi hiện đại, Masan đem Chinsu tới khắp mọi nơi. Khách hàng tại Việt Nam luôn có thể dễ dàng mua được cho mình một chai nước mắm Chinsu tại các cửa hàng đại lý, các chợ địa phương, các tiệm tạp hóa. Với lợi thế hơn 3.000 điểm bán hàng tự sở hữu, Masan có thể nhanh chóng trưng bày các sản phẩm mới tại tất cả các hệ thống
bán lẻ của Vincommerce và quảng bá rộng rãi thương hiệu với chi phí thấp hơn nhiều so với đơn vị khác.