Từ năm 1999 Việt Nam thực thi quyết định 64/1999/QĐ-NHNN7 quy định từ ngày 26/02/1999 thay cho việc công bố tỷ giá chính thức và tỷ giá bình quân mua vào bán ra trên thị trường liên ngân hàng, NHNN chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng cả VND và ngoại tệ. Quyết định 65/1999/QĐ-NHNN7 quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo đó, các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán giao ngay không quá 0,1% so với tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Hai quyết định này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cách ấn định, công bố và điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam theo xu hướng tự do hoá. Ưu điểm của cơ chế mới này là tỷ giá được hình thành trên thị trường nên khách quan hơn, phản ánh tương đối chính xác quan hệ cung cầu trên thị trường. Đe giữ cho tỷ giá ổn định hoặc thay đổi theo một mục tiêu nào đó, NHNN sẽ điều chỉnh cung hoặc cầu bằng cách bán ra hoặc mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng.
Năm 2007, trên thị trường trong nước, cung cầu ngoại tệ có thay đổi lớn so với giai đoạn trước. Từ trạng thái cầu về ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ và đồng Việt Nam luôn bị bị sức ép mất giá như trong các năm trước đây, từ đầu năm 2007, thị trường chuyển sang trạng thái cung về ngoại tệ lớn hơn cầu
ngoại tệ, đồng Việt Nam bị sức ép tăng giá do đó biên độ giao dịch tỷ giá được nới rộng lên thành ±0,5%. Với biên độ này, tỷ giá được điều chỉnh theo hướng giảm nhẹ VND so với USD sẽ khuyến khích xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường ngoại hoi,... Tuy nhiên, sau một tuần nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá thì tỷ giá ngoại tệ giảm mà luôn rớt xuống sàn, VND lên giá so với USD. Hơn nữa, việc Hoa Kỳ thông qua PNTR với Việt Nam, Việt Nam tổ chức thành công APEC và gia nhập WTO đã khiến cho nguồn kiều hối đem về Việt Nam tăng khoảng 4 tỷ USD. Trong khi đó, NHNN lại không mua lại ngoại tệ của các NHTM do lo ngại đưa tiền lưu thông nhiều sẽ ảnh hưởng đến giá cả và gây ra lạm phát. Những tháng đầu năm 2007, nguồn ngoại tệ trực tiếp ồ ạt đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức đầu tư FDI, kiều hối, ... buộc NHNN phải mua vào hơn 7 tỷ USD nhằm ổn định tỷ giá VND/USD trong thời gian qua. Tuy nhiên, hành động này đã gây ra hậu quả lạm phát và đẩy chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá của Việt Nam vào vòng luẩn quẩn.
Từ tháng 9/2007, cung ngoại tệ trên thị trường tăng cao trở lại, tỷ giá niêm yết USD/VND của các NHTM luôn thấp và ở mức giá sàn, thậm chí khách hàng buộc phải bán với tỷ giá dưới mức sàn thông qua ngoại tệ khác. De ổn định cung cầu ngoại tệ, NHNN thực hiện điều chỉnh giảm mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng, mở rộng biên độ tỷ giá từ ±0,5% lên ±0,75%từ 24/12/2007, đồng thời, tích cực can thiệp mua ngoại tệ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, do tập trung vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, lượng cung tiền đồng hạn chế, NHNN chỉ có thể mua ngoại tệ từ các NHTM một cách có chọn lọc, vì vậy, trong một số thời điểm tình hình thanh khoản trên thị trường căng thẳng, các NHTM không muốn nắm giữ ngoại tệ, khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc bán ngoại tệ.