Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị RRTD

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNQUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT (Trang 44 - 47)

Thứ nhất: Các nhân tố chủ quan:

- Trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro

Con người là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Một đội ngũ cán bộ tốt sẽ làm cho các biện pháp quản trị rủi ro phát huy được sức mạnh, đẩy lùi được điểm yếu và đem lại kết quả tích cực hơn cho ngân hàng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm sẽ có khả năng khai thác thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, cũng như có khả năng phân tích và phán đoán nhằm thẩm định, đánh giá một cách chính xác nhất khả năng trả nợ của hách hàng. Ngược lại, khi cán bộ có trình độ chuyên môn không cao, thiếu kinh nghiệm thì khả năng khai thác thông tin khách hàng kém, việc phân tích, đánh giá thông tin cũng không chính xác, dễ dẫn đến việc đưa ra các quyết định cho vay sai lầm. Bên cạnh đó, trường hợp cán bộ

nhân viên suy thoái về đạo đức, nhận hối lộ của khách hàng nên cố tình đánh giá khách hàng tốt hơn so với thực tế để khách hàng được chấp thuận cho vay, dễ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay.

- Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động quản trị RRTD

Trong Ngân hàng thì hoạt động quản trị RRTD trước hết là nhiệm vụ của các ông chủ, của người quản trị NHTM. Cụ thể là của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các trưởng phó phòng. Sau nữa, hiệu quả quản trị điều hành phải được lan truyền đến nhân viên tín dụng và các nhân viên khác trong Ngân hàng để công việc kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao. Cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả, trao đổi thông tin thường xuyên lẫn nhau giữa 3 bộ phận thực hiện 3 chức năng là chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp.

- Hạ tầng thông tin phục vụ cho hoạt động quản trị RRTD

Nguồn thông tin đầu vào bao gồm thông tin lịch sử, hiện tại và xu thế phát triển của khách hàng (gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính), thông tin về thị trường sản phẩm, môi trường đầu tư, môi trường pháp luật, chính sách của nhà nước, các thông tin thống kê về các chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ cho việc xếp loại khách hàng vay...

- Công nghệ

Công nghệ Ngân hàng hiện đại cung cấp cho người làm công tác quản trị RRTD những công cụ hữu hiệu từ việc phát hiện sớm các RRTD có thể xảy ra đến việc cập nhật từng giờ các thông tin cần thiết cũng như các công cụ đo lường, dự đoán, mô phỏng, xây dựng các kịch bản RRTD có thể xảy ra.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ

Đội ngũ cán bộ chính là những nhân tố mấu chốt của các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản trị RRTD. Một đội ngũ cán bộ tốt sẽ làm cho các biện pháp quản trị RRTD phát huy được sức mạnh, đẩy lùi được điểm yếu và đem lại kết quả tích cực hơn cho Ngân hàng trong hoạt động quản trị RRTD.

Triết lý kinh doanh là những tư tưởng vận dụng vào sản xuất kinh doanh, là hệ giá trị và mục tiêu chung nhằm định hướng, giáo dục mọi thành viên trong doanh nghiệp, trong các tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có văn hóa. Triết lý chung này sẽ giúp cho các thành viên định hướng phát triển và làm việc phục vụ cho những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.

Thứ hai: Các nhân tố khách quan:

- Hệ thống thông tin

Yếu tố thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngoài nguồn thông tin từ cơ sở dữ liệu lưu trữ tại ngân hàng thì ngân hàng còn phải thu thập thông tin từ các nguồn khác như từ khách hàng và Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), sử dụng các chỉ số trung bình ngành từ các cơ quan thống kê,... Nếu hệ thống thông tin không chính xác, sai lệch với thực tế hoặc hệ thống thông tin không đầy đủ, không được cập nhật thường xuyên, không theo kịp tình hình thực tế thì kết quả đo lường RRTD sẽ không chính xác.

- Từ phía khách hàng vay

RRTD từ phía người vay là một trong những loại rủi ro thường đem lại tổn thất lớn nhất cho Ngân hàng, khi người vay không thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng. Nguyên nhân là do trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản trị, chủ định lừa đảo cán bộ Ngân hàng chây ỳ không trả nợ.

- Từ phía các cơ quan quản trị

Ngân hàng là một ngành chịu nhiều hoạt động kiểm tra, giám sát từ cơ quan chủ quản trực tiếp là Ngân hàng nhà nước. Vì vậy, nếu các văn bản, quy định của Ngân hàng nhà nước phù hợp, kịp thời và mang tính chuẩn mực thì sẽ là một định hướng tốt cho các NHTM trong việc triển khai các biện pháp quản trị RRTD có hiệu quả.

- Các điều kiện môi trường

Sự thay đổi trong các chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách cho vay chỉ định của Nhà nước, quy định về đất đai, nhà ở...do Chính phủ ban

hành. Vấn đề chu kỳ kinh tế, lạm phát thất nghiệp.. .mà các nhà quản trị không thể dự báo đuợc ví nhu sự đóng băng của thị truờng bất động sản trong thời gian vừa

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNQUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT (Trang 44 - 47)