Nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại hốicủa ngân hàng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁIĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 27 - 34)

thương mại

1.2.2.1 Tỷ giá và chính sách tỷ giá

Hoạt động KDNH gắn liền với sự biến động của tỷ giá trên thị truờng. Các thành viên trên thị truờng luôn theo dõi diễn biến của tỷ giá để ra quyết định khi nào mua hay bán một ngoại tệ nào đó, mức độ mua, bán là bao nhiêu. Một biến động nhỏ của tỷ giá cũng ảnh huởng đến hoạt động của nền kinh tế nhu, tỷ giá tăng hay đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ sẽ làm tăng cạnh tranh thuơng mại quốc tế, thu hút đầu tu nuớc ngoài làm cho hoạt động KDNH phát triển, nhung đồng thời cũng có thể dẫn đến phá giá đồng nội tệ. Từ đó chính phủ lại phải có biện pháp để nâng giá nội tệ lên bằng cách mua ngoại tệ vào. Tất cả các nhân tố tác động lên tỷ giá hối đoái đều có tác động, chi phối đến hoạt động KDNH của NHTM và của thị truờng ngoại hối, làm thêm phần sôi động hoạt động mang tính chất quốc tế này. Do đó có thể nói biến động của tỷ giá có tác động rất sâu sắc tới hoạt động KDNH.

Với quốc gia có độ mở thuơng mại khá cao, sự thiếu ổn định của tỷ giá sẽ gây nên vấn đề nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Nếu đeo đuổi cơ chế tỷ giá theo huớng cứng kém linh hoạt, sẽ đối mặt với áp lực điều chỉnh tỷ giá lớn “bất thuờng” (dù có thể không liên tục) khi nền kinh tế đối mặt với bất ổn trong cán cân thanh toán, vì duy trì tỷ giá cứng khá lâu. Kết quả là chính những lần điều chỉnh lớn “bất thuờng” nhu vậy sẽ làm gia tăng rủi ro tỷ giá, tăng chi phí giao dịch, tác động tiêu cực đến việc khuyến khích hoạt động thuơng mại và đầu tu, gây rối loại trên thị truờng ngoại hối, các NHTM khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình.

1.2.2.2 Chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước

Chính sách quản lý ngoại hối đuợc hiểu là việc nhà nuớc ban hành hệ thống văn bản pháp quy thể hiện chính sách, biện pháp, quy chế ... nhằm tác

động vào quá trình vận động của ngoại hối đi vào và đi ra biên giới quốc gia cũng nhu việc sử dụng ngoại hối bên trong lãnh thổ quốc gia, ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối trên thị trường. Vì vậy, chính sách quản lý ngoại hối góp phần phát triển ngoại thương, tạo sự cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, ổn định giá trị tiền tệ quốc gia, ổn định sự phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KDNH phát triển.

1.2.2.3 Sự phát triển của thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt đông KDNH, tác động to lớn đến thành công hay thất bại của hoạt động này. Tuy nhiên, mức tác động phụ thuộc vào

trình độ phát triển của thị trường này. Đối với thị trường ngoại hối chưa phát triển

thì hoạt động KDNH cũng chỉ mang tính sơ khai, có ít các nghiệp vụ kinh doanh, đôi khi là hình thức chưa mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Bên cạnh đó, thị trường chợ đen phát triển gây khó khăn và làm giảm hiệu lực của việc thực thi và điều hành chính sách tiền tệ, tiếp tay cho các hoạt động kinh tế bất hợp pháp như buôn lậu, tham nhũng, rửa tiền. Sự tồn tại của thị trường chợ đen dẫn đến tình trạng

chảy máu ngoại tệ. Từ những tác động nêu trên, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động KDNH của NHTM.

1.2.2.4 Môi trường kinh tế trong nước và quốc tế

Hoạt động KDNH là hoạt động mua bán liên quan đến các đồng tiền nên chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi nước. Thực tế cho thấy các quốc gia có nền kinh tế phát triển, ổn định thì hoạt động KDNH cũng phát triển. Sự phát triển này ban đầu nhằm đáp ứng các nhu cầu thương mại quốc tế, đến một trình độ nào đó các ngân hàng kinh doanh cho chính mình để kiếm lời và bảo hiểm rủi ro. Còn ở các nước đang phát triển, hoạt động KDNH cũng đơn giản, nhu cầu giao dịch cũng không lớn, trình độ các thành viên tham gia thị trường cũng hạn chế.

tình trạng đôla hóa nền kinh tế.

Lạm phát

Quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái không phải là quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi yếu tố này là nguyên nhân và yếu tố kia là kết quả. Giá trị tiền đồng giảm sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu và tạo thêm áp lực lên CPI, rồi từ CPI lên cao trở lại sẽ gây áp lực mặt bằng lãi suất cao và làm tiền đồng thêm mất giá. Bên cạnh đó, mức chênh lệch lạm phát của hai nuớc cũng ảnh huởng đến sự biến động của tỷ giá. Nuớc nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nuớc đó bị mất giá so với đồng tiền nuớc còn lại.

Kỳ vọng lạm phát sẽ khiến hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế trở nên không ổn định. Mọi động thái bất thuờng và bất hợp lý của chỉ số lạm phát đều để lại những hiệu quả tiêu cực cho nền kinh tế, tạo ra nhiều rủi ro cho các hoạt động trên thị truờng ngoại hối. Lạm phát bóp méo giá cả, giảm độ tin cậy vào đồng tiền của Quốc gia đó, tăng cầu về ngoại tệ (đặc biệt là USD), không khuyến khích đầu tu, đầu tư vào vàng, hạn chế tăng trưởng kinh tế và tới cực điểm nó có thể gây ra những bất ổn về mặt xã hội và chính trị.

Cho nên, lạm phát tại một Quốc gia tạo ra tỷ giá của USD hay một ngoại tệ

khác với đồng tiền của Quốc gia đó thường có xu hướng tăng và nhu cầu đầu tư vào

vàng nhằm làm nơi trú ẩn an toàn ngày càng tăng cao và làm cho giá vàng trong nước thường cao hơn giá vàng thế giới. Từ đó, những biến động trên dễ tạo ra nhiều

ảnh hưởng cho hoạt động KDNH của các NHTM.

Thâm hụt cán cân thương mại

Cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với ngoại tệ. Khi một nước nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nghĩa là cung đồng tiền quốc gia đó có khuynh hướng vượt cầu trên thị

trường ngoại hối nếu các yếu tố khác không thay đổi. Và như vậy có thể suy đoán rằng đồng tiền nội tệ của nước đó sẽ bị sức ép giảm giá so với các đồng tiền khác. Khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá, sẽ làm tăng giá trị nhập khẩu tính bằng đồng tiền nước này. Với cùng một số tiền không đổi chi cho nhập khẩu, khi giá tăng thì khối lượng nhập khẩu sẽ phải giảm, tuy số lượng nhập

khẩu giảm, nhưng giá trị nhập khẩu có thể tăng. Sau khi đồng tiền giảm giá, chi tiêu

bằng đồng nội tệ cho nhập khẩu có thể tăng, song do giá xuất khẩu tính bằng ngoại

tệ giảm đă kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, do đó không làm cho cán cân thương mại xấu đi.

Như vậy, nhập siêu có tác động nhất định tới tỷ giá hối đoái, làm đồng tiền

nội tệ của một nước có khuynh hướng giảm giá, tuy nhiên trong dài hạn sự giảm giá

của đồng nội tệ không có tác động xấu tới cán cân thương mại, do có tác dụng kích

thích sản xuất hàng thay thế nhập khẩu và hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, nhập siêu ở mức cao, kéo dài gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ, thể hiện qua các đặc điểm cụ thể sau:

Thứ nhất, nhập khẩu lạm phát gây khó khăn cho việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường ngoại hối.

Thứ hai, nhập siêu gây bất ổn cán cân thanh toán tổng thể, từ đó tạo áp lực tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá.

Thứ ba, nhập siêu tạo áp lực suy giảm dự trữ ngoại hối.

Thứ tư, thâm hụt cán cân thương mại tạo ra sự giảm lòng tin của người dân vào đồng tiền của một Quốc gia, tăng cầu về USD hay một ngoại tệ khác và tăng đầu tư vào vàng nhằm bảo tồn giá trị.

Với các đặc điểm trên, thâm hụt cán cân thương mại càng làm cho tỷ giá của USD hay một ngoại tệ khác với đồng tiền của Quốc gia đó và giá vàng trong nước thường biến động theo chiều hướng tăng; cuối cùng tạo ra nhiều ảnh hưởng

cho KDNH của các NHTM một khi cung cầu trên thị truờng thay đổi.

Tình trạng đôla hóa nền kinh tế

Đôla hóa đuợc hiểu theo cách đơn giản nhất là ngoại tệ USD đuợc sử dụng rộng rãi bên cạnh đồng nội tệ làm đồng tiền thanh toán trong các giao dịch thuơng mại.

Đôla hóa tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá. Đôla hóa có thể làm cho cầu tiền trong nuớc không ổn định, do nguời dân và các tổ chức kinh tế có xu huớng chuyển từ đồng nội tệ sang USD, làm cho cầu của USD tăng mạnh gây sức ép đến tỷ giá.

Đối với quốc gia có tình trạng đôla hóa không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định, trong truờng hợp có biến động, nguời dân và các tổ chức kinh tế bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá và bắt đầu một chu kỳ lạm phát. Khi nguời dân giữ một khối luợng lớn tiền gửi bằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nuớc hay nuớc ngoài có thể gây ra sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác hay còn gọi là hoạt động đầu cơ tỷ giá. Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho NHTW trong việc đặt mục tiêu cung tiền trong nuớc và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngân hàng và hoạt động của thị truờng ngoại hối.

Ngoài ra, tình trạng đôla hóa còn gây áp lực tới việc NHTW can thiệp trên thị truờng ngoại hối ngay cả khi tổng thể nền kinh tế không bị mất cân đối cung cầu ngoại tệ, tại vì các khu vực của nền kinh tế có xu huớng găm giữ ngoại tệ. Một nền kinh tế không có sự găm giữ ngoại tệ, NHTW chỉ bán ngoại tệ khi các khu vực trong nền kinh tế đã giao dịch với nhau nhung vẫn chua đáp ứng đuợc nhu cầu ngoại tệ.

Cũng giống nhu các phân tích trên, một khi nền kinh tế bị đôla hóa nặng nề, nguời dân ua chuộng sử dụng USD hay một ngoại tệ mạnh khác trong các thanh toán hàng ngày, càng làm cho cầu USD hay một ngoại tệ mạnh khác

tăng cao và họ mất niềm tin vào đồng tiền của Quốc gia mình. Cho nên, người dân có xu hướng tìm đến vàng và giảm dần niềm tin vào đồng tiền của Quốc gia mình. Từ các diễn biến như vậy trên thị trường ngoại hối, hoạt động KDNH rất dễ gặp rủi ro một khi giá vàng trên thị trường thế giới biến động mạnh và giá trị USD không duy trì được sức mạnh của mình.

1.2.2.5 về phía bản thân NHTM

Ngoài ảnh hưởng của những nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh, hoạt động KDNH của NHTM còn chịu ảnh hưởng của những nhân tố chủ quan, nội tại trong chính bản thân ngân hàng. Do mỗi ngân hàng trong mỗi thời kỳ khác nhau, tùy theo mục tiêu và phương châm hoạt động sẽ có chính sách phát triển hoạt động KDNH khác nhau. Từ đó đưa ra những quy trình, bố trí nhân lực, công nghệ, cơ sở vật chất ... cho hoạt động này là khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả KHND của ngân hàng

Năng lực dự báo

Với đặc điểm kinh doanh trong lĩnh vực hết sức nhạy cảm và diễn biến phức tạp đó là tiền tệ, việc nghiên cứu và dự báo những biến động trong tương lai của các nhân tố vĩ mô có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động KDNH nói riêng. Biết được xu hướng biến động tỷ giá là giải pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa rủi ro và tận dụng cơ hội kinh doanh kiếm lời.

Trong thời đại thừa thông tin thiếu tri thức hiện nay, các thông tin mà ngân hàng tiếp nhận được là từ nhiều nguồn với độ tin cậy và độ trễ khác nhau. Tùy vào phương pháp dự báo và năng lực dự báo của nhóm chuyên gia phân tích mà dự báo đưa ra có thể chính xác hay không. Đây là một công việc hết sức khó khăn và đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có một trình độ nhất định. Năng lực của cán bộ không những thể hiện ở kiến thực chuyên sâu về quản lý rủi ro tỷ giá, mà còn biểu hiện ở kinh nghiệm, sự phán

đoán nhạy bén và bản lĩnh của trong quá trình triển khai thực hiện các nghiệp vụ KDNH nói chung cũng nhu các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Các cán bộ cần phải thuờng xuyên theo dõi, phân tích sự vận động của tỷ giá, am hiểu và thành thạo các nghiệp vụ, có bản lĩnh vững vàng sẵn sàng đối phó với những tình huồng bất ngờ ngoài dự đoán. Đặc biệt, cần phải có khả năng tiếp thu nhanh với trình độ công nghệ hiện đại, bởi vì dù có trang bị đầy đủ và hiện đại đến đâu mà con nguời không theo kịp, không ứng dụng đuợc thì những máy móc thiết bị đó là vô giá trị và việc hạn chế rủi ro là vô cùng khó khăn. Đồng thời, phải thuờng xuyên cập nhật các chính sách liên quan đến cơ chế quản lý và giao dịch ngoại hối để có những điều chỉnh phù hợp với thị truờng.

Hệ thống quản trị rủi ro

Trong KDNH có một loại rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá

là rủi

ro xảy ra do sự biến động của tỷ giá dẫn đến thua lỗ trong giao dịch. Bất kỳ mọi hoạt

động KDNH nào tạo ra một trạng thái ngoại tệ mở đều có khả năng chịu rủi ro

khi tỷ

giá thay đổi. Trong bối cảnh nền kinh tế thị truờng luôn biến động thì rủi ro này càng

trở nên khó luờng. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động và quan điểm của ban lãnh đạo

của ngân hàng, mỗi ngân hàng có mức độ rủi ro ngoại hối khác nhau. Một số ngân

hàng thực hiện KDNH để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều này có nghĩa là khi

khách hàng có nhu cầu mua, bán ngoại tệ ngân hàng mới thực hiện giao dịch đối ứng

để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng. Trong truờng hợp này rủi ro ngoại

Hiện nay có hai mô hình quản lý rủi ro trong KDNH bao gồm: quản lý rủi ro tập trung và quản lý rủi ro phân tán. Quản lý rủi ro tập trung là các giao dịch KDNH đuợc tập trung về một đầu não chính, có sự phân công tách bạch giữa hoạt động KDNH và hoạt động quản trị rủi ro. Mô hình này hạn chế đuợc rủi ro tại các chi nhánh đuợc phép KDNH, quản lỷ rủi ro một cách tập trung và chuyên môn hơn. Quản lý rủi ro phân tán là mô hình trong đó hoạt động KDNH đuợc tiến hành tại nhiều chi nhánh, rủi ro không có sự tập trung quản lý và không có sự phân chia tách bạch giữa giữa hoạt động KDNH và hoạt động quản trị rủi ro. Mỗi ngân hàng tùy vào đặc điểm và mục tiêu kinh doanh mà lựa chọn một cách quản trị rủi ro tỷ giá riêng sao cho phù hợp nhất, đồng thời giảm thiểu đuợc rủi ro không mong muốn.

1.3 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNGKINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁIĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w