Thực trạng rủi ro tín dụngtại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 56 - 63)

thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội

2.2.1.1. Thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu dư nợ tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội từ 2017-2020

Chỉ tiêu Tuyệt đối Tươn g đối (%) Tuyệt đối Tươn g đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nợ nhóm 3 270 210 11 142 -60 -22,2 -199 -94,7 1 13 1191 Nợ nhóm 4 220 170 7 60 -50 -22,7 -163 -95,6 53 757,1 Nợ nhóm 5 140 120 30 81,2 -20 -14,3 -90 -75 51,2 170,7 Tổng nợ xấu 630 500 48 283,2 -130 -20,6 -452 -90,4 235,2 490 Tỷ lệ nợ xấu 11,45% 7,5 % 0,57% 3,52 %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội, giai đoạn 2017-2020)

Ta có thể thấy nợ quá hạn tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội khá cao nhưng đã giảm dần trong 3 năm liên tiếp, việc này cho thấy công tác quản lý nợ có phần được cải thiện. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng chưa cao so với mức độ rủi ro tại chi nhánh, việc này có thể gây ảnh hưởng tới quá trình xét duyệt khoản vay.

Agribank chi nhánh Nam Hà Nội có tỷ lệ nợ xấu (so với tổng tài sản) cao qua các năm 2017-2018 là 11,45% và 7,5%. Lý giải cho hiện tượng bất thường này chủ yếu là do chi nhánh cho vay 150 triệu USD đầu tư dự án Dệt may cao cấp Luxfashion do Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam làm chủ đầu tư tại khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình nhưng sau khi giải ngân vốn, chủ đầu tư đã bỏ về nước không rõ lý do. Điều này gây ra tổn hại nghiêm trọng về nguồn vốn và uy tín của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng, Agribank nói chung. Vụ việc này đưa ra bài học lớn cho hoạt động cho vay dự án tại Chi nhánh.

Trong quá trình hoạt động tín dụng, nợ quá hạn, nợ xấu là không thể loại trừ bởi tính đặc thù của hoạt động tín dụng. Nhưng trong mọi trường hợp, để bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu nợ xấu, nợ quá hạn phải thường xuyên duy trì ở mức thấp.

Bảng 2.5: Tình hình tăng giảm nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn năm 2017 - 2020

Dư nợ/Tổng tài sản 63,58% 61,98% 92,48% 86,31% Dư nợ bình quân/Số cán bộ tín dụng 289,55 349,48 443,08 423,45 Số lượng khách hàng/Số cán bộ tín dụng 21,05 23,89 25,73 26,32 Tốc độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng

trưởng kinh tế

2,53 2,64 3,10

-4,43 Nợ có khả năng mất vốn (đơn vị: tỷ đồng) 140 120 30 81,2 Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn 13,32% 11,53% 8,30% 10,8% Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay

bị mất 0,79 1,09 4,84 3,64

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội, giai đoạn 2017-2020)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội giảm dần qua các năm. Năm 2017 tỷ lệ này là cao nhất đến năm 2019 chỉ còn 0,57% nhờ những nỗ lực của toàn hệ thống trong công tác xử lý nợ, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nợ xấu tăng 3,52%, chi nhánh đã thực hiện một số biện pháp giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng vay vốn trong thời điểm dich bệnh kéo dài, điều này phản ánh đúng tình hình Agribank chi nhánh Nam Hà Nội trong giai đoạn này. Trong các năm qua Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã nỗ lực rất nhiều để giảm thiểu tối đa tỷ lệ nợ xấu đảm bảo kế hoạch do Agribank giao hàng năm.

Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội giai đoạn năm 2017 - 2020

1. Dư nợ theo thời hạn cho

vay 5501,57 6640,23 8418,54 8045,49 20,70 26,78 -4,43

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội, giai đoạn 2017-2020)

Tỷ lệ Dư nợ/Tổng tài sản tăng mạnh trong giai đoạn 2017-2020 điều này phản ánh đúng quá trình đẩy mạnh phát triển tín dụng của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội. Số cán bộ tín dụng tại chi nhánh là 19, mỗi cán bộ phụ trách tối đa 600 tỷ dư nợ, điều này gây một số khó khăn cho cán bộ trong quá trình quản lý nợ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là 2019 cao gấp hơn 3 lần. Khách hàng có nợ quá hạn giảm đều, riêng năm 2020 do tình hình dịch bệnh nên nợ quá hạn tăng cao. Hệ số bù đắp RRTD tăng do chi nhánh đã quan tâm bổ sung các khoản dự phòng rủi ro hằng năm, hệ số bù đắp các khoản cho vay bị mất tăng do các khoản nợ nhóm 5 giảm mạnh đặc biệt là 2019 chỉ còn 30 tỷ.

2.2.1.2. Thực trạng tỷ lệ tập trung danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội

Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội qua các năm theo thời hạn cho vay, theo ngành và theo thành phần kinh tế được mô tả ở bảng dưới đây.

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng theo danh mục cho vay tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội, giai đoạn năm 2017 - 2020

1 7

2. Dư nợ theo ngành kinh tế 5501,5

7 6640,23 8418,54 8045,49 20.70 26.78 -4.43

Nông lâm nghiệp 210,7

1 266,27 237,40 286,42 26.37 -10.84 20.65

Công nghiệp và tiểu thủ CN 776 689 780 769 -11.21 13.21 -1.41

Thương mại dịch vụ 1992,11 2140,13 1950,2 4 2231,34 7.43 -8.87 14.41 Các ngành khác 2522,7 5 3544,83 5450,9 4758,73 40.51 53.77 -12.70 3. Dư nợ theo thành phần kinh tế 5501,57 6640,23 8418,5 4 8045,49 20,70 26,78 -4,43

Doanh nghiệp Nhà nước 265 243 214 264 -

8,30 -11,93 6 23,3

DN ngoài quốc doanh 930,2

1 884,74 844,51 941,42 - 4,89 -4,55 11,4 8 Hợp tác xã 53 47 39 54 -11,32 -17,02 38,4 6 Hộ gia đình, cá nhân 4253,3 6 5465,49 7321,03 6786,07 28,50 33,95 -7,31

Nam - Chi nhánh Nam Hà Nội theo thời hạn cho vay. Ta thấy, chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất. Sự tăng lên của dự nợ cho vay trung hạn có được là do tự tăng lên ổn định của nguồn vốn trên 12 tháng. Dư nợ cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ, tập trung chủ yếu tại Hội sở chi nhánh gồm những khoản vay cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư v.v...

Xét tiêu chí dư nợ cho vay theo ngành kinh tế: Ta thấy Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội chú trọng phát triển đều các ngành kinh tế, hỗ trợ vốn cho các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố phát triển đa dạng. Dự nợ cho vay các ngành kinh tế tăng trưởng khá. Tuy nhiên, trong năm 2018 và 2020 dư nợ cho vay ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giảm lần lượt là 11,21% và 1,41%. Nguyên nhân do dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm đã tác động đến dư nợ cho vay ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Xét dư nợ theo thành phần kinh tế: Ta thấy, dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất, góp phần chính vào tăng trưởng dư nợ qua các năm. Năm 2017, chỉ tiêu trên đạt 4253,36 tỷ đồng; Năm 2018, chỉ tiêu trên đạt 5465,49 tỷ đồng, tăng 1212,13 tỷ đồng, tăng 28,5% so năm 2017; Năm 2019 chỉ tiêu trên đạt 7321,03 tỷ đồng, tăng 1855,54 tỷ đồng, tăng 33,95% so năm 2018; Năm 2020 chỉ tiêu trên đạt 6786,07 tỷ đồng, giảm 534,96 tỷ đồng, giảm 7,31% so năm 2019.

Cho vay doanh nghiệp nhà nước và cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm dần trong mấy năm trở lại đây. Nguyên nhân do tác động từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, đình trệ. Do đó các doanh nghiệp buộc phải giữ nguyên hoặc giảm nợ vay.

2.2.2. Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn Việt nam - Chi nhánh Nam Hà Nội

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 56 - 63)