ĐOÁI
ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU 2.3.1. Tác động tích cực
Tỷ giá BQLNH ổn định, đặc biệt trong năm 2012 và qui định biên độ tỷ giá đã trở thành cái neo bảo đảm cho sự ổn định tương đối của tỷ giá, hạn chế xáo động lớn trên thị trường, góp phần đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa hoàn hảo, chịu tác động mạnh từ các biến động tâm lý, góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ và rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu. Õn định giá trị đồng nội tệ, quản lý ngoại hối và luật đầu tư nước ngoài thông thoáng hơn đã góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng thu ngân sách. Nhà nước kiểm soát được các nguồn thu ngoại tệ chủ yếu qua ngân hàng, tăng dự trữ ngoại tệ.
Biến động TGHĐ phù hợp hơn với cung cầu ngoại tệ trên thị trường, cùng với sự can thiệp của nhà nước đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tăng trưởng liên tục, thu nhập quốc dân tăng nhanh. Năm 2012, cán cân thương mại là xuất siêu.
Năm 2012, khi tỷ giá ổn định, lạm phát đã giảm trên 11,3% so với năm 2011 và đạt mục tiêu đã đề ra từ đầu năm là dưới 10%.
2011 7,0 (15) 18,13 7 - 7,5 5,89
Thực tế cho thấy, tỷ giá chưa tác động rõ ràng đến hoạt động xuất nhập khẩu do vậy chưa trở thành công cụ hữu hiệu để tác động đến xuất nhập khẩu.
Đe có một chính sách hối đoái phù hợp với nền kinh tế thị trường, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép áp dụng chế độ tỷ giá điều chỉnh linh hoạt. Đây là một chủ trương đúng, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam trong điều kiện hiện tại. Tuy nhiên, trong thời gian qua Việt Nam đã duy trì chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng cơ chế quản lý đã bộc lộ rõ sự thụ động chậm đổi mới để phù hợp với sự phát triển kinh tế qua các thời kỳ. Chính sách tỷ giá duy trì
ổn định tỷ giá trong ngắn hạn và trung hạn bộc lộ nhược điểm đối với nước đang phát triển như Việt Nam. Việc duy trì tỷ giá ổn định đã gây ra một số hậu quả sau:
- Tỷ giá thay đổi chậm hơn so với biến động của lạm phát, VND tại nhiều thời điểm bị định giá cao gây ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
hàng xuất khẩu.
- Chính sách tỷ giá cố định luôn là một chính sách tốn kém cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong trường hợp cán cân
thương mại thâm hụt dẫn tới thâm hụt cán cân thanh toán, để duy trì tỷ
giá cố
định NHNN sẽ phải bán ra ngoại tệ dự trữ làm giảm dự trữ ngoại hối. Nếu
việc thâm hụt kéo dài, dự trữ ngoại hối cạn kiệt thì sẽ dẫn đến khủng hoảng
thâm hụt cán cân thanh toán. Trong trường hợp ngược lại, thặng dư cán cân
thanh toán buộc NHNN phải mua vào ngoại tệ, do đó gây ra áp lực lạm phát.
Để hạn chế lạm phát, NHNN sẽ phải bán trái phiếu chính phủ trên thị trường
mở để hấp thụ lượng dư cung tiền. Điều này sẽ làm cho mặt bằng lãi
suất tăng
làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng tiêu cực
cao so với USD và các đồng tiền khác làm ảnh hường không nhỏ đến năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu. Chính sách tỷ giá gắn với duy nhất đồng USD mang lại sự ổn định cho tỷ giá trong ngắn hạn và trung hạn. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều sử dụng đồng USD trong tính toán giá trị và thanh toán hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, đồng USD liên tục bị mất giá so với các đồng tiền khác nên hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều được hưởng lợi từ sự biến động này. Điều này làm hiệu ứng lên giá đồng tiền Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp lên năng lực cạnh tranh xuất khẩu càng trở nên trầm trọng hơn trong trường hợp Việt Nam gắn VND với USD trong khi USD lên giá so với các đồng tiền khác. Điều này càng làm suy giảm năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Thực tế yếu kém trong công tác quản lý đã gây sức ép thâm hụt kép cán cân thương mại và ngân sách. Thực tế yếu kém trong công tác quản lý đã gây sức ép thâm hụt kép cán cân thương mại và ngân sách chính phủ. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu trong dài hạn nói riêng.
Tỷ giá VND/USD của NHNN trên thị trường ngoại hối là độc lập với tỷ giá USD so với các đồng tiền khác. Vì vậy sự biến động tỷ giá USD so với các đồng tiền khác hầu như không ảnh hưởng đến tỷ giá VND/USD. Điều này làm cho thị trường thiên về sử dụng USD mà bỏ qua yếu tổ rủi ro tỷ giá. Việc tính toán sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hoá Việt Namxét trên phương diện giá cả hầu như chỉ tính dựa vào tỷ giá song phương VND và USD. Tâm lý neo tỷ giá cố định với ngoại tệ mạnh như USD sẽ làm yếu đi khả năng đề kháng của nền kinh tế trước những biến động trên thị trường quốc tế. Thực tế cho thấy, sự lên giá mạnh của đồng USD những năm cuối thập niên 90 đã làm suy giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hoạt động của thị trường này trong thời gian qua chưa phản ánh đúng thực trạng kinh doanh ngoại hối của nền kinh tế. NHNN vẫn là lực lượng chủ
yếu điều hành thị trường với những sắc lệnh không phản ánh đúng nhu cầu ngoại hối. Cụ thể, trong những năm 1994-1996, cung ngoại tệ trên thị trường dồi dào do hoạt động xuất khẩu gạo, dầu thô,... phát triển vượt trội, nguồn vốn ODA, FDI, vay nợ nước ngoài tăng nhanh. Các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển ngoại tệ sang nội tệ để kinh doanh. Tại thời điểm này, hầu hết các NHTM đều đặt lệnh bán ngoại tệ. Để cân đối thị trường và bổ sung nguồn ngoại tệ dự trữ, lẽ ra NHNN phải đứng ra mua ngoại tệ vào, song điều này đã không được thực hiện một cách thích ứng. Bên cạnh đó, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa tập trung được hết các nguồn ngoại tệ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu luôn tăng, nguồn vốn nước ngoài, kiều hối khá phong phú nhưng một lượng lớn ngoại tệ đã được lưu giữ trong dân cư, trên tài khoản của các doanh nghiệp.
Bởi vậy, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng chưa phản ánh đúng cung cầu thực tế về ngoại tệ. Cung vượt cầu, tỷ giá VND so với ngoại tệ (USD) có khuynh hướng giảm, giá trị VND tăng vượt quá giá trị thực tạo áp lực lên giá cả hàng hoá. Thêm vào đó, nguồn ngoại tệ tập trung cho quĩ dự trữ ngoại hối của NHNN còn hạn hẹp. Tại nhiều thời điểm, hệ thống ngân hàng không thoả mãn được nhu cầu ngoại tệ hợp lý của nền kinh tế. Cung cầu ngoại tệ nhiều lúc bị mất cân đối, tạo áp lực xấu lên cán cân thanh toán và làm tỷ giá luôn có xu hướng gia tăng.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá vẫn chưa thống nhất được mục tiêu điều hành tỷ giá trong dài hạn cũng như trong từng thời kỳ do vẫn có sự mâu thuẫn giữa các yêu cầu vĩ mô đối với nền kinh tế; giữa khuyến khích xuất khẩu với ổn định tỷ giá; giữa nhập khẩu hàng hoá và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu,. Sự phối hợp giữa các chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách tiền tệ chưa tạo được sự tác động
tương hỗ, thuận chiều nên tác động của các chính sách này đến nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng còn hạn chế. Nhiều khi mục tiêu của các chính sách này còn mâu thuẫn với nhau như mục tiêu duy trì tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu và kiềm chế lạm phát.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế hội nhập quốc tế, tiến hành tự do hóa các giao dịch vãng lai và giao dịch vốn, xoá bỏ chế độ kết hối, nới lỏng các quy định đối với giao dịch tái sinh. Cơ chế mới này phần nào gây sức ép đối với cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Do vậy, việc sử dụng các công cụ hành chính cũng phần nào là nguyên nhân gây ra những yếu kém trong công tác quản lý, điều hành chính sách tỷ giá.
Thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển còn chậm, ở mức thấp, doanh số nhỏ, hầu hết các thời kỳ trước đây cung ngoại tệ không đủ đáp ứng cầu ngoại tệ, tỷ giá chưa được xác định theo quan hệ cung cầu. Với tình trạng Đô la hoá, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có thời kỳ tỷ giá trên thị trường tự do dẫn dắt tỷ giá trên thị trường chính thức được niêm yết tại các NHTM. Bởi vậy, đây là một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực đến năng lực cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu Việt Nam.
Quản lý ngoại hối còn lỏng lẻo, thị trường chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính phủ; hiện tượng đô la hoá vẫn còn cao làm suy giảm uy tín VND và hạn chế tác động của chính sách tiền tệ. Nhà nước chưa kiểm soát được lượng vàng nhập lậu và lượng kiều hối chuyển về ngoài hệ thống ngân hàng. Tâm lý nắm giữ USD và vàng của dân chúng và doanh nghiệp vẫn còn tồn tại.
Chưa tạo được một phương pháp luận tính toán và xác định tỷ giá hoàn chỉnh nên tính thuyết phục của những thông báo tỷ giá chính thức hàng ngày của NHTW còn bị hạn chế. Việc sử dụng các công cụ như cán cân thanh toán quốc tế, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, trạng thái hối đoái mới chỉ là những bước khởi đầu,...
Sự phối hợp với Bộ tài chính, Bộ công thương, Bộ kế hoạch - đầu tư tuy đã có nhưng chưa chặt chẽ, chưa tạo ra được sự gắn bó thường xuyên nên những tồn tại trong xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chưa được xử lý.
Việc tổng hợp và kiểm soát lượng ngoại tệ vào - ra qua nhiều kênh còn gặp nhiều khó khăn (vay nợ, viện trợ, đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ) do chưa có bộ luật quản lý ngoại hối hoàn chỉnh.
Thị trường ngoại hối chưa thực sự phát triển, khối lượng giao dịch ngoại tệ chưa cao trong khi mua bán ngoại tệ sôi động trên thị trường tự do, gây sức ép lên tỷ giá giao dịch của các NHTM.
Việc điều hành chính sách tỷ giá của NHNN còn mang nặng tính hành chính chưa phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ, đánh giá cung cầu ngoại tệ gặp khó khăn trong khi khả năng can thiệp và phối hợp các công cụ điều chỉnh tỷ giá còn hạn chế, bị động do khoảng cách khá lớn giữa lãi suất VND và USD tác động đến sự luân chuyển vốn gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy lúng túng hiện rõ trong điều hành tỷ giá là chúng ta chưa xây dựng được mục tiêu điều hành tỷ giá trong dài hạn về các đánh đổi giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng và lạm phát, giữa khuyến khích xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh và ổn định thu nhập. Bộ 3 gồm: chính sách tỷ giá, chính sách quản lý ngoại hối và chính sách tiền tệ dường như là một bộ 3 bất khả thi, chủ yếu là do các mục tiêu giữa các chính sách này còn thiếu nhất quán, thậm chí trái ngược nhau. Chưa có cơ chế đầy đủ để quản lý ngoại tệ đầu tư nước ngoài nên có sự chênh lệch về số liệu công bố về đầu tư gián tiếp của NHNN và Uỷ ban chứng khoán nhà nước làm hạn chế việc điều hành chính sách tiền tệ.
Hệ thống thanh toán chưa phát triển chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt, sử dụng đồng USD trong thanh toán quốc tế và ngay cả thanh toán trong nước chiếm tỷ trọng lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã phân tích thực trạng tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam từ đó rút ra những tác động tích cực, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của vấn đề. Từ năm 1999 Việt Nam chuyển đổi từ áp dụng tỷ giá cố định sang tỷ giá thả nổi có điều tiết và đã thu được một số thành công trong việc sử dụng công cụ tỷ giá để phát triển kinh tế, phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Từ năm 2008 biên độ tỷ giá lien tục được nới lỏng đến ± 5% vào tháng 11/2009. Song từ đó đến 2/2011, biên độ này giảm dần còn ± 1% cho đến nay. Đó là biện pháp quan trọng để ổn định tỷ giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh khủng khoảng toàn cầu. Do vậy tỷ giá không có tác động rõ ràng tỷ giá chưa tác động rõ ràng đến hoạt động xuất nhập khẩu do vậy chưa trở thành công cụ hữu hiệu để tác động đến xuất nhập khẩu. Đây là tiền đề để chương 3 của luận văn khuyến nghị chính sách từ tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
CHƯƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ Sự TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VÀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN NĂM 2015