3.1.1.1. Triển vọng phát triển kinh tế thế giới đến năm 2015
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 bắt nguồn từ nước Mỹ, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, hàng loạt biến động chính trị Trung Đông và Châu Phi đã ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu. Hàng loạt các tập đoàn, công ty lớn bị sáp nhập, giải thể ví dụ như Ledman Brother phá sản, Merrill Lynch đã bị Bank of America mua lại, Goldman Sách và Morgan Stanley đã phải chuyển đổi mô hình hoạt động,... Thị trường chứng khoán thì tụt dốc, thị trường vàng tăng mạnh, tăng trưởng các quốc gia đều đạt mức thấp như Mỹ 1,5%, Châu Âu 1,6%, Nhật Bản - 0,5%,... Kinh tế trì trệ, nạn thất nghiệp gia tăng đến mọi tầng lớp trong xã hội, các nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để đối phó với lạm phát do đó giá nhiên liệu và lương thực tăng cao. Khủng hoảng nợ, tăng trưởng yếu kém, tỷ lệ thấp nghiệp tăng cao làm các nhà đầu tư cẩn trọng trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên:
Hiện nay, đà phục hồi của các nền kinh tế lớn trên thế giới chưa vững chắc: Tại Mỹ, sau 3 tháng đầu năm 2013 lấy lại đà tăng trưởng, nền
kinh tế lại rơi vào những khó khăn mới do những diễn biến bất lợi từ môi trường tài chính toàn cầu. Cụ thể, hầu hết các chỉ số vĩ mô đều thể hiện sự tụt dốc, trong đó, đáng chú ý là tăng trưởng kinh tế vẫn thấp trong khi tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao. Các nước châu Âu cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, kể từ khi bước sang quý II/2012, niềm tin của thị trường đã giảm đi
bởi những biến động chính trị bất lợi gần đây ở khu vực đồng Euro. Trung Quốc cũng đang phải đối mặt tình trạng nợ công, đầu tư tràn lan và tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ hàng loạt tại các cơ quan quản lý tại địa phương. Sau khi thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế nhằm đương đầu với khủng hoảng tài chính toàn cầu của Trung Quốc, các tỉnh và thành phố của nước này đã nợ tới 10,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 1/4 GDP của cả nước và hơn một nửa số nợ này phải trả trong 3 năm tới. Nhật Bản vẫn tiếp tục phải đối mặt với bài toán giảm phát và suy giảm tăng trưởng,...
Nợ công của các quốc gia vẫn có xu hướng gia tăng: Theo báo cáo
"Triển vọng kinh tế toàn cầu" mới đây của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công của nhiều nền kinh tế phát triển đã vượt 100% GDP, cao nhất kể từ Thế chiến thứ II. Hiện các nước như Nhật Bản, Mỹ và một số nước châu Âu như Italia, Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, nợ công đã vượt 100% GDP vì tăng trưởng kinh tế chậm lại, thâm hụt ngân sách tăng trong khi chi phí cho vấn đề già hóa dân số tăng. IMF cảnh báo, nợ công sẽ tiếp tục tăng nếu chính phủ các nước không giải quyết các yếu kém của hệ thống ngân hàng và khu vực doanh nghiệp vốn làm giảm hiệu quả của các chính sách tiền tệ.
Gia tăng xu hướng nới lỏng tài chính tiền tệ và áp lực lạm phát: Tại
Mỹ, tăng trưởng kinh tế thấp đã khiến Fed tiếp tục phải tung ra gói nới lỏng định lượng lần 3 thông qua việc mua chứng khoán thế chấp sẽ được thực hiện với quy mô 40 tỷ USD/ tháng cho đến khi thị trường lao động được cải thiện một cách bền vững hoặc lạm phát chạm ngưỡng 3%,... Tương tự, ngân hàng Châu Âu (ECB) đã công bố chương trình mua trái phiếu không giới hạn nhằm giảm bớt áp lực về tài chính cho các nước đang đối mặt với khủng hoảng nợ công như Tây Ban Nha,Ý, Hy Lạp,... Theo đó, ECB có thể mua công khai trái phiếu kỳ hạn từ 1-3 năm với khối lượng không hạn chế với điều kiện các nước liên quan phải chịu kiểm soát nghiêm ngặt. Ngoài ra, cùng thời gian
này, các ngân hàng trung ương ở Anh, Brazil, Hàn Quốc và Trung Quốc cũng liên tiếp tuyên bố duy trì lãi suất ở mức thấp và triển khai các gói hỗ trợ quy mô lớn để kích thích kinh tế mỗi nước trước sức ép suy giảm đang đè nặng lên mỗi nước.
Như vậy, từ nay đến năm 2015 nền kinh tế toàn cầu khó có thể tăng trưởng kinh tế cao cũng như duy trì lạm phát thấp, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển, tỷ lệ thất nghiệp giảm,... Theo Citigroup dự báo tăng trưởng kinh tế đến năm 2015 toàn cầu không cao, năm 2013 dự kiến chỉ tăng trưởng 2,5%. Thật vậy, Citigroup dự kiến tăng trưởng từ 2013 - 2015 tại Mỹ là 1,9%; 3,0% và 3,5%, tại Đức 0,6%; 0,5% và 0,7%; Nhật Bản 1,3%; 0,2% và 1,5%; Trung Quốc: 7,6%; 7,3% và 7,0%,...
3.1.1.2. Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2015
Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vì vậy xuất khẩu tăng trưởng 17,42%, mở rộng 23 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng trưởng kinh tế cao, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng,... Sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của kinh tế thế giới vì khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế của Việt Nam. Thật vậy,
- về tăng trưởng kinh tế GDP: Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã
làm GDP giảm sút mạnh, năm 2008, GDP giảm từ 8,48% xuống còn 6,31%
và còn ảnh hưởng rõ hơn vào năm 2009 khi GDP còn 5,32%. Năm 2010, nền
kinh tế cho chút dấu hiệu phục hồi do đó GDP tăng tuy nhiên từ cuối năm
2010 đến nay nền kinh tế lại tiếp tục gặp khó khăn vì vậy GDP liên tục sụt
đây. Tuy nhiên, Chính phủ và NHNN cố gắng kiềm chế lạm phát tỷ lệ này giảm xuống còn 6,9% năm 2009. Kinh tế vẫn tiếp tục gặp khó khăn, các CSTT của NHNN chưa phát huy hiệu quả cao do đó lạm phát tiếp tục tăng cao năm 2010 là 9,2%, năm 2011 là 8,58%, trong năm 2012 thị trường có vẻ ổn định hơn do đó CPI được kiểm soát ở mức 8%.
- Tăng trưởng xuất nhập khẩu: Nhập siêu là tình trạng diễn ra phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, khủng hoảng kinh tế biến động kéo theo hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua biến động mạnh. Năm 2008, cán cân thương mại âm 18 tỷ USD trong khi từ 2003- 2006 mức thâm hụt này chỉ là 5 tỷ USD. Với việc kết hợp nhiều chính sách đặc biệt chính sách tỷ giá ngày càng phát huy hiệu quả đã giúp cán cân thương mại giảm thâm hụt, năm 2011 âm 9,84 tỷ USD và năm 2012 cán cân thương mại bắt đầu dương, đây là dấu hiệu mừng cho nền kinh tế Việt Nam.
Đại hội Đảng lần thứ XI đã thông qua Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. Nhằm triển khai thực hiện, Chính phủ đã trình Quốc hội Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã giai đoạn này và đã được Quốc hội thông qua. Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP từ 6,5% - 7%; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội từ 33,5% - 35% GDP; giảm dần nhập siêu từ năm 2012 và phấn đấu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5% - 7% vào năm 2015,... Theo đánh giá của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế mục tiêu trên là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của giai đoạn này còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và triển vọng của kinh tế thế giới. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng kinh tế của VN giai đoạn 2011 - 2015 sẽ là 7,1%. Quỹ Tiền tệ quốc (IMF) cũng dự báo tăng trưởng GDP của VN từ năm 2011 đến 2015 khá cao, lần lượt là 5,75%, 6,27%,
6,84%, 7,17%, và 7,47%; lạm phát bình quân năm 2012 là 12,13% và giai đoạn 2013 - 2015 ở mức 5,25% - 6%/năm,...
Với những diễn biến kinh tế thế giới đầy bất ổn cũng như mức độ ảnh hưởng sâu rộng của kinh tế toàn cầu tới nền kinh tế Việt Nam thì trong năm 2013 triển vọng kinh tế Việt Nam chưa có dấu hiệu phục hồi. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam thì trong năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012; song lạm phát thì còn có những dự báo khác nhau, nhưng đa số đánh giá Việt Nam còn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao, khả năng lạm phát sẽ cao hơn năm 2012 nếu không có những biện pháp kiểm soát thích hợp.