Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁIĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 25 - 34)

Tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào đặc điểm và loại hình chính sách tỷ giá được lựa chọn. Chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ thì giá cả hàng hoá dịch vụ sẽ rẻ hơn tương đối so với hàng hoá dịch vụ của nước ngoài ở thị trường trong nước và cả thị trường quốc tế. Hàng hoá dịch vụ nước đó có năng lực cạnh tranh tốt hơn, cầu và hàng xuất khẩu của nước đó tăng làm tăng khối lượng xuất khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái biến đổi theo hướng làm tăng giá nội tệ, giá cả hàng hoá dịch vụ nước đó sẽ trở nên đắt tương đối so với nước ngoài dẫn đến giảm khối lượng xuất khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu tác động mạnh tới nền kinh tế vì vậy để thúc đẩy được kinh tế phát triển cần lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp.

1.2.2.1. Tác động của tỷ giá đến khối lượng xuất nhập khẩu

Đối với tỷ giá thì yếu tố thực mới quan trọng, vì chỉ khi tỷ giá thực thay đổi mới tác động thực sự lên nền kinh tế, còn nếu chỉ thay đổi về mặt danh nghĩa thì không nhất thiết phải tác động đến nền kinh tế. Chính vì vậy, việc hiểu nội dung và ý nghĩa của các biến số thực là cực kỳ quan trọng đối với những nhà phân tích và quản ý kinh tế.

a. Tác động của tỷ giá thực song phương đến khối lượng XNK

Tỷ giá thực song phương được tính bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.

Tỷ giá thực song phương trạng thái tĩnh: được xác định theo công thức: _ e P* _ E. p*

Trong đó: - er: là tỷ giá thực (dạng chỉ số)

- E: là tỷ giá danh nghĩa (số đơn vị nội tệ trên ngoại tệ)

- P*: mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ (USD)

- P: mức giá cả ở trong nước bằng nội tệ (VND)

Trong công thức trên, tử số là giá cả hàng hóa ở nước ngoài được quy về đồng nội tệ và đem chia cho mẫu số là giá hàng hóa trong nước (cũng được tính bằng nội tệ). Vì thế tỷ giá thực là một chỉ số so sánh mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài khi cả hai đều tính bằng nội tệ. Ta có:

- Nếu er = 1 (EP* = P), ta nói rằng đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá sức mua (PPP), nghĩa là khi chuyển đổi mỗi nội tệ ra ngoại

tệ ta

mua được số hàng hóa là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài;

- Nếu er > 1 (EP*> P), đồng nội tệ được định giá thấp (real undervalued). Khi đồng nội tệ định giá thấp, hàng trong nước được định giá thấp hơn

so với

hàng nước ngoài vì vậy trường hợp này sẽ khuyến khích xuất khẩu và

nước sẽ cao hơn giá hàng hóa ở nước ngoài. Do đó, ngược lại với trường hợp trên, đồng nội tệ định giá sẽ hạn chế xuất khẩu và tăng nhập khẩu

Tỷ giá thực song phương trạng thái động

Tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh, ta chỉ quan sát được tỷ giá thực tại một thời điểm. Hơn nữa, hiện nay không có quốc gia nào công bố giá của một rổ hàng hóa nào. Thay vào đó, các quốc gia công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Cho nên tỷ giá thực ở trạng thái tĩnh chỉ mang ý nghĩa lý thuyết. Vì vậy, người ta sử dụng tỷ giá ở trạng thái động để tính toán sự vận động của tỷ giá thực từ thời kỳ này sang thời kỳ khác thông qua việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa với chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia có đồng tiền đem so sánh và được xác định theo công thức:

∩ _ _ổ CPlf

e⅛ = ef-½⅛τ .100%

rt t CPIỊ Ý nghĩa của sự thay đổi tỷ giá thực:

Tỷ giá thực tăng, làm cho sức mua tương đối của VND giảm, nên ta nói rằng VND giảm giá thực. Như vậy, một đồng tiền giảm giá thực khi sức mua đối ngoại của nó giảm tương đối (giảm nhanh hơn hoặc tăng chậm hơn) so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền giảm giá thực có tác dụng làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này.

Tỷ giá thực giảm, làm cho sức mua tương đối của VND tăng, nên ta nói rằng VND lên giá thực. Như vậy, một đồng tiền lên giá thực khi sức mua đối ngoại của nó tăng tương đối so với đồng tiền khác từ thời điểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền lên giá thực có tác dụng làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này.

Tỷ giá thực không đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

Với các nhân tố khác không đổi, tỷ giá danh nghĩa tăng, làm cho tỷ giá thực tăng. Điều này hàm ý, do giá hàng hóa không co dãn trong ngắn hạn, nên khi phá giá nội tệ sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Đây là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tỷ giá.

b. Tác động của tỷ giá thực đa phương đến khối lượng XNK

Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá của đồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ. Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, một số nước có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước trên thế giới. Vấn đề được đặt ra là tại một thời điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với các đồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, hay nói cách khác là làm sao để có thể biết được tương quan sức mua hàng hóa của đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm cơ sở đánh giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của quốc gia. Để có cái nhìn toàn diện hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác người ta dùng tỷ giá thực đa phương (tỷ giá trung bình).

Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate - REER) bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại.

Tính REER theo công thức:

REERi = NEERi.

Trong đó:

H

CPI™ = ɪ CPlị. GDPj

j=ι

Trong đó: CPlỴỉà chỉ số giá tiêu dùng trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ, CPlỴN là chỉ số giá tiêu dùng của nội tệ, j là số thứ tự của các đồng tiền trong rổ, i là kỳ tính toán.

Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị đánh giá cao hay thấp. Chỉ số này rất hữu ích cho việc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt và cố định. Vì vậy, nó được nhìn nhận như là dữ liệu cơ bản cho quá trình thực thi chính sách. Do có ý nghĩa như vậy nên hầu hết các nước đều tính toán và công bố chỉ tiêu này.

Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội so với lạm phát các đối tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER.

Các bước để tính được REER:

- Bước 1: Tính tỷ giá NEER;

- Bước 2: Tính chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong

rổ theo tỷ trọng GDP của mỗi nước;

- Bước 3: Tính REER theo công thức trên. Ý nghĩa của tỷ giá thực đa phương:

Xét ở trạng thái tĩnh: Neu REERi> 1, nội tệ được coi là định giá thực thấp sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại; Neu REERi< 1, nội tệ được coi là định giá thực cao sẽ làm cán cân thương mại trở nên xấu đi; Nếu REERi = 1, đồng tiền ở trạng thái ngang giá sức mua sẽ làm cán cân thương mại cân bằng.

Xét ở trạng thái động: Nếu tỷ giá thực tăng, có tác dụng kích thích tăng

xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại. Nếu tỷ giá thực giảm, có tác dụng kích thích tăng nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, làm cho cán cân vãng lai trở nên xấu đi. Nếu tỷ giá thực không đoi, trạng thái cán cân thương mại là không đổi.

về nguyên tắc: Khi phân tích sức cạnh tranh thương mại quốc tế, cần đề

cập đến hai trạng thái là trạng thái tĩnh và trạng thái động:

- Trạng thái tĩnh: Là việc tại một thời điểm nhất định, so sánh mức tỷ giá thực với 100. Nếu tỷ giá thực lớn hơn 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh

tranh của quốc gia là cao hơn nước bạn hàng. Nếu tỷ giá thực nhỏ hơn 100,

điều này nói lên vị thế cạnh tranh của quốc gia là thấp hơn nước bạn hàng.

Nếu tỷ giá thực bằng 100, điều này nói lên rằng vị thế cạnh tranh của hai quốc

gia là như nhau.

- Trạng thái động: là việc xem xét tỷ giá thực tăng lên hay giảm xuống từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Nếu tỷ giá thực tăng, điều này nói lên

rằng sức

cạnh tranh của quốc gia được cải thiện. Nếu tỷ giá thực giảm, điều này

nói lên

1.2.2.2. Tác động của tỷ giá đến giá trị xuất nhập khẩu

Đối với xuất khẩu: Khi tỷ giá tăng làm cho giá trị hàng hóa tính bằng

ngoại tệ giảm, kích thích làm cho khối lượng xuất khẩu tăng.

Xét giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ: Ta có: X = P.Qx. Khi tỷ giá tăng làm cho số lượng hàng hóa xuất khẩu (Qx) tăng, trong khi giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ không đổi, điều đó chắc chắn làm cho giá trị xuất khẩu tính bằng nội tệ (X) tăng. Khi tỷ giá hối đoái giảm, giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu không được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là một sự sút giảm trong hoạt động xuất khẩu.

Xét giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ: Ta có: X’ = (P∕E).QX. Khi tỷ giá tăng làm cho E tăng, trong khi giá cả hàng xuất khẩu tính bằng nội tệ (P) không đổi, lượng xuất khẩu (Qx) tăng. Như vậy tùy vào tương quan tăng giảm giữa Qx và E mà ta có thể kết luận được giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ biến động như thế nào. Tỷ giá hối đoái giảm đi khiến giá hàng xuất khẩu bị đắt tương đối, các mặt hàng dễ bị thay thế là danh mục đầu tiên bị loại ra khỏi danh sách sử dụng của người tiêu dùng ngoại quốc và các mặt hàng này cũng sẽ mất dần trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu.

Nếu tốc độ tăng của Qx lớn hơn tốc độ tăng của E thì X’ tăng, ngược lại tốc độ tăng của Qx mà nhỏ hơn tốc độ tăng của E thì X’ giảm. Nếu Qx và E tăng với tốc độ như nhau thì X’ không đổi.

Tóm lại, khi tỷ giá tăng, khối lượng xuất khẩu chắc chắn sẽ tăng, làm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ, còn giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi. Vậy khi tỷ giá tăng thì cầu nội tệ tăng nhưng cung ngoại tệ chưa hẳn đã tăng.

Đối với nhập khẩu: Khi tỷ giá tăng làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính

bằng nội tệ tăng, làm khối lượng hàng hóa nhập khẩu giảm.

Xét giá trị hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ: Ta có: M = (P,.E).Qm. Khi tỷ giá tăng làm cho E tăng trong khi giá cả hàng nhập khẩu tính bằng ngoại tệ (P’) không đổi, khối lượng hàng hóa nhập khẩu (Qm) giảm. Tùy thuộc vào tương quan tăng giảm giữa E và Qm mà kết luận giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ (M) biến động như thế nào. Nếu tốc độ giảm của Qm lớn hơn tốc độ tăng của E thì M giảm, nếu tốc độ giảm của Qm nhỏ hơn tốc độ tăng của E thì M tăng và tốc độ giảm của Qm được bù đắp đúng bằng tốc độ tăng của E thì M không đổi.

Xét giá trị hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ: Ta có: M = P’.Qm. Khi tỷ giá tăng làm cho Qm giảm trong khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ (P’) lại không đổi làm cho M giảm.

Qua đó cho thấy khi tỷ giá tăng cầu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu giảm, nhưng cung nội tệ thì chưa hẳn đã giảm. Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá hối đoái giảm, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu.

Như vậy, phá giá tiền tệ tạo ra hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng lên hàng xuất khẩu:

- Hiệu ứng giá cả: tỷ giá hối đoái tăng lên làm cho các nhà xuất khẩu có thể giảm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ mà không giảm doanh thu bán hàng tính ra nội tệ. Kết quả là tổng kim ngạch xuất khẩu khi tính bằng ngoại tệ giảm đi so với trước khi phá giá do giá cả hàng hoá xuất khẩu tính bắng ngoại tệ giảm.

- Hiệu ứng khối lượng: phá giá nội tệ làm giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu. Ket quả là tổng kim ngạch xuất

khẩu có thể tăng lên nhờ tăng khối lượng xuất khẩu.

- Hiệu ứng ròng của tác động tỷ giá hối đoái lên tổng kim ngạch xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả.

Hệ số co giãn xuất nhập khẩu: Mối tương quan giữa kim ngạch xuất

nhập khẩu và tỷ giá được thể hiện thông qua hệ số co giãn của xuất nhập khẩu đối với tỷ giá theo công thức:

dx Ị dE

x yXjyEj

Trong đó: X là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, E là tỷ giá hối đoái, nx là tương quan giữa kim ngạch xuất nhập khẩu và tỷ giá.

Hệ số co giãn cho biết tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thay đổi bao nhiêu khi tỷ giá thay đổi một đơn vị.

Phương pháp tiếp cận hệ số co giãn của Marshall và Lerner cho thấy, khối lượng xuất nhập khẩu không co giãn trong ngắn hạn mà chỉ co giãn trong dài hạn do phản ứng của người tiêu dùng, người sản xuất thường diễn ra chậm và các đối thủ cạnh tranh nước ngoài không dễ gì để mất thị phần. Hiệu ứng phá giá chỉ kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu trong thời gian ngắn khi mà chi phí sản xuất chưa tăng do hiệu ứng giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng. Trong dài hạn, chi phí sản xuất tính bằng nội tệ sẽ tăng do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, quy luật bình quân hoá lợi nhuận làm cho cơ cấu thị trường chuyển dịch về phía sản xuất phục vụ xuất khẩu, do vậy cạnh tranh khiến cho chi phí sản xuất tăng, tỷ giá tăng làm cho giá cả có xu hướng tăng tạo sức ép tăng tiền lương danh nghĩa. Bởi vậy, trong dài hạn các nhà sản xuất

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁIĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w