Kinh nghiệm Ngânhàng BangkokBank của Thái Lan

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 45 - 51)

Bangkok Bank là một trong những ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Thái Lan có một bề dày lịch sử, và đã từng chao đảo trước sóng gió của cuộc khủng hoảng 1997 -1998. Nằm trong một thị trường tài chính đang trong giai đoạn chuyển đổi, Bangkokbank đã và đang áp dụng mô hình QTRR theo mô hình tập trung và có sự giám sát và kiểm soát rất chặt chẽ. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro của Bangkokbank như sau:

- Đo lường rủi ro định tính

Do nằm trong thị trường tài chính đang phát triển và nền tảng công nghệ lạc hậu, đang trong quá trình chuyển đổi, Bangkokbank sử dụng mô hình định tính thông qua việc sử dụng hệ thống các chuyên gia phân tích để đưa ra những đánh giá về khách hàng. Nếu như trước đây Bangkokbank không hề quan tâm đến dòng tiền khách hàng để nợ xấu có lúc lên đến 40% giai đoạn

1997-1998 thì giai đoạn này ngân hàng đặc biệt quan tâm đến việc phân tích

“dòng tiền”“tài sản thế chấp” của khách hàng. Ngoài ra ngân hàng còn áp

dụng các phương pháp phân tích tín dụng cổ điển, phương pháp chuyên gia, cho điểm tín dụng để đo lường rủi ro khách hàng. Với điều kiện công nghệ còn hạn chế, Bangkokbank đang nỗ lực tìm kiếm mô hình đo lường rủi ro định lượng phù hợp để áp dụng cho cả hệ thống ngân hàng.

- Tổ chức QTRR tập trung

Bangkok Bank đã xây dựng mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung. Ngân hàng đã tách hẳn thành 2 bộ phận độc lập nhau: Bộ phận tiếp nhận và giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định. Ngân hàng đã phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau: khách hàng tiêu dùng, khách hàng kinh doanh, khách hàng cá nhân, từ đó, nhận ra tính chất khác nhau, làm cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận nói trên

- Kiểm soát rủi ro tín dụng kép

Hiện tại, Bangkokbank đã dần bắt đầu áp dụng mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng kép. Mô hình tín dụng kép được thể hiện qua ngoài việc kiểm soát tín dụng thông qua hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ của NHTM, NHTW, còn có hệ thống kiểm soát tín dụng bởi các cơ quan kiểm soát bên ngoài như Cục thông tin tín dụng được quản lý bởi các công ty tư nhân. Tất cả các ngân hàng báo cáo thông tin về Cục, sau đó Cục kết xuất thông tin chủ động thực hiện các báo cáo về khách hàng vay và lịch sử trả nợ vay hàng tháng cho các đơn vị liên quan theo yêu cầu. Trên cơ sở đó, thông tin được công bố minh bạch, công khai, chính xác.

1.4.2. Kinh nghiệm của ngân hàng CitiBank tại Mỹ

Để quản trị rủi ro tín dụng, Citibank đã có những biện pháp sau:

Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu

- Ban lãnh đạo'. Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Citibank.Ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn, điều hành hoạt động của cả ngân hàng trong đócó hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro của ngânhàng; đề ra những mục tiêu chiến luợc và các quy định chung sử dụng trong toànngân hàng; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của các cán bộ tín dụng nếu thấynghi ngờ có khả năng gây ra thiệt hại về vật chất, hoặc ảnh huởng tới uy tín củangân hàng.

- Ban hoạch định chính sách tín dụng: Ban này phải chịu trách nhiệm

trongviệc duy trì một hình thức quản trị rủi ro tín dụng hoàn chỉnh, có hiệu quả; thamgia vào việc lập kế hoạch đầu tu gián tiếp, dự đoán những tổn thất tín dụng; thiếtlập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật, với quy định chungcủa ngân hàng; xem xét và chỉnh sửa chính sách tín dụng nếu xét thấy chúng cóthể gây ra rủi ro bất thuờng; xem xét trao quyền cấp tín dụng cho những cán bộ cóđủ năng lực; lập các báo cáo về đầu tu gián tiếp, tập trung đánh giá chất luợng cácthông tin rủi ro, tiến trình xử lý rủi ro đối với tất cả các truờng hợp quá hạn mứctín dụng cho phép.

- Ban quản trị hạn mức tín dụng: Những nguời quản trị hạn mức tín

dụng cónhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thông quacác khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất luợng của khoản tín dụng đó. Nhữngnguời quản trị hạn mức tín dụng còn có trách nhiệm phát triển chiến luợc kinhdoanh, xét và duyệt cho vay các chuơng trình tín dụng, quản trị đầu tu gián tiếp vàkiểm tra chất luợng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.

- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải

10năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầuphát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của cácđơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tu gián tiếp; đánh giá sự đánh giá độclập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự thi

hành và các thủ tục trongquản trị tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.

Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay: việc

đánhgiá độ tin cậy của người đi vay tập trung vào những điểm chủ yếu theo truyền thống "Tín dụng 5 chữ C" như sau:

- Character of management: Năng lực quản trị của người vay;

- Financial capacity of the venture: Năng lực tài chính của người vay;

- Collateral security: Thế chấp đảm bảo khoản vay;

- Condition of the industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động;

- Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng.

Thứ ba, Citibank phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyềnphê duyệt:

-Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lựcvà tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo củanhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.

-Quyền phê duyệt: Ở Citibank, việc cấp tín dụng không do một người quyếtđịnh, mà được quyết định bởi 3 cán bộ tín dụng, những người chịu trách nhiệm vềcho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.

Thứ tư, Citibank xây dựng mô hình tổ chức quản trị rủi ro theo mô hình

tậptrung. Hoạt động quản trị rủi ro được tập trung tại Hội sở chính và chia thành 3 bộ phận chức năng: Bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận quản trị nợ.

1.4.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của đa số các Ngân hàng thương mại nội địa

Đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam quản trị rủi ro tín dụng thông qua hai mô hình: Tập trung và phân tán

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng.

- Điểm mạnh:

+Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.

+ Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

+ Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. + Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

- Điểm yếu:

+ Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian.

+ Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.

> Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay.

-Điểm mạnh: gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức đơn giản, thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ.

-Điểm yếu: Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu. Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng.

Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị truờng, công nghệ, con nguời, mô hình các NHTMVN khuyến nghị nên áp dụng mô hình quản trị rủi ro tập trung.

Một số ngân hàngđiển hình nhu:

> HDBank

Là một trongnhững ngân hàng đầu tiên công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng cho 4 đối tuợng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc áp dụng hệ thống này giúp HDBank đánh giá đuợc chất luợng tín dụng, phân tích nhóm khách hàng cũng nhu luợng hóa tín dụng, phân loại nợ. Đồng thời HDBank đã xây dựng đuợc khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban( Quản lý rủi ro, thẩm định giá, pháp chế, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ...). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng nhu: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác.

> Viettinbank

Truớc xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nuớc, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định sang lãi suất khung và đến nay là lãi suất thỏa thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thuơng mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tuợng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM

Viettinbank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cuờng khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham muu ban hành chính sách tín dụng đuợc tách biệt với chức năng

quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng( Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng ( Phòng quản lý rủi ro); theo dõi và quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ ( Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập ( Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ).

Viettinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng đuợc diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng cũng nhu các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng đuợc huởng lợi các sản phẩm tín dụng nhu nhau. Đồng thời các cá nhân, đơn vị đuợc quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, ủy quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi truờng, chất luợng hoạt động; xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của nguời đuợc ủy quyền. Nhờ quá trình đổi mới đó đã mang lại những kết quả khá quan trọng, quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, chất luợng tín dụng đuợc nâng cao và trở thành một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất

1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍNDỤNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w