Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 113 - 115)

Duy trì mức tăng trưởng tín dụng, lãi suất, tỷ giá ổn định.

Ngân hàng Nhà nước cần có biện pháp bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các ngân hàng thương mại.

Thông tin ở đây phải có tính chất định hướng cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Những thông tin về doanh nghiệp sẽ được thu thập và cung cấp qua

chính, hiệu quả kinh doanh, hệ số an toàn vốn, quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác, với các doanh nghiệp khác. Đây sẽ là căn cứ đáng tin cậy để

các ngân hàng thương mại sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng;

Bên cạnh việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước cần cung cấp cho các ngân hàng thương mại những thông tin về phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng, từng khu vực trong từng thời kỳ. Đưa ra định hướng cho các ngân hàng thương mại về các lĩnh vực, nhóm ngành mũi nhọn cần tập trung đầu tư vốn tín dụng nhằm góp phần thực hiện những chủ trương đường lối phát triển chung, đồng thời phát huy hiệu quả đồng vốn, bảo đảm an toàn tín dụng cho các ngân hàng thương mại;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát từ phía Ngân hàng nhà nước đối với tất cả các ngân hàng thương mại. Thực hiện thường xuyên và liên tục công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng và đưa các hoạt động tín dụng của ngân hàng phù hợp với pháp luật. Chương trình thanh tra phải được xây dựng một cách chi tiết, khoa học, thông tin thu thập cần được phân tích kỹ, tránh tình trạng mang tính hình thức, nội dung thanh tra cần được cải tiến để chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được tốt, thể hiện được chức năng cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Đồng thời thường xuyên hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để tránh tình trạng tiêu cực có thể xảy ra, đảm bảo tính khách quan.

Bên cạnh việc nâng cao các chương trình kiểm tra, cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng thương mại, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, đánh giá đúng, phù hợp, hỗ trợ các ngân hàng phát triển.

Ngân hàng nhà nước cần theo dõi một cách chặt chẽ trong việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của Thanh tra ngân hàng nhằm bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

Ngân hàng nhà nước cũng cần có những chính sách tín dụng ưu đãi đối với các lĩnh vực xuất khẩu mà mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMCHI NHÁNH NAM HÀ NỘI (Trang 113 - 115)