Nguyên nhân rủi rotín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 26 - 30)

1.2.4.1. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường chính trị và pháp luật

Sự thay đổi thể chế, luật pháp, sự bất ổn chính trị,.. .có thể đe dọa đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Ngoài luật pháp trung ương các DN còn phải tuân theo luật pháp của khu vực.

Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN : Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu.

Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập: Hiện nay ở VN chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về DN và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã hoạt động quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm DN một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng.

Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương: Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai luật. Mặc dù trong những năm gần đây, các cơ quan lập pháp đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều

chỉnh và hướng dẫn công tác tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, không phải là không còn những vướng mắc trong các điều khoản và việc triển khai vào hoạt động ngân hàng còn hết sức chậm chạp và tồn tại nhiều bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng

- Môi trường kinh tế

Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng gồm: tính chu kỳ của nền kinh tế, các biến số kinh tế vĩ mô như lãi suất, lạm phát, tỷ giá; các chính sách của chính phủ như tiền lương, đầu tư công, các hướng ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế, trợ cấp; triển vọng kinh tế như mức gia tăng GDP, tỷ lệ thất nghiệp...

Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số tiêu dùng, giá nguyên liệu đầu vào... cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng vay vốn dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ

Sự tấn công của hàng nhập lậu: Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các DN trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho các DN.

Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của nền kinh tế khu vực cũng như toàn thế giới.Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua là một ví dụ điển hình.Khi nền kinh tế thế giới đi vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng, tất cả các nền kinh tế thành phần không thể nằm ngoài tầm ảnh hưởng.Đặc biệt trong các lĩnh vực, ngành nghề có mối quan hệ với quốc tế.

Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN trong ngành đó.

1.2.4.2. Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

-Sử dụng vốn sai mục đích: Sau khi được vay vốn khách hàng tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn, sử dụng vốn vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng.

-Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh không bắt kịp thay đổi của thị trường.

-Sức ì lớn trong sản xuất kinh doanh, thiếu vắng sự linh hoạt cần thiết, không cải tiến quy trình công nghệ, không đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại, không cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đến hàng hóa sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh

- Tình hình tài chính DN yếu kém, thiếu minh bạch

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các DN VN. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các DN cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Đây cũng là

nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhu là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

- DN dùng nợ vay ngắn hạn để đầu tu vào tài sản dài hạn trong khi không có chức năng chuyển hóa kỳ hạn.

- DN chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn ngân hàng,làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, nhất là giấy tờ TSBĐ và tu cách pháp nhân.

1.2.4.3. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng không hợp lý và khả năng phân tích tín dụng yếu Nói cách khác, nếu kết cấu danh mục cho vay không hợp lý, quyền phán quyết tín dụng đuợc phân bổ cho những cán bộ thiếu kinh nghiệm, khả năng phán xét và tính nhất quán chua cao, chính sách lãi suất không hiệu quả, các tiêu chuẩn về chất luợng tín dụng không rõ ràng sẽ dẫn đến giảm sút chất luợng tín dụng, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro.

- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng. Hoặc do trình độ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định, đánh giá tín dụng nên cho vay những khách hàng có chất luợng kém. Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng.

- Thiếu sự giám sát và quản lý khi cho vay

Các ngân hàng thuờng có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định truớc khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chua thực hiện tốt công tác này. Điều này do

một phần yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh của khách hàng quá lạc hậu, không cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin mà ngân hàng yêu cầu.

- Sự hợp tác lỏng lẻo giữa các ngân hàng thương mại, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả

Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt: đi vay để cho vay và rủi ro trong kinh doanh ngân hàng mang tính dây chuyền. Do vậy các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cấp tín dụng cho một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả các ngân hàng.

Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 26 - 30)