Nâng cao công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn ổn định cho đầu tư phát triể

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 112 - 113)

Tổ chức khảo sát, phân tích kỹ tiềm năng huy động vốn đến từng thành phần dân cư, loại hình tổ chức kinh tế, rà soát lại các khâu tổ chức huy động vốn để xây dựng đề án huy động vốn phù hợp với thực tế của địa phương.

Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, trong đó chú trọng tiền gửi dân cư và loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Theo dõi chặt chẽ tình hình huy động vốn trên địa bàn, qua đó tìm mọi biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động, giữ vững thị phần huy động vốn.

Thực hiện tốt khâu chăm sóc khách hàng, trong đó chú trọng đến các khách hàng mới, duy trì quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, nhất là VIP khách hàng có số dư tiền gửi lớn cần có chính sách riêng. Thu hút lượng tiền gửi không kỳ hạn từ nguồn thu của các đơn vị trên địa bàn như: phối hợp với kho bạc về thu nộp ngân sách; phối hợp với các cơ quan doanh nghiệp về phát hành thẻ liên kết; phối hợp với, viên thông, điện lực, cấp nước... để thực hiện thu hộ tiền điện, điện thoại, tiền nước,... Tiếp cận và tranh thủ các nguồn vốn ủy thác đầu tư thông qua việc tham gia các dự án, chương trình được tiếp nhận nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Xây dựng các biện pháp, hình thức tuyên truyền quảng bá, tiếp thị huy động vốn

phù hợp đến các thành phần kinh tế, dân cư trong xã hội. Tiếp tục phát huy các hình thức huy động đang được khách hàng ưa thích, đồng thời phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động vốn mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 112 - 113)