Thực trạng rủiro tíndụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNQUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT (Trang 64 - 67)

Đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Qua phân tích số liệu về tình hình tín dụng tại MB HQV có thể thấy tín dụng tăng trưởng tương đối tốt qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng ngày càng hợp lý hơn. Tuy nhiên để đánh giá tình hình tăng trưởng tín

dụng có thực sự tốt, chất lượng tín dụng có thực sự cao thì cần phải xem xét đến mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN, nhưng trên thực tế, vấn đề nợ xấu, nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà MB HQV cần phải quan tâm vì đấy là nhấn tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

+ Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ DNVVN: Tỷ lệ nợ quá hạn của đối tượng khách hàng DNVVN của chi nhánh ở mức 4.56%, năm 2014 do khó khăn của nền kinh tế nên nợ xấu của chi nhánh tăng cao, nhưng đến năm 2015 chi nhánh đã tích cực áp dụng các biện pháp nhằm thu hồi nợ xấu, thu nợ xử lý rủi ro đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh vì vậy tình hình nợ xấu được cải thiện giảm dẫn qua các năm và duy trì ở mức dưới 3% năm 2017.

Bảng 2.8: Tinh hình nợ quá hạn tại MB HQV giai đoạn 2014-2017

Dự phòng nợ khó đòi 18.9 15.74 10.56 11.24

Dự phòng/tổng dư nợ 1.98% 1.45% 0.89% 0.67%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB HQV năm 2014-2017)

Với quyết tâm quản trị nợ xấu chặt chẽ nên MB HQV đã chỉ đạo và thực hiện mọi biện pháp kiên quyết giảm nợ nhóm 2, thu hồi nợ xấu. Chi nhánh cũng nghiêm túc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Biểu đồ 2.1. So sánh tỷ lệ nợ xấu giữa MB HQV với hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2014-2017

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB HQV năm 2017, Báo cáo thường niên

năm 2017 của Ngân hàng TMCP Quân đội)

So với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội thì MB HQV có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, trong giới hạn cho phép, so với cả hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nhiều trong giai đoạn 2016-2017. Điều này góp phần tạo nên hoạt động kinh doanh hiệu quả của chi nhánh, thể hiện nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh và sự chỉ đạo của ban lãnh đạo, năm 2017 chi nhánh Hoàng Quốc Việt đứng thứ 21/176 chi nhánh toàn hệ thống Ngân hàng Quân đội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh.

+ Tỷ lệ trích lập dự phòng/ tổng dư nợ DNVVN:

Bảng 2.9: Tình hình trích lập dự phòng tại MB HQV

Qua bảng trên cho thấy, hàng năm chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng theo đúng Quyết định 493. Năm 2014-2015 do một vài đơn vị vay vốn của MB HQV kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nên tỷ lệ trích lập dự phòng của Ngân hàng tăng đột biến, năm 2016 do chi nhánh thu hồi được một phần nợ quá hạn, tích cực thu hồi nợ xấu nên trích lập dự phòng rủi ro giảm gần 8 tỷ so với năm 2012. Đến năm 2017 mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng số tiền trích lập dự phòng tăng lên về số tuyệt đối so với năm 2016 vì tỷ lệ dư nợ năm 2017 tăng 497 tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng tín dụng là 42%. Bên cạnh đó MB HQV đã tích cực triển khai tất các các biện pháp để thu hồi nợ xấu như:

- Đối với các khoản nợ khó đòi do khách hàng gây ra chi nhánh đã tiến hành

xử lý theo các bước nhất là xử lý tài sản bảo đảm, phối kết hợp với chính quyền địa phương can thiệp và khởi kiện trước pháp luật.

- Bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản đảm bảo - Ngân hàng

Quân đội (MBAMC) hoặc phối hợp với MBAMC tham gia xử lý nợ xấu.

- Đối với các rủi ro do chủ quan của cán bộ gây ra, chi nhánh đã thực hiện

xử lý bằng các hình thức bồi thường bằng vật chất, trừ lương hàng tháng, ... và đặc biệt là ngăn chặn được rủi ro do nguyên nhân chủ quan gây ra.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNQUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT (Trang 64 - 67)