Theo mục 2, Điều 39 Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối thì cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý do NHNN Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Như vậy, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tỷ giá VND được xác định dựa trên rổ tiền tệ (B- Basket) thay vì chỉ dựa vào USD. Rổ tiền tệ của Việt Nam hiện nay gồm 11 đồng tiền các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam: Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Úc, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Indonexia. Lựa chọn này sẽ phù hợp hơn trong điều kiện mục tiêu dài hạn của Việt Nam là linh hoạt hóa cơ chế tỷ giá và liên kết chặt chẽ hơn với các đối tác thương mại chính. Đây còn có thể là sự lựa chọn đúng hướng cho cơ chế tỷ giá Việt Nam trong tương lai, khi Việt Nam liên kết chặt chẽ hơn với các nước ASEAN trong một cộng đồng kinh tế chung, trong đó có yêu cầu cố định tỷ giá giữa các nước thành viên nhằm thúc đẩy đầu tư và thương mại nội
khối, đồng thời linh hoạt hóa tỷ giá với các nền kinh tế lớn khác nhằm đảm bảo phát triển bền vững, tránh các đổ vỡ tài chính dây chuyền khi hệ thống tỷ giá với việc neo vào một ngoại tệ mạnh không đứng vững trước các biến động thị trường như đã từng xảy ra năm 1997.
VND là đồng tiền có chất lượng không cao vì vậy cần giữ VND ổn định. Việc ổn định và điều chỉnh tỷ giá cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Phải tuân thủ theo quy luật thị trường: về dài hạn các công cụ can thiệp mang tính kinh tế phải được coi trọng hơn công cụ mang tính hành chính do
đó phải chú trọng tăng dự trữ và xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý.
- Điều chỉnh tỷ giá phải nhắm tới mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, hướng tới giảm thiểu sự thiếu hụt trong cán cân thương mại.
- Phát triển thị trường ngoại hối chính thức, duy trì các quan hệ thị trường hợp lý, ngăn chặn sự phát sinh cũng như đẩy lùi dần các quan hệ trên
thị trường chợ đen.
- Cần xây dựng cơ chế tỷ giá linh hoạt- có sự điều tiết của nhà nước vì nền kinh tế Việt Nam mở cửa tài khoản vốn, Việt Nam là nước đang phát triển và đang tăng cường xuất khẩu, nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn từ thị trường quốc tế,...
Chính sách tỷ giá hối đoái nằm trong hệ thống chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, các chính sách này nhằm ổn định nền kinh tế thông qua cân đối bên trong và cân đối bên ngoài của nền kinh tế. Do đó, mục tiêu của chính sách tỷ giá nhằm cân đối bên trong và bên ngoài nền kinh tế, cụ thể như sau:
- Duy trì tỷ giá hối đoái ổn định, cân bằng dựa trên sức mua thực tế của VND thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường. Mục tiêu quan trọng
chính sách tỷ giá được điều hành một cách linh hoạt để đạt được trạng thái cân bằng của cung cầu ngoại tệ. Xét về dài hạn, duy trì tỷ giá ổn định tương đối sẽ góp phần duy trì ổn định nền kinh tế.
- Cải thiện và ổn định cán cân thanh toán: cơ chế tỷ giá có mục tiêu quan trọng là hỗ trợ xuất khẩu, khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu, góp phần cải
thiện tình trạng cán cân thương mại, duy trì trạng thái cán cân vãng lai tích
cực, đảm bảo khả năng trả nợ nước ngoài. Cơ chế tỷ giá cần tạo lập các điều
kiện để cán cân thanh toán không chỉ được cân bằng trong ngắn hạn mà cần
phải có độ ổn định, vững chắc theo hướng thặng dư trong trung và dài hạn,
bảo vệ dự trữ ngoại hối Nhà nước.
- Nâng cao vị thế VND trên thị trường quốc tế và kiểm soát tình trạng đô la hóa. Muốn nội tệ trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi thì đồng tiền
đó phải hội tụ đủ điều kiện về ổn định tiền tệ, phát triển liên tục và bền vững
về mặt giá trị tiền tệ. Để nâng cao được giá trị nội tệ, NHNN cần thực
hiện tự
do chuyển đổi VND trong các giao dịch vãng lai. Như vậy, khi nền kinh
tế ổn
định, quỹ dự trữ dồi dào, tiến hành tự do chuyển đổi VND trong các giao dịch
vốn và sau đó là các giao dịch khác.