Nội dung cơ bản của quản trị rủi rotín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 33 - 36)

Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại được thể hiện tóm tắt qua sơ đồ như sau:

Nhận diện và phân loại RRTD -> Phân tích đánh giá RRTD -> Đo lường rủi ro tín dụng ->Kiểm soát rủi ro tín dụng ->Xử lý rủi ro tín dụng

❖ Nhận diện và phân loại RRTD

Đây được coi là bước đầu trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Nhận biết rủi ro được xem xét trên hai góc độ: Về phía ngân hàng, rủi ro tín dụng được phản ánh rõ nét qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu và dự phòng rủi ro. Về phía khách hàng, khi khách hàng có những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, ngân hàng cần nhận biết được khả năng xảy ra rủi ro để ứng phó kịp thời.

Các nội dung chủ yếu trong giai đoạn này gồm có:

-Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: ngân hàng phân tích cơ cấu cho vay theo các tiêu thức như khách hàng, thời hạn, phương thức cấp vốn, hình thức tài trợ.và xác định các loại rủi ro có thể có đối với mỗi loại hình và khả năng rủi ro xảy ra của từng loại. Đối với mỗi loại rủi ro thì việc nhận dạng bao gồm theo dõi rủi ro, xem xét rủi ro, nghiên cứu môi trường hoạt động cụ thể nhằm thống kê những rủi ro đã và đang xảy ra đồng thời cố gắng dự báo những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đề ra những biện pháp kiểm soát và tài trợ phù hợp.

-Phân tích đánh giá khách hàng: Là một quá trình từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận các thông tin từ phía khách hàng, tiến hành phân tích, thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Khi khách hàng xuất

hiện những dấu hiệu đáng nghi về việc có thể xảy ra rủi ro. Ngân hàng cần phải xác định ngay theo những dấu hiệu đó, xem xét, rả soát lại khách hàng xác định tính chính xác của thông tin. Đồng thời rà soát lại các khoản vay, tài sản đảm bảo liên quan đến khách hàng. Bổ sung những hồ sơ liên quan chua đầy đủ. Có thể ngừng cấp tín dụng khi phát hiện khách hàng có rủi ro xảy ra.

❖ Phân tích đánh giá RRTD

Đây là một phuơng pháp truyền thống và đơn giản nhất để phân tích và đo luờng rủi ro tín dụng. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng bao gồm:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (Liquidity ratios) - Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (Profitability ratios)

- Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính (Leverage ratios) - Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios)

Căn cứ vào các dấu hiệu nhận biết rủi ro nhu tình hình tài chính, tình hình hoạt động, tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng, ... ngân hàng xác định các khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ đó ngân hàng thực hiện phân tích những khách hàng để xác định mức độ rủi ro cụ thể dựa vào thông tin thu thập đuợc. Để đánh giá RRTD, ngân hàng có thể sử dụng các mô hình sau:

-Mô hình định tính: Mô hình SWOT, mô hình CAMPARI, mô hình 6C, ... Trong đó mô hình 6C giúp ngân hàng đánh giá khách hàng một cách tốt nhất, cụ thể: Character - Tính chất, đặc điểm, phân loại; Capacity - Năng lực; Cashflow - Tài chính; Collateral - Tài sản bảo đảm; Conditions - Điều kiện; Control - Kiểm soát. Mô hình này nghiên cứu khía cạnh của nguời đi vay về thiện chí và khả năng trả nợ cho ngân hàng để từ đó ngân hàng cân đối giữa việc mở rộng tín dụng và chấp nhận rủi ro để có quyết định cho vay phù hợp với mục tiêu, định huớng của ngân hàng.

-Mô hình định luợng: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tổ hợp các quy trình phân loại khách hàng theo ngành nghề, quy mô, tính chất sở hữu, bộ

chỉ tiêu tài chính và bộ phi tài chính để chấm điểm khách hàng. Hệ thống XHTD nội bộ giúp NHTM quản trị RRTD bằng phuơng pháp tiên tiến, kiểm soát mức độ tín nhiệm khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, hỗ trợ việc phân loại nợ và xây dựng quy định nội bộ về quản lý chất luợng tín dụng, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng của TCTD

❖ Đo luờng rủi ro tín dụng

Các ngân hàng có thể đo luờng rủi ro khoản vay thông qua các mô hình cho điểm tín dụng, mô hình điểm số Z, mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II. Nếu các mô hình cho điểm tín dụng đánh giá rủi ro của khách hàng trên cơ sở cho điểm DN đó, xem DN đang ở mức rủi ro nào thì Basel II có thể tính đuợc tổn thất dự kiến(EL). Nhu vậy nếu mỗi món vay đuợc xem là một phép thử và có số liệu đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tuơng đối chính xác xác suất rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tu.

Còn đối với rủi ro tổng thể, ngân hàng có thể đo luờng qua việc tính toán các chỉ tiêu nhu quy mô du nợ, cơ cấu du nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro.. .Đặc biệt, hai tiêu chí: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu sẽ phản ánh rõ nét rủi ro của ngân hàng.

❖ Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến luợc và các chuơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro.

Kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm kiểm soát truớc, trong và sau cho vay. - Kiểm soát truớc khi cho vay bao gồm: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay ; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.

-Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thuờng xuyên khoản vay.

-Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng.

❖ Xử lý rủi ro tín dụng

Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu giải quyết. Bộ phận này sẽ thực hiện rà soát khoản vay, lập phuơng án gặp gỡ khách hàng để tìm huớng khắc phục thông qua các hình thức nhu: gia hạn nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ. Nếu khách hàng chấp thuận thực thi phuơng án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ đuợc chuyển sang hình thức theo dõi nợ bình thuờng, còn không sẽ chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. Hiện nay đang tồn tại hai loại hình xử lý nợ:

-Một là, hình thức xử lý khai thác: bao gồm cho vay thêm, bổ sung tài sản bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ xóa nợ, chỉ định đại diện tham gia quản lý DN.

-Hai là: Hình thức xử lý thanh lý bao gồm xử lý nợ tồn đọng( bao gồm nợ tồn đọng có TSBĐ và không TSBĐ), thanh lý DN, khởi kiện, bán nợ, sử dụng DPRR và sự trợ giúp của Chính phủ.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 33 - 36)