Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Hoàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNQUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT (Trang 49 - 58)

Hoàng Quốc Việt

Từ những kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể thấy hững thay đổi cơ bản trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng này áp dụng là:

Thứ nhất, hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư ...

Thứ hai, chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu

làm chức năng bán hàng.

Thứ ba, phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau nhu quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng nhu giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện luu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay...).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chuơng 1 của luận văn đã khái quát đuợc đôi nét tổng quan về tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thuơng mại nói chung nhu xác định mô hình, quy trình, các chỉ tiêu đánh giá, những nhân tố ảnh huởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thuơng mại và kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một số ngân hàng thuơng mại Việt Nam từ đó đua ra một số bài học quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB HQV. Đây là cơ sở lý luận vững chắc phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, đo luờng công tác quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thuơng mại để từ đó có thể đua ra giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thuơng mại một cách phù hợp trong những chuơng sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI -

CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội

Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập theo Quyết định số 0037/GP - UB ngày 30/12/1993 của UBND thành phố Hà Nội, giấy phép hoạt động số 0054/NH - GP ngày 14/09/1994 của NHNN Việt Nam với thời hạn hoạt động là 50 năm. Ngày 04/11/1994, Ngân hàng được chính thức đi vào hoạt động.

Ngân hàng TMCP Quân Đội có trụ sở chính tại số 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. Trải qua gần 23 năm xây dựng và phát triển, từ số vốn điều lệ 20 tỷ đồng, 25 cán bộ nhân viên, đến ngày 31/12/2017, Ngân hàng TMCP quân đội hoàn thành các chiến lược theo từng giai đoạn, trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt 306.736 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 18.155 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 5.355 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2016.

MB có mạng lưới chi nhánh rộng khắp cả nước với 176 điểm giao dịch, 350 điểm đặt máy ATM và 1.500 máy POS trên toàn quốc. Các cổ đông chính của MB bao gồm: Tổng công ty viễn thông Quân Đội Viettel, NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank và Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam. Các công ty có trên 50% vốn cổ phần do MB nắm giữ gồm có: Công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS), Công ty cổ phần Quản trị quỹ đầu tư MB, Công ty Quản trị tài sản Ngân hàng Quân Đội MB AMC và Công ty cổ phần Địa ốc MB.

2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt được thành lập ngày 20/11/2002, địa chỉ 126 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Từ năm 2002 đến năm 2007, đây là chi nhánh cấp 2 thuộc Chi nhánh Điện Biên Phủ, từ năm 2007, chi nhánh tách ra hoạt động độc lập, từ đó đến nay trở thành đơn vị trực thuộc

hội sở chính. chi nhánh có 99 cán bộ nhân viên, trong đó có 17 cán bộ quản lý, có 94 cán bộ nhân viên trình độ đại học và trên đại học chiếm 94,9% và trình độ khác là 4 cán bộ nhân viên chiếm 5,1% tổng nhân sự. Chi nhánh hiện có 6 phòng gồm: Phòng Khách hàng SME, Phòng Khách hàng lớn (CIB), Phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Hỗ trợ và hai Phòng giao dịch Nam Thăng Long & Nghĩa Tân. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, chi nhánh đã khẳng định được thương hiệu của mình, góp phần cùng với các điểm giao dịch khác đạt đến các giá trị cốt lõi của Ngân hàng TMCP Quân đội: “Hợp tác, Tin cậy, Chăm sóc khách hàng, Sáng tạo, Chuyên nghiệp, Hiệu quả”. Tọa lạc trên tuyến đường Hoàng Quốc Việt, nơi có rất nhiều chi nhánh của các Ngân hàng khác như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank, Ngân hàng công thương Việt Nam Vietinbank..., điều đó đã tạo ra khó khăn không nhỏ cho chi nhánh trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của ban lãnh đạo và sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ nhân viên, chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường, chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng trên địa bàn và các khu vực khác, chung sức với các chi nhánh khác trong toàn hệ thống MB giữ vững thương hiệu của Ngân hàng TMCP Quân Đội - “Vững vàng, tin cậy”.

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh và nhiệm vụ của các phòng ban tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt:

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng NV huy động 4,792 100% 25,27 100% 55,56 100% 3 6,62 100%

Phân theo đối tượng khách hàng

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Hiện tại Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ chính như: Huy động vốn thông qua hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ; phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, các hình thức huy động vốn khác; cấp tín dụng gồm có tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn, trong đó chủ yếu là tín dụng ngắn hạn. Ngoài ra có các hoạt động khác như cung ứng dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng gồm: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...; kinh doanh ngoại tệ; cung ứng dịch vụ thanh toán trong nước và nước ngoài.

Để thực hiện tốt các chương trình hành động của Ngân hàng TMCP Quân đội đề ra, Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã triển khai tích cực các mặt hoạt động đóng góp vào các kết quả chung của toàn hệ thống. Các kết quả kinh doanh qua 4 năm từ 2014-2017 được thể hiện trên các mặt sau:

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nguồn vốn quyết định quy mô tài sản có và góp phần quan trọng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Vốn cũng là tiền đề tạo thế mạnh cho ngân hàng cạnh tranh trên thị trường. Vì thế, Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt luôn chú trọng đến công tác huy động, quản lý nguồn vốn và thanh khoản, đảm bảo toàn bộ nhu cầu chi trả của khách hàng cũng như luôn đáp ứng được các chỉ số an toàn hoạt động thanh khoản theo quy định của NHNN.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của MB HQV (2014-2017)

8 % 4 % 5 % 5

Phân theo loại tiền gửi

Nội tệ 4,61 1 96.2% 5 5,10 96.8% 0 5,42 97.4% 8 6,50 98.3% Ngoại tệ 18 1 3.8% 16 7 3.2% 145 2.6% 115 1.7%

Phân theo thời hạn

KKH 896 18.7 % 1289 24.4% 1541 27.7% 1652 24.9% Ngắn hạn 3111 64.9% 3069 58.2% 3051 54.8% 3946 59.6% Trung, dài hạn 785 16.4% 914 17.3% 973 17.5% 1025 15.5%

(%) (%) (%) (%) Dư nợ cho vay 2,394 100% 2,717 100% 2,946 100% 4,96 0 100% DN lớn 1,063 %44.4 1,178 43.4% 1,195 40.6% 72,54 %51.4 DNVVN 954 39.8 % 1,087 40.0% 1,183 40.2% 01,68 %33.9 Cá nhân 377 15.7 % 452 16.6% 568 19.3% 733 14.8 % TT—T—TT---—T—TT—■—,—TTT-T—:—■7 -f√ ™7„

Nguồn: Báo cáo tông kêt của chi nhánh từ năm 2014 đên 2017

Năm 2014 -2017, chi nhánh Hoàng Quốc Việt thực hiện điều chỉnh cơ cấu huy động vốn, giảm huy động vốn từ các khách hàng CIB, khách hàng cá nhân có số dư tiền gửi cao nhưng ngắn hạn không ổn định, tăng cường huy động các nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư, huy động các nguồn vốn không kỳ hạn từ các khách hàng

doanh nghiệp SME. Có thể thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh nói chung là tốt với mức độ tăng truởng cao. Số tiền huy động tăng truởng qua các năm. Từ 4.792 tỷ đồng năm 2014 lên 6,623 tỷ đồng năm 2017 tăng 1,831 tỷ đồng, gấp 1.38 lần so với năm 2014. Bằng các hình thức gửi tiền đa dạng, kỳ hạn khác nhau với lãi suất hấp dẫn, chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã góp phần cùng với các điểm giao dịch khác giữ vững đuợc thuơng hiệu và uy tín của chi nhánh nói riêng và của cả Ngân hàng TMCP Quân Đội nói chung luôn phát triển đều đặn và bền vững. Năm 2017, cơ cấu huy động vốn của chi nhánh Hoàng Quốc Việt đuợc thực hiện đúng theo định huớng, tiếp tục tăng truởng, tạo tiền đề cho công tác cho vay phát triển, đặc biệt với hoạt động huy động vốn của CIB tăng khá ấn

tuợng do 06/2017, Ngân hàng Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt thành lập Hub CIB (tập trung các khách hàng CIB về một cụm chi nhánh)

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Mức độ sinh lời và an toàn từ hoạt động cho vay sẽ ảnh huởng đến việc tăng truởng các nguồn vốn huy động, từ đó ảnh huởng đến danh mục tài sản có của ngân hàng thuơng mại Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Vì thế, MB HQV luôn coi việc tăng truởng tín dụng ổn định và bền vững là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình. Theo nguyên lý cơ bản đó, hoạt động cho vay của chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã đuợc mở rộng với tốc độ tăng truởng du nợ trung bình đạt 30.3% trong giai đoạn năm 2014-2017, cụ

thể nhu sau:Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình cho vay tại chi nhánh giai đoạn 2014-2017

1,419 2,231 2,564 2,943

Giá trị bảo lãnh thanh toánQua bảng trên, ta thấy được tổng dư nợ cho vay của MB HQV ngày càng65_______ 79_______ 104 190 tăng qua các năm, cụ thể năm 2014 tổng dư nợ đạt 2,394 tỷ đồng đến năm 2017 đạt 4,960 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần. Ngân hàng MB HQV nhìn nhận các DNVVN hoạt động trên nhiều lĩnh vực phát triển, chiếm hơn 97% số doanh nghiệp cả nước, giàu tiềm năng nhất trong cộng đồng doanh nghiệp; với nhiều đổi mới trong các chính sách, Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các DNVVN phát triển nhưng hiện nay phần lớn đều gặp khó khăn về nguồn vốn tín dụng (Hiện nay mới chỉ có 30% các DNVVN tiếp cận được vốn từ Ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác với chi phí vốn rất cao). Ngoài ra DNVVN cũng là đối tượng cho vay phù hợp với yêu cầu phát triển và phù hợp với khả năng nguồn vốn của Ngân hàng nên chính sách của MB HQV đã chú trọng vào việc mở rộng cho vay với loại khách hàng này, giúp các DNVVN tiếp cận được nguồn vốn với chi phí hợp lý để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh. Với định hướng phát triển nhóm khách hàng này, MB HQV thực hiện chính sách không phân biệt đối xử đối với mọi qui mô doanh nghiệp, loại hình, thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, để thu hút và giữ vững các khách hàng tốt, chi nhánh tiến hành khai thác trên hai phương diện chiều rộng và chiều sâu, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó MB HQV cũng là chi nhánh lớn và là một trong 4 Hub CIB của MB trên địa bàn thành phố Hà Nội, do đó dư nợ CIB chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu dư nợ của MB HQV đặc biệt trong năm 2017. DNVVVN chiếm tỷ trọng khoảng trên 40% trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay trong giai đoạn 2014-2016, và 33,9% trong năm 2017 mặc dù tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2017 tăng 42% so với năm 2016 do việc thành lập Hub CIB tại MB HQV.

2.1.3.3. Hoạt động bảo lãnh

Bên cạnh hoạt động cho vay và huy động vốn, hoạt động bảo lãnh được các ngân hàng thương mại chú trọng phát triển. Đây là hình thức tăng thu phí ngoài tín

dụng nhưng rủi ro phát sinh thấp hơn rất nhiều so với hoạt động cho vay. Bảng 2.3.

Bảng 2.3 Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017

trọng trọng trọng Tổng DN 167 100% 186 100% 221 100% 290 100% DN lớn 14^ ^ 8% 19 10.2% 25 11.3% 60 20.7 % DNVVN 153 92% 167 89.8% 196 88.7% 230 %79.3

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD chi nhánh Hoàng Quốc Việt năm 2014-2017

Với đặc thù địa bàn là khách hàng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, lắp đặt chiếm đa số nên hoạt động bảo lãnh của chi nhánh Hoàng Quốc Việt tăng trưởng ổn định qua các năm, đặc biệt trong năm 2016-2017 chi nhánh luôn về đích đầu tiên trong các chương trình thu phí dịch vụ do MB tổ chức và dẫn đầu trên toàn hệ thống về số dư bảo lãnh của khách hàng, cụ thể năm 2017 số dư bảo lãnh của chi nhánh Hoàng Quốc Việt là 2,943 tỷ đồng, tăng tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 107% so với năm 2014. Ngoài thu phí dịch vụ bảo lãnh các nguồn tiền tạm ứng về tài khoản của khách hàng đã hỗ trợ công tác huy động vốn, tăng thêm nguồn thu từ hoạt động kinh doanh vốn của chi nhánh.

Như vậy có thể thấy mặc dù áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng tăng nhưng MB HQV vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về vốn huy động và vốn cấp tín dụng, hoạt động bảo lãnh. Ngân hàng đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển dời cơ cấu cho vay. Cụ thể cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn han, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý. Ngân hàng đã nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân; từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNQUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT (Trang 49 - 58)