GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 108 - 110)

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

3.2.1. Giải pháp về nhận biết, đo lường rủi ro tín dụng

Cán bộ tín dụng cần phải ghi nhớ các dấu hiệu nhận biết RRTD như : Nợ quá hạn, nợ được cơ cấu lại, nợ khoanh, nợ giãn, nợ có vấn đề...

Sử dụng thêm các chỉ tiêu tài chính để đo lường RRTD như nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lãi treo so với tổng thu nhập từ cho vay, hệ số RRTD...đồng thời sử dụng thêm các chỉ tiêu phi tài chính để đo lường RRTD.

Xây dựng các phương pháp xếp hạng tín dụng ngày càng hoàn thiện hơn giúp xác định mức độ rủi ro của từng khách hàng, từ đó có các quyết định cho hoặc không cho vay, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro để đưa ra đối sách: quản lý chặt chẻ hơn, lãi suất cho vay cao hơn, yêu cầu tài sản bảo đảm, thể chấp.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị rủi ro

Rủi ro do thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác, không cập nhật đầy đủ thông tin về khách hàng làm ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tín dụng - lựa chọn khách hàng và giám sát khoản vay. Do đó:

Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ: Chi nhánh cần cập nhập thông tin khách hàng vào hệ thống thông tin khách hàng một cách thường xuyên và chính xác nhất. Qua đó mọi hoạt động của NH sẽ được thuận lợi và ít rủi ro hơn trong đó có hoạt động tín dụng vì khi đó thông tin về khách hàng sẽ được cập nhật, các chi nhánh, phòng ban sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Khai thác tối đa các nguồn thông tin bên ngoài: Nguồn thông tin từ bên ngoài có vai trò quan trọng trong việc đánh giá khách hàng vay một cách toàn diện và đầy đủ hơn. Đây chính là thông tin từ các cơ quan thông tin tín dụng trong nước và quốc tế. Tại Việt Nam là Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) là nơi duy nhất tập trung được các dữ liệu của các tổ chức tín dụng cũng như thông tin về tín dụng của các khách hàng trong và ngoài nước. Trước đây, việc khai thác thông tin từ CIC ít được quan tâm chú trọng, ngân hàng chưa nắm bắt được lịch sử, tình

trạng quan hệ với các TCTD của khác hàng do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hạn chế tình trạng trên, trong thời gian tới ngân hàng cần tập trung khai thác kênh thông tin này một cách có hiệu quả.

Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin với các TCTD khác: Chúng ta đều biết rằng hiện nay các NHTM cạnh tranh nhau rất gay gắt về thị trường, về nguồn nhân lực... Tuy nhiên không phải như vậy mà các NHTM không liên kết, hợp tác cùng nhau phát triển. Việc phối kết hợp giữa các NHTM, thông tin về khách hàng, về thị trường sẽ được chia sẻ vì vậy Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội nên chủ động hơn nữa trong việc thiết lập mối quan hệ với các NHTM khác trên địa bàn, cùng học hỏi kinh nghiệm quản lý, sử dụng thông tin tín dụng để sớm nhận ra các dấu hiệu bất ổn của khách hàng giúp NH chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

3.2.3. Đa dạng hóa đối tượng, lĩnh vực cho vay

Chủ trương của NHNH và chính phủ hiện này đối với các tổ chức tín dụng hiện nay hướng đến cho vay phục vụ sản xuất, do vậy những đối tượng khách hàng khác thường ít được quan tâm, chú trọng. Trong khi đó, trên thực tế, hoạt động phi sản xuất chiếm mảng khá lớn trong kinh tế. Ngoài ra, nhu cầu vay vốn tiêu dùng cho các sinh hoạt khác là rất lớn. Khoảng 63,56% các khoản vay là vốn sản xuất, còn lại là dành cho các hoạt động khác như mua/làm nhà, học hành, tiêu dùng v.v ... Do đó để mở rộng, phát triển cho vay tiêu dùng, Ngân hàng rất cần quan tâm phát triển, mở rộng cho vay đối với các nhu cầu trên. Đối với các nước phát triển thì mảng cho vay tiêu dùng phát triển khá mạnh, nhất là thẻ tín dụng, đấy chính là phân khúc có lợi nhuận khá cao mà tỷ lệ rủi ro lại thấp tuy nhiên lại chiếm khá nhiều nguồn lực của ngân hàng vì các món vay đa số là không lớn, trước kia thông thường các NHTM ít chú ý đến phân khúc này mà chỉ chú trọng cho vay doanh nghiệp có các khoản vay giá trị lớn, tuy nhiên trong những năm vừa qua sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế dẫn đến doanh nghiệp khó khăn và phá sản nhiều dẫn dến nợ xấu ngân hàng tăng cao ghóp phần làm thay đổi chiến lược kinh doanh của nhiều ngân hàng. Nhiều ngân hàng hiện nay đẩy mạnh mạng sản phẩm cho vay tiêu dùng, cá nhân, kết quả đã cho thấy sự thành công khá lớn, điển hình như NHTMCP VPBANK năm

2019 đã bước chân vào NHTMCP nhóm đầu nhờ lợi nhuận tăng vọt, thành công này khá lớn là NHTMCP VPBANK đẩy mạnh mảng tín dụng tiêu dùng.

Ngoài ra, Các chủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực rất đa dạng thuộc các thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài...phát triển dưới nhiều loại hình. Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội cần hướng đến tất cả mọi đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w