Minh bạch thông tin trong điều hành chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁIĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 67 - 95)

Tiếp tục nâng cao tính minh bạch, nhất quán trong các chính sách can thiệp của NHNN và Chính phủ trong điều hành chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng. Chỉ khi những thông tin về điều hành chính sách được minh bạch, thì thị trường ngoại tệ mới không xảy ra những “cơn sốt” do tâm lý hoang mang, đồn đoán gây ra. Ngoài ra, NHNN cần xây dựng quy chế thông tin, thống kê, hệ thống hoá kịp thời số liệu luồng ngoại tệ ra - vào trong

nước, từ đó dự báo về quan hệ cung - cầu trên thị trường để làm căn cứ điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối.

3.4 KIẾN NGHỊ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY

3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, Ban ngành liên quan

3.4.1.1 Ồn định tình hình kinh tế, chính trị và xã hội

Chính phủ cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Nâng cao năng lực dự báo, chủ động điều hành và có phản ứng chính sách phù hợp kịp thời để ứng phó có hiệu quả với những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ, linh hoạt; gắn kết chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ theo mục tiêu tăng cường ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý. Tiếp tục hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát; điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; hoàn thiện cơ chế quản lý thị trường vàng; cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối. Thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi theo kế hoạch, chống thất thu, triệt để tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả đầu tư công, giữ mức bội chi ngân sách ở mức hợp lý. Quản lý chặt chẽ nợ công và nợ quốc gia trong giới hạn an toàn, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Cơ bản hoàn thành việc cơ cấu lại các tổ chức tài chính, tín dụng yếu kém; Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tài chính, ngân hàng; Hỗ trợ phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán; Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng nhập khẩu không khuyến khích; Tăng cường các biện pháp thu hút và thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn nước ngoài ODA, FDI; Kiểm soát có hiệu quả đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FII); tạo thuận lợi thu hút khách du lịch quốc tế và kiều hối. Tăng cường

quản lý thị trường, giá cả, chống đầu cơ buôn lậu. Chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về tình hình kinh tế vĩ mô để hạn chế việc tăng giá do tâm lý.

Hơn nữa, khi các đồng ngoại tệ giảm giá do chính sách hạ lãi suất và nới lỏng tín dụng nhằm kích cầu đầu tư và tiêu dùng trong liệu pháp cả gói chống suy giảm kinh tế ở các nước phát triển như Mỹ và các nước EU mà tỷ giá VND gắn kết chặt và dường như không đổi trong suốt thời gian dài, thì điều này cũng đồng nghĩa với xu hướng định giá đồng bản tệ quá cao, làm mất đi đáng kể lợi thế và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của hàng Việt Nam, với những hệ lụy kinh tế - xã hội khó lường kèm theo, nhất là tình trạng giảm sút quy mô và thu nhập ngoại tệ từ hàng xuất khẩu, thu hẹp sản xuất, gia tăng thất nghiệp và các áp lực an sinh xã hội khác, v.v...

Mặt khác, việc điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá VND, chẳng hạn so với USD, tức phá giá mạnh đồng bản tệ, lại có thể tạo nguy cơ bùng nổ tái lạm phát và thậm chí có thể xuất hiện tình trạng suy thoái - lạm phát, gây mối nguy hiểm kép, tức vừa có lạm phát cao với các hệ quả đắt đỏ mà chúng ta vừa trải qua, vừa có sự đình trệ, thậm chí suy giảm mạnh quy mô và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, hết sức tiêu cực cho sự ổn định hệ thống tài chính - tiền tệ và cả thể chế quốc gia mà chúng ta đã chứng kiến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20.

Phạm vi tác động của chính sách tỷ giá gia tăng cùng chiều với mức độ tự do chuyển đổi đồng tiền và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới của mỗi nước. Khả năng cạnh tranh của xuất khẩu, trạng thái cán cân thương mại và thanh toán, dự trữ quốc gia, biến động cơ cấu sản xuất, niềm tin vào bản tệ, vào chính phủ, vào tương lai - nghĩa là các nhân tố chủ yếu đo lường sức khỏe và chi phối mạnh động lực phát triển nền kinh tế đất nước - đều phụ thuộc sâu sắc vào tỷ giá hối đoái chính thức.

Ngoài ra, khi định giá quá thấp đồng bản tệ, dù do sự chủ động của chính phủ với hy vọng kích thích xuất khẩu, hoặc do sự bị động gắn với việc

buộc ph ải gia tăng phát hành bản tệ bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước hay để mua vét ngoại tệ trên thị trường nội đị a cho nhu c ầu trả nợ của chính phủ, thì tác hại cũng không kém: sức ép lạm phát gia tăng, chi phí dị ch vụ nợ b ằng ngoại tệ tăng nhanh, đồng thời giá hàng nh ập khẩu cũng bị đẩy lên cùng chi ều với tốc độ mất giá bản tệ, cũng như làm thu hẹp nguồn vốn chảy vào và t ừ đó làm tăng nguy cơ phá sản các doanh nghi ệp, làm tăng nạn thất nghi ệp và s ự bất ổn định lan truyền trong toàn b ộ đời sống kinh t ế - xã hội. Thậm chí có thể đưa tới s ự đổ vỡ nền kinh tế và những ch ấn động mạnh về thể ch ế chính trị của đất nước..

3.4.1.2 Các chính sách vĩ mô cơ bản: lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại, tình trạng đôla hóa nền kinh tế

Lạm phát

Trong các nguyên nhân lạm phát, rất cần làm rõ và nhấn mạnh những nguyên nhân chủ quan. Như đã phân tích ở trên, một khi xảy ra mất cân đối cung cầu giữa tiền và hàng, tiền nhiều hơn hàng nên tiền mất giá. Nhận thức rõ nguyên nhân chủ quan như vậy có ý nghĩa đề cao trách nhiệm của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát.

Thâm hụt cán cân thương mại

Nhập siêu không phải mới phát sinh, mà đã tồn tại cùng với nền kinh tế chúng ta nhiều năm nay. Nhập siêu cũng không hẳn là không có lợi cho nền kinh tế, vấn đề là nhập những gì và sử dụng như thế nào. Nếu nhập máy móc, thiết bị, trong đó có cả phần dành để hiện đại hóa công nghệ là điều cần thiết trong quá trình cải tiến sản xuất, càng quan trọng hơn nếu làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho các ngành công nghiệp càng không thể thiếu để phục vụ trong sản xuất và chế tạo. Vấn đề đang đặt ra là trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay lại có hiện tượng chi tiêu quá mức với nhiều loại sản phẩm xa xỉ không cần thiết cho đại đa số người dân.

Do đó, để hạn chế tình trạng nhập siêu, chúng ta cần xây dựng hàng rào kỹ thuật. Đặc biệt, cần phân tích rõ cơ cấu nhập khẩu số lượng lớn hàng tiêu dùng không thiết yếu, để giúp chúng ta biết được những mặt hàng nào trực tiếp phục vụ sản xuất và những mặt hàng nào chỉ phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của người dân. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý Nhà nước định hướng chính sách rà soát để có cơ sở cấp vốn vay nhập hàng, cũng như sử dụng các biện pháp khác, trong đó có việc cấp giấy phép tự động, nhằm hạn chế nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.

• Tình trạng đôla hóa nền kinh tế

Đôla hóa là tình trạng khó tránh khỏi đối với các nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế như Việt Nam. Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch, v.v... không thể trong một thời gian ngắn xóa bỏ hay giảm triệt để được.

Do đó, việc xóa bỏ đôla hóa trong nền kinh tế - xã hội nước ta phải được thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nước; phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội trong lộ trình thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau, để nâng vị thế của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ. Việc xóa bỏ đôla hóa không thể xử lý theo quan điểm xóa bỏ sạch trơn, phủ định tất cả. Trong giai đoạn hiện nay cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn đôla trong dân vào hệ thống ngân hàng, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Khi đề cập đến kiềm chế, đẩy lùi và hạn chế các mặt tiêu cực của tình trạng đôla hóa nền kinh tế, có nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tồn tại của đôla hóa ở những mặt tích cực khách quan. Điều quan trọng nhất là Nhà nước phải giữ vai trò chủ động để điều chỉnh hiện tượng đôla hóa; nhất quyết phải có các giải

pháp hành chính - kinh tế - giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đôla hóa. Chúng ta không thể sử dụng lại các biện pháp hành chính đã từng áp dụng trong những thời gian trước đây như là: tăng tỷ lệ kết hối lên 100%, không cho nhận kiều hối bằng ngoại tệ, không nhận tiền gửi ngoại tệ hoặc hạ thấp lãi suất tiền gửi ngoại tệ, chỉ cho phép doanh nghiệp được mở tài khoản ngoại tệ tại một ngân hàng.

Những biện pháp hành chính này qua thực tiễn thực hiện đã chứng tỏ là chúng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, không khuyến khích nguồn kiều hối chuyển về nước, và không phù hợp với xu hướng hội nhập với khu vực và thế giới. Do đó, để giữ được những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đôla hóa, chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp được trình bày ngắn gọn sau đây:

+ Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ được số vốn ngoại tệ hiện có trong dân.

+ Những giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ

• Cần tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; Đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thẻ, kể cả thẻ tín dụng quốc tế.

• Thay cho việc chỉ gắn với đồng đôla Mỹ như trước đây, tỷ giá ngang giá nên gắn với một "rổ" tiền tệ (bao gồm một số ngoại tệ mạnh như USD, EURO, JPY và một số đồng tiền của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, ...), các đồng tiền này tham gia vào "rổ" tiền tệ theo tỷ trọng quan hệ thương mại và đầu tư với Việt Nam. Việc xác định tỷ giá như trên nhằm giảm bớt sự lệ thuộc của đồng Việt Nam vào đôla Mỹ, và phản ánh xác thực hơn quan hệ cung cầu trên thị trường trên cơ sở có tính đến xu hướng biến động các đồng tiền của các nước bạn hàng lớn.

đối tượng có doanh thu trực tiếp và có khả năng chi trả bằng đồng USD. Còn tất cả các doanh nghiệp trong nước khác vay các NHTM trong nước đều thực hiện bằng đồng bản tệ, khi cần ngoại tệ để thanh toán với quốc tế thì mua ngoại tệ tại các NHTM để mở tín dụng thư (L/C) thanh toán.

• Không được duy trì quyền sở hữu ngoại tệ không có nguồn gốc hợp pháp. Cần có quy chế rõ ràng rằng sở hữu ngoại tệ của dân cư là s ở hữu ngoại tệ hợp pháp chuyển từ nước ngoài vào; không cho phép sở hữu số ngoại tệ có được do sự trao đổi lòng vòng ở thị trường phi chính thức, rồi chuyển số đó thành sở hữu riêng.

• Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, ... để tác động đến điều kiện thị trường nhằm làm cho đồng Việt Nam hấp dẫn hơn đôla Mỹ. Qua đó hạn chế xu hướng chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang đôla Mỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng "Tại Việt Nam chỉ chi trả bằng đồng Việt Nam". Muốn vậy, cần có các quy định cụ thể về việc sử dụng ngoại tệ của cá nhân.

Quá trình kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hóa thành công là một tiền để cần thiết để Việt Nam có được một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Với sự mở cửa của khu vực tài chính trong những năm tới và sự tự do hóa giao dịch tài khoản vốn, việc đạt được mục tiêu kiềm chế và đẩy lùi tình trạng đôla hóa là việc làm rất khó khăn, muốn làm được cần phải có thời gian và có quyết tâm cao. Điều quan trọng là những mặt tích cực mang lại lợi ích của hiện tượng đôla hóa trên thị trường Việt Nam không nên bị xóa bỏ, nó tồn tại đan xen trong cơ chế thị trường mở cửa và hội nhập, được sử dụng như một giải pháp bổ sung trong chính sách tiền tệ tích cực của đất nước trong giai đoạn mới, còn những mặt tiêu cực của đôla hóa thì cần phải được kiềm chế, đẩy lùi và xóa bỏ; để từ

đó tạo ra sự hoạt động ổn định cho thị trường ngoại hối.

3.4.2 Kiến nghị với NHNN

3.4.2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Nhân tố tỷ giá đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thị trường ngoại hối hoạt động hiểu quả. Tỷ giá là giá cả ngoại tệ được hình thành theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá được hình thành theo hai cấp, đó là tỷ giá

bán buôn và tỷ giá bán lẻ. Tỷ giá bán buôn được hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, còn tỷ giá bán lẻ được hình thành trên cơ sở tỷ giá bán buôn cộng với phí bán lẻ của Ngân hàng. Đối với các nền kinh tế phát triển, thị trường ngoại tệ

liên Ngân hàng hoạt động hiệu quả, doanh số giao dịch trên thị trường này chiếm tới 85%, do đó tỷ giá liên Ngân hàng luôn là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho quan hệ

cung cầu ngoại tệ của cả nền kinh tế. Đối với Việt nam, do trình độ thị trường còn sơ khai, ngoài yếu tố tỷ giá còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ chiếm tỷ lệ vào khoảng 15-20%; chính vì vậy thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ đóng vai trò thứ yếu, do đó tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường này chưa thể là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho cả nền kinh tế. Để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt nam, ngoài yếu tố tỷ giá còn phải đề cập đến một số các nhân tố khác như:

- Thực hiện vai trò của NHTW là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại hối; hiện tại do tỷ giá chưa thực sự làm được chức năng điều tiết cung cầu thì vai trò hướng dẫn điều tiết của NHTW cần được thể hiện thông qua việc mua bán ngoại tệ cuối cùng trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, NHNN cần tham gia và thực hiện các nghiệp vụ KDNH kỳ hạn, hoán đổi đúng như quy định trong quy chế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁIĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 67 - 95)