Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV DHA BẮC NINH (Trang 32 - 40)

2.1.4.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

a. Yếu tố môi trường vĩ mô

- Chính trị và luật pháp: Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo ra khuôn khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Vì vậy tính ổn định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số doanh nghiệp này nhưng tạo ra những bất lợi cho doanh nghiệp khác. Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp thành công.

- Kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển ổn định tạo lập nền tài chính quốc gia ổn định, ổn định tiền tệ, lạm phát ở mức kiểm soát được. Kinh tế phát triển thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung tư bản, tăng nguồn vốn đầu tư phát triển... Sự phát triển kinh tế xã hội kéo theo khả năng thanh toán và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên, đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại, một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính quốc gia sẽ không ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua giảm sút. Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn để đứng vững và vượt qua, cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn.

- Khoa học công nghệ: Sự thay đổi về khoa học công nghệ, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong vài thập niên sắp tới, lĩnh vực nhiều thách đố nhất đối với nhà quản trị là việc đào tạo huấn luyện nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển quá nhanh của khoa học công nghệ hiện đại và cao cấp. Sự thay đổi khoa học công nghệ đồng nghĩa với sự thay đổi về nhu cầu của con người trong xã hội, đòi hỏi các doanh nghiệp để tồn tại, đứng vững trên thị trường thì phải luôn theo kịp sự phát triển này, nếu không theo kịp sẽ bị mất năng lực cạnh tranh và bị thị trường đào thải.

- Văn hóa xã hội: Các quan niệm về chất lượng cuộc sống, các trào lưu xã hội, sự ảnh hưởng của các nền văn hóa cũng tác động nhiều đến hành vi tiêu dùng của người dân đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu như hàng may mặc xuất khẩu của công ty.

- Điều kiện tự nhiên: Đối với mặt hàng may mặc, điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vì mặt hàng may mặc tác động đến hai mặt, thứ nhất, tác động đến nguyên vật liệu đầu vì còn phụ thuộc vào nhập khẩu, đối với từng sản phẩm và từng vùng khác nhau, thứ hai, tác động đến đối tượng tiêu thụ, hay chính là khách hàng tiêu thụ sản phẩm.

b. Yếu tố môi trường vi mô

- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu. Loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp nhân công, loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, các doanh nghiệp phải biết tìm đến các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý với phương châm là đa dạng hoá các nguồn cung cấp, thực hiện nguyên tắc “không bỏ tiền vào một ống”. Mặt khác trong quan hệ này doanh nghiệp nên tìm cho mình một nhà cung cấp chính có đầy đủ sự tin cậy, nhưng phải luôn tránh sự lệ thuộc, cần phải xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình. Như vậy doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng.

- Khách hàng: Khách hàng là những người đang mua và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tính chất quyết của khách hàng thể hiện ở các mặt sau.

Khách hàng quyết định hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào? Trên thực tế doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào. Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường người mua có quyền lưạ chọn theo ý thích của mình và đồng quyết định phương thức phục của người bán. Điều này cho thấy tính chất quyết định của khách hàng làm cho thị trường chuyển từ thị trường người bán sang thị trường người mua, khách hàng trở thành thượng đế. Do vậy doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách hàng, khách hàng có thể ganh đua với doanh nghiệp bằng cách yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn, hoặc ép giảm giá xuống, mặt khác khách hàng còn làm cho các đối thủ cạnh tranh chống chọi lại nhau và dẫn đến làm tổn hao đến làm tổn hao đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng thường gây áp lực với doanh nghiệp là những nhóm khách hàng tập trung và mua với khối lượng lớn, nhóm khách hàng mua đúng tiêu chuẩn phổ biến và không có gì khác biệt vì họ có thể tìm được nhà cung cấp khác một cách dễ dàng hoặc nhóm khách có đầy dủ thông tin về sản phẩm, giá cả thị trường, giá thành của nhà cung cấp, điều này đem lại cho khách một lợi thế mạnh hơn trong cuộc mặc cả so với trường hợp họ chỉ có ít thông tin.

Bên cạnh đó sự yêu cầu của khách hàng cũng sẽ gây áp lực làm tụt giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, điều này thể hiện ở chỗ nếu doanh nghiệp không theo đuổi kịp những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ có xu hướng chuyển dịch sang những doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ. Hiện tượng này dẫn đến lượng khách hàng sẽ giảm đi và ngày một thưa dần nếu doanh nghiệp không kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ, và như vậy sức cạnh tranh sẽ giảm sút, điều đó chứng tỏ yếu khách hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, vấn đề quan trọng ở đây là không được coi thường bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng không nên coi đối thủ là kẻ địch, cách xử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũi nhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hướng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng có nghĩa là mình đã thành công một phần trong cạnh tranh, mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán trong tương lai và định hướng tới khách hàng, trên thực tế cho thấy cạnh tranh có thể diễn ra trên

nhiều mặt khác nhau nhưng có thể nói cạnh tranh với nhau chủ yếu là khách hàng. Vì thế trong cạnh tranh người được lợi nhất là khách hàng, nhờ có cạnh tranh mà khách hàng được tôn vinh là thượng đế, để có và giữ được khách hàng, doanh nghiệp cần phải tìm cách sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn và rẻ hơn, không những thế còn phải chiều lòng khách hàng lôi kéo khác hàng bằng cách hoạt động quảng cáo khuyến mãi và tiếp thị.

Có thể nói rằng khi doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác mới bắt đầu bước chân vào thị trường thì họ là những đồng nghiệp, những đối tác để gây dựng thị trường, để hình thành nên một khu vực cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng. Nhưng khi có người khách hàng đầu tiên bước vào khu vực thị trường này, thì họ sẽ trở thành đối thủ của nhau, họ tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng về phía mình.

Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thị trường, để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt nổi trội hơn trên thị trường, doanh nghiệp nên đề phòng và lường trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Nếu ở trong một thị trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt trội lên các đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ thì doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa hơn so với các đối thủ.

- Sản phẩm thay thế: Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng ngành. Sự ra đời của sản phẩm mới là một tất yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú, chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Các sản phẩm thay thế nó sẽ có ưu thế hơn và sẽ dần thu hẹp thị trường của sản phẩm thay thế. Để khắc phục tình trạng thị trường bị thu hẹp các doanh nghiệp phải luôn hướng tới những sản mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã hay nói cách khác doanh nghiệp phải luôn hướng tới khách hàng để tìm độ thoả dụng mới.

Nhân tố môi trường vi mô được đánh giá qua mô hình 5 lực lượng của Michael Porter và được thể hiện qua hình 2.2

Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau.

* Sức mạnh nhà cung ứng thể hiện ở các đặc điểm sau.

- Mức độ tập trung của các nhà cung cấp,

- Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp,

- Sự khác biệt của các nhà cung cấp,

- Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm,

- Chi phí chuyển đổi doanh nghiệp trong ngành,

- Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế,

- Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp,

- Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.

Hình 2.2. Mô hình 5 lực lượng của Michanel Porter

* Nguy cơ thay thế thể hiện

- Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm;

- Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng;

- Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.

* Các đối thủ tiềm năng thể hiện ở

- Các lợi thế chi phí tuyệt đối;

- Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường;

- Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào;

- Chính sách của chính phủ;

- Tính kinh tế theo quy mô;

- Các yêu cầu về vốn;

- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa;

- Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh;

- Khả năng tiếp cận với kênh phân phối;

- Khả năng bị trả đũa;

- Các sản phẩm độc quyền.

* Sức mạnh khách hàng thể hiện ở

- Vị thế mặc cả;

- Số lượng người mua;

- Thông tin mà người mua có được;

- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa;

- Tính nhạy cảm đối với giá;

- Sự khác biệt hóa sản phẩm;

- Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành;

- Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế.

* Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

- Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành;

- Mức độ tập trung của ngành;

- Tình trạng tăng trưởng của ngành;

- Tình trạng dư thừa công suất;

- Khác biệt giữa các sản phẩm;

- Các chi phí chuyển đổi;

- Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa;

- Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh;

- Tình trạng sàng lọc trong ngành.

2.1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

a. Năng lực về tài chính

- Tài chính: Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xem xét tính toán đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự, những thuận lợi đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ không có điều kiện để mua sắm, trang trải nợ và như vậy sẽ không tạo được uy tín về khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng những sản phẩm có chất lượng cao đối với khách hàng, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển được và có nguy cơ bị thụt lùi hoặc phá sản, như vậy khả năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển.

- Nguồn nhân lực: Con người là yếu tố quyết định mọi thành bại của hoạt động kinh doanh, bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con người phát triển nhân sự, xây dụng môi trường văn hoá và có nề nếp, tổ chức của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải quan tâm đến các chỉ tiêu rất cơ bản như số lượng lao động, trình độ nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình quân. Năng lực của cán bộ quản lý.

Con người là yếu tố chủ chốt, là tài sản quan trọng và có giá trị cao nhất của doanh nghiệp. Bởi chỉ có con người mới có đầu óc và sáng kiến để sáng tạo ra sản phẩm, chỉ có con người mới biết và khơi dậy được nhu cầu con người, chỉ có con

người mới tạo được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp mà tất những yếu tố này hình thành nên khả năng cạnh tranh. Vậy muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình doanh nghiệp phải chú ý quan tâm đến tất cả mọi người trong doanh nghiệp, từ những người lao động bậc thấp đến nhà quản trị cấp cao nhất, bởi mỗi người đều có một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận Văn Thạc Sĩ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV DHA BẮC NINH (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w