Thực trạng tíndụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quân đội ch

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNQUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT (Trang 58 - 64)

Với đặc thù địa bàn là khách hàng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, lắp đặt chiếm đa số nên hoạt động bảo lãnh của chi nhánh Hoàng Quốc Việt tăng trưởng ổn định qua các năm, đặc biệt trong năm 2016-2017 chi nhánh luôn về đích đầu tiên trong các chương trình thu phí dịch vụ do MB tổ chức và dẫn đầu trên toàn hệ thống về số dư bảo lãnh của khách hàng, cụ thể năm 2017 số dư bảo lãnh của chi nhánh Hoàng Quốc Việt là 2,943 tỷ đồng, tăng tỷ đồng so với năm 2016 và tăng 107% so với năm 2014. Ngoài thu phí dịch vụ bảo lãnh các nguồn tiền tạm ứng về tài khoản của khách hàng đã hỗ trợ công tác huy động vốn, tăng thêm nguồn thu từ hoạt động kinh doanh vốn của chi nhánh.

Như vậy có thể thấy mặc dù áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng tăng nhưng MB HQV vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về vốn huy động và vốn cấp tín dụng, hoạt động bảo lãnh. Ngân hàng đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển dời cơ cấu cho vay. Cụ thể cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn han, trung hạn và dài hạn được điều chỉnh hợp lý. Ngân hàng đã nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân; từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng

2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với DNVVN tại Ngânhàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.1. Thực trạng tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quân đội - chinhánh Hoàng Quốc Việt nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.1.1. Số doanh nghiệp vay vốn tại MB - HQV

Từ khi thành lập năm 2001 chi nhánh đã xác định khách hàng mục tiêu là các DNNVV, Ngân hàng luôn luôn có những định hướng rõ ràng để phát triển nhóm khách hàng này. Chi nhánh đã đa dạng hóa sản phẩm cho vay và nâng cao chất

lượng dịch vụ cho các Khách hàng toàn chi nhánh nói chung và DNNVV nói riêng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Dưới đây là bảng số liệu số lượng DNNVV có quan hệ kinh doanh với chi nhánh:

Bảng 2.4 :Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng năm 2014-2017

(%) (%) (%) (%) Dư nợ ngắn hạn 808.3 84.7% 879. 4 80.9% 1956. 80.8% 1370.2 81.6% Dư nợ trung-dài hạn 145.7 15.3% 207. 6 19.1% 9226. 19.2% 309.8 18.4% Dư nợ DNNVV 954 100% 108 7 100% 1183 100% 1680 100%

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh MB HQV năm 2014-2017)

Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh luôn được tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng qua các năm. Năm 2014, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc và đang dần bắt nhịp lại nên số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tăng nhẹ 9%, sau giai đoạn này số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với MB HQV tăng mạnh hơn. Đây là nỗ lực lớn của toàn thể nhân viên chi nhánh trong việc tìm kiếm và quan hệ với khách hàng doanh nghiệp cũng như khai thác khách hàng trên cả chiều rộng và chiều sâu để mang lại lợi ích tối đa cho ngân hàng đặc biệt trong năm 2017 số lượng DNVVN tăng lên đáng kể tăng 17% so với năm 2016. Bên cạnh đó chỉ số khách hàng dừng giao dịch của chi nhánh cũng giảm dần qua các năm trong giai đoạn này. Điều này cũng là nhờ chất lượng dịch vụ của chi nhánh ổn định cũng như chính sách sản phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như chính sách lãi suất ưu đãi. Trong cơ cấu khách hàng doanh nghiệp vay vốn ở chi nhánh có thể nhận thấy số lượng DNNVV chiếm tỉ lệ lớn khoảng 86%. Điều này khẳng định vai trò của DNNVV trong hoạt động tín dụng của chi nhánh. Trong những năm tới chi nhánh vẫn tiếp tục có định hướng cho vay DNNVV rõ ràng, đưa bộ phận khách hàng DNNVV vẫn là bộ phận khách hàng chiến lược.

2.2.1.2. Dư nợ tín dụng đối với DNNVV

Dư nợ DNVVN (Khách hàng SME) của chi nhánh năm 2017 đạt 1.680 tỷ đồng, chiếm 34% dư nợ thời điểm của toàn chi nhánh. DNVVN có đặc điểm vay vốn giá trị nhỏ nên Ngân hàng có thể phân tán rủi ro và đối tượng khách hàng này chiếm 98% tổng số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam, do đó trong vài năm gần đây các Ngân hàng xác định DNVVN là khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, thời gian vừa qua kinh tế khó khăn Ngân hàng hạn chế giải ngân, các doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt các DNVVN từ đó dẫn đến nhiều doanh nghiệp ngừng trệ sản xuất kinh doanh hoặc phá sản. Một phần gây ra thực trạng này là các DNVVN tại Việt Nam được thành lập ồ ạt, các cơ quan quản trị không kiểm soát được khả năng hoạt động của nhóm đối tượng khách hàng này, nhiều doanh nghiệp được thành lập có khả năng hoạt động cũng như tài chính yếu kém do đó đối tượng doanh nghiệp này tại Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ khó khăn chung của nền kinh tế. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản trị nhà nước nâng cao khả năng hoạt động của các DNVVN, rà soát kỹ năng lực của khách hàng trước khi quyết định cho thành lập doanh nghiệp.

a) Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn cho vay DNVVN

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

tiền (%) (%) (%) (%) Nông nghiệp 95.6 10% 115. 9 11% 145. 7 12% 214.5 13% Công nghiệp 589.6 62% 689. 6 63% 5784. 66% 1155.5 69% Thương mại, dịch vụ 268.8 28% 281. 5 26% 8252. 21% 310 18% Dư nợ DNNVV 954 100% 1087 100% 1183 100 % 1680 100%

(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh MB HQV từ năm 2014-2017)

Bảng 2.4 cho thấy dư nợ theo kỳ hạn của chi nhánh giai đoạn 2014-2017 có xu

hướng tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2017 do sự chuyển dịch một số khách hàng

CIB từ các chi nhánh khác về chi nhánh Hoàng Quốc Việt theo định hướng tín dụng của

MB. Trong cơ cấu dư nợ của Ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Hoàng Quốc Việt

nói chung và cơ cấu dư nợ đối với nhóm khách hàng DNNVV nói riêng cho vay ngắn

hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này thể hiện ở tỷ trọng dư nợ ngắn hạn qua các năm

2014-2017 lần lượt là 84.7%; 80.9%; 83%; 80.8% và 81.6%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung- dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ. DNNVV vay vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ sản xuất

kinh doanh lưu động trong khi vốn dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài. Vay

ngắn hạn quay vòng vốn nhanh, cập nhật lãi suất nhanh hơn nhiều so với điều chỉnh, Ngân hàng ngại cho vay trung và dài hạn vì phải lo tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ

cấu tài sản của mình.

b) Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế cho vay DNVVN

Cùng với việc đa dạng hóa cho vay doanh nghiệp thuộc các thành phần sởBảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế năm 2014-2017 Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Tỷ trọng (%) tiềnSố Tỷ trọng (%) tiềnSố Tỷ trọng (%) tiềnSố Tỷ trọng (%) Dư nợ DNNVV có TSĐB 900 94.3% 1,041 95.8% 1,148 97.0% 1,655 98.5% Dư nợ DNNVV không có TSĐB 54 5.7% 46 4.2% 35 3.0% 25 1.5%

Dư nợ cho vay DNNVV của Ngân hàng tăng trưởng cả ở ba ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Trong đó ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 65%, tiếp đến ngành thương mại với tỷ trọng khoảng 23%, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Sở dĩ ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất là do địa bàn quận Cầu Giấy có tốc độ đô thị hóa thuộc loại cao nhất thủ đô, rất nhiều công ty xây dựng, chế biến, sản xuất, thương mại đến vay vốn tại Ngân hàng. Bên cạnh đó địa bàn của chi nhánh rất gần với các doanh nghiệp xây lắp, lắp đặt như Công ty TNHH Hà Hùng, Công ty Cổ phần tập đoàn Toji, Công ty Cổ phần cơ điện Hawee, Công ty Cổ phần xây dựng quốc tế Giza, Công ty Cổ phần công nghệ và mạng truyền thông Infonet.. ..Đồng thời thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ, Ngân hàng đã ưu tiên cho vay các ngành công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao phát triển, hạn chế cho vay các ngành phi sản xuất. Điều này thể hiện tỉ trọng cho vay ngành nông nghiệp tăng từ 10% năm 2014 lên đến 13 % năm 2017 tương đương tăng 119 tỷ đồng, tỉ trọng cho vay ngành thương mại dịch vụ giảm từ 28% năm 2014 xuống còn 18% vào 3 năm tiếp theo.

c) Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo tiền vay đối với cho vay DNVVN

Trong thực tế, ngoài các doanh nghiệp lớn, hộ sản xuất nông nghiệp vay từ 10 triệu trở xuống và các khách hàng truyền thống có quan hệ lâu năm với Ngân hàng thì các doanh nghiệp còn lại đều phải áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay. Đặc biệt cho vay các DNNVV có rủi ro nhiều hơn so với cho vay doanh nghiệp lớn, nên phần lớn các DNNVV vay vốn tại Ngân hàng đều phải có tài sản đảm bảo.

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo tiền vay năm 2014-2017

Nợ nhóm 1 910.5 1,028.1 1,147.1 1,636.2 Nợ quá hạn 43.5 58.9 35.9 43.8 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 4.56% 5.42% 3.03% 2.61% Tổng dư nợ cho vay DNVVN 954 1,087 1,183 1,680

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB HQVnăm 2014-2017)

Tài sản đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro bị mất vốn do khách hàng không thể trả được nợ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Ngân hàng ngày càng đẩy mạnh hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản, tránh cho Ngân hàng rơi vào khủng hoảng có thể phá sản do mất vốn từ các khoản vay không có tài sản đảm bảo. Chỉ một số DNNVV do kinh doanh hiệu quả, ổn định, có tín nhiệm cao với Ngân hàng nên được Ngân hàng xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc có tài sản đảm bảo một phần. Qua các năm dư nơ các DNNVV có tài sản đảm bảo lần lượt là 900;1041;1148;1655 tỷ đồng chiếm khoảng 96% trên tổng dư nợ cho vay DNNVV.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNQUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT (Trang 58 - 64)