Chức năngcủa bảolãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 27)

-I- Bảo lãnh được sử dụng như một công cụ để bảo đảm

Chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh là cung cấp một sự bảo đảm cho người thụ hưởng. Trong các giao dịch kinh tế, thương mại giữa các đối tác, đặc biệt là các đối tác ở các quốc gia khác nhau, các bên tham gia ký kết hợp đồng không có sự hiểu biết lẫn nhau thì một trong những yêu cầu đầu tiên để hợp đồng có thể được ký kết là có sự đảm bảo của các ngân hàng ở các quốc gia khác nhau đã thiết lập mối quan hệ đại lý với nhau. Thông qua việc cam kết chi trả bồi thường khi xảy ra các biến cố vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, các ngân hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn cho bên nhận bảo lãnh. Chính sự tin tưởng này đã tạo điều kiện cho các hợp đồng được ký kết một cách suôn sẻ, thuận lợi. Bảo lãnh ngân hàng thực sự là chất xúc tác hết sức quan trọng giúp cho các hợp đồng.

-I- Bảo lãnh được sử dụng như một công cụ tài trợ

Không chỉ là công cụ bảo đảm đối với người thụ hưởng, bảo lãnh còn là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Trong nhiều trường hợp, nhờ có bảo lãnh ngân hàng mà người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng, được vay nợ, hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ... Như vậy, mặc dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo lãnh, ngân hàng đã giúp cho khách hàng của họ được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự. Với ý nghĩa này, bảo lãnh ngân hàng được coi là một trong những dịch vụ ngân hàng có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp.

-I- Bảo lãnh được sử dụng như là một công cụ để đôn đốc hoàn thành hợp đồng

Do chịu trách nhiệm thực hiện cam kết với người thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng nên ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh.

Mặt khác, người được bảo lãnh luôn bị áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh nếu họ vi phạm hợp đồng dẫn đến người bảo lãnh phải trả thay, khi đó lãi suất áp dụng đối với khoản nhận nợ bên bảo lãnh luôn cao hơn lãi suất cho vay thông thường. Do vậy, bảo lãnh ngân hàng có vai trò thúc đẩy, đôn đốc người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng đã ký kết.

Một phần của tài liệu (Trang 26 - 27)