Tác động của rủi rotín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 30 - 32)

1.2.5.1. Đối với hoạt động ngân hàng

Rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng: khi có một khoản nợ

được coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh.

Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Tỷ lệ nợ

quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của

ngân hàng. Khi đó ngân hàng sẽ phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suât cao.

Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của ngân

hàng.Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn

khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của ngân hàng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của ngân hàng

Rủi ro tín dụng làm phá sản ngân hàng .•Nếunhiều khách hàng vay vốn

ngân hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả,nhất là những khoản vay lớn thì có thể dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động củachính ngân hàng. Khi ngân hàng không chuẩn bị trước các phương án dự phòng,không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu rút vốn quá lớn, sẽ nhanh chóng mất khảnăng thanh toán, dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng.

1.2.5.2. Đối với nền kinh tế

Hoạt động của NHTM mạng tính xã hội hóa cao vì nó liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều thành phần khác nhau trong nền kinh tế. Do vậy khi một ngân hàng bị phá sản sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại trong xã hội, trước tiên là các ngân hàng khác, bởi có quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đỗ có thể dẫn đến sự sụp đổ của các ngân hàng còn lại. Ngoài ra việc sản xuất kinh doanh của DN bị gián đoạn do thiếu vốn, người gửi tiền không lấy lại tiền được. Những hậu quả này còn giảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính, cũng như hiệu lực của các chính sách tiền tệ của Chính phủ.Rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới, điển hình là khủng hoảng tài chính Châu Á và khủng hoảng tín dụng ở Mỹ.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w