QUAN ĐIỂM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁ

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁIĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 60 - 63)

VIỆT NAM

Thứ nhất, chính sách tỷ giá phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Cụ thể:

- Hoàn chỉnh cơ chế quản lý giao dịch ngoại hối và cơ sở pháp lý cho việc điều hành thị trường ngoại tệ.

- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các chính sách và giải pháp bộ phận trong lĩnh vực tiền tệ (như lãi suất, cung ứng vốn) nhằm tác động có hiệu quả vào nội tệ từ nhiều góc độ.

- Đưa dần các công cụ quản lý tiền tệ trên thế giới vào áp dụng thực tiễn. Bên cạnh đó, việc hiện đại hóa hệ thống các tổ chức tài chính cần xúc tiến với mục tiêu phát triển thị trường tài chính nói chung để nâng cao năng lực, mở rộng phạm vi điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước.

- Phối hợp hiệu quả với các chính sách vĩ mô khác như ngoại thương, cán cân ngân sách, thuế, tín dụng, thu nhập người lao động.

Thứ hai, điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế; có nghĩa tại một thời điểm phải xác định rõ yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố nào có thể hy sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa. Ví dụ, quyết định tăng giá nội tệ để giảm nhẹ sức ép trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (Chính phủ) và chấp nhận sự suy giảm tạm thời đối với xuất khẩu nếu điều này ít tạo khó khăn hơn cho nền kinh tế.

Thứ ba, xây dựng chính sách tỷ giá trên cơ sở hội nhập thị trường tiền tệ trong nước với quốc tế nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính hạn chế và

tránh nguy cơ tụt hậu.

Thứ tư, không ngừng nâng cao uy tín của đồng Việt Nam trên cơ sở duy trì sự tuơng quan hợp lý giữa giá trị đối nội và đối ngoại của nội tệ, huớng dần tới mục tiêu đồng Việt Nam có khả năng chuyển đổi. Một đồng tiền mất uy tín tất yếu làm thuơng tổn đến tích lũy, đầu tu nội địa, tăng nguy cơ lạm phát, tạo điều kiện cho hội chứng “ngoại tệ hóa”.

Thứ năm, đấu tranh có hiệu quả với hiện tuợng đầu cơ, tích trữ và kiềm chế tác động xấu của thị truờng ngoại tệ chợ đen.

NHNN ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác. Quyết định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 4/1/2016.

Theo đó, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài đuợc phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán của đồng Việt Nam với đô la Mỹ.

Tỷ giá trung tâm đuợc xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị truờng quốc tế của một số đồng tiền của các nuớc có quan hệ thuơng mại, vay, trả nợ, đầu tu lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.

" Cách thức điều hành tỷ giá mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nuớc, biến động trên thị truờng thế giới, nhung vẫn đảm bảo vai trò quản lý của NHNN theo định huớng điều hành chính sách tiền tệ", NHNN nhấn mạnh.

NHNN đua ra tỷ giá trung tâm, tỷ giá này sẽ đuợc điều chỉnh lên/ xuống hàng ngày và có biên độ dao động ±3%. Tỷ giá này đuợc công bố hàng ngày trên Cổng thông tin điện tử của NHNN. Việc công bố tỷ giá trung tâm là buớc đi

tiếp theo trong các biện pháp đồng bộ được NHNN thực hiện nhằm thực hiện mục tiêu xuyên suốt là nâng cao vị thế của đồng Việt Nam, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

NHNN sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép. Việc cân nhắc mức độ tham chiếu các yếu tố nêu trên sẽ được NHNN cân nhắc kỹ lưỡng, vừa đảm bảo yếu tố linh hoạt vừa đảm bảo yếu tố quản lý theo đúng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý đã được xác định tại các văn bản về quản lý ngoại hối hiện hành.

Cách thức điều hành tỷ giá mới này sẽ cho phép chúng ta phản ứng linh hoạt,

kịp thời hơn với diễn biến trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc điều hành tỷ giá theo

cách thức mới, NHNN nỗ lực thực hiện các giải pháp CSTT đồng bộ để đảm bảo mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ngoài ra, NHNN cũng hé lộ kế hoạch thực hiện các nghiệp vụ phái sinh trong giao dịch giữa NHNN với các NHTM. Có thể nói, đây là một bước đi sáng tạo của NHNN trong việc làm phong phú thêm danh mục các công cụ điều hành, qua đó tăng cường hiệu lực, hiệu quả các biện pháp can thiệp nhằm định hướng tỷ giá thị trường theo mục tiêu điều hành, đảm bảo cung - cầu ngoại tệ, đồng thời là cú hích hỗ trợ sự phát triển thị trường phái sinh ngoại tệ trong nước.

Về phía NHNN, khi cầu ngoại tệ tăng vào những thời điểm nhất định đáng lẽ phải bán lượng lớn ngoại tệ thì với cách thức mua kỳ hạn, TCTD hoàn toàn có thể cân nhắc việc mua từ NHNN hay từ thị trường sẽ có lợi hơn. Việc này sẽ giúp giảm lượng ngoại tệ NHNN bán ra và hạn chế rủi ro tỷ giá cho cả TCTD và doamh nghiệp.

Cơ chế tỷ giá mới này chính là mục tiêu để thích nghi với các thách thức mới về thị trường ngoại hối trong thời gian tới. Vì bản thân thị trường ngoại hối

quốc tế cũng đã thay đổi rất nhiều thời gian qua nhu việc Trung Quốc phá giá đồng NDT, Fed tăng lãi suất... và những biến động khó luờng đoán hơn, độ dao động lớn hơn.

3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠIHỐI TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁIĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 60 - 63)