Một là, về công nghệ thông tin
Cần có những biện pháp đồng bộ đối với hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động kế toán. Bộ phận tin học ở hội sở cần tiếp nhận những đề đạt từ bộ phận tin học của các chi nhánh, nghiên cứu, xử lý, giải quyết những bất cập và triển khai những phần mềm kế toán mới, phù hợp hơn với các hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Sự phối hợp đồng bộ trên toàn hệ thống sẽ phát huy được hiệu quả tối đa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Hai là, về chính sách huy động vốn
- Cần phải tăng cường công tác dự báo dài hạn nhằm giúp các chi nhánh bắt được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp nghiệp vụ phù hợp.
81
phát triển và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của toàn hệ thống, đa dạng
hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các chi nhánh, đồng thời bám sát hoạt động và điều kiện kinh doanh của từng chi nhánh để hướng dẫn các chi nhánh xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ.
Ba là, về chính sách lãi suất và công tác điều hành
- Xây dựng chính sách lãi suất trên cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định của NHNN, xác định mức lãi suất FTP chính xác, phù hợp với cung - cầu vốn trên toàn hệ thống, thực hiện hỗ trợ lãi suất thông qua hoạt động điều chuyển vốn nội bộ nhằm phát huy tính năng động của từng chi nhánh.
- Ban hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành nguồn vốn và lãi suất phù hợp với quy mô và đặc điểm của từng chi nhánh theo hướng tạo khuôn khổ pháp lý, nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm của các chi nhánh trong quá trình hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò và vị thế của từng chi nhánh. Các văn bản hướng dẫn phải được ban hành kịp thời, cụ thể và tránh chồng chéo.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi nhánh cũng như ngay tại hội sở chính của ngân hàng một cách toàn diện và chính xác để kịp thời phát hiện xử lý các sai sót và phòng tránh rủi ro.
Bốn là, về chính sách phát triển nguồn nhân lực
- Đề nghị Agribank tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ lao động cơ sở, đặc biệt là lực lượng cán bộ trẻ, còn thiếu kinh nghiệm.
- Có chế độ khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng đối với những cán bộ có nhiều đóng góp đối với hoạt động của ngân hàng, gửi những cán bộ có năng lực đi học tại các nước có công nghệ ngân hàng tiên tiến như Nhật Bản, Mỹ, Thụy Sỹ... để nâng cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Hà Tây I trong giai đoạn 2017-2019 đã phân tích ở chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh. Việc đưa ra các giải pháp này dựa trên nguyên tắc cơ bản là khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của ngân hàng, tận dụng cơ hội, giảm thiểu nguy cơ rủi ro bên ngoài. Mức độ thành công trong việc áp dụng các nhóm giải pháp còn tuỳ vào một số yếu tố khách quan. Vì vậy tác giả đưa ra một số ý kiến, đề xuất thiết thực đối với cơ quan quản lý nhà nước, NHNN và Agribank để tạo hành lang cũng như cơ chế, động lực cho các chi nhánh thành viên thúc đẩy hoạt động kinh doanh một cách tự chủ và bền vững.
83
KẾT LUẬN
Vốn có vai trò to lớn trong việc tạo ra của cải vật chất, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Huy động vốn có hiệu quả, cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho nền kinh tế là một trong những tiền đề quan trọng có ý nghĩa quyết định để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại đất nước.
Ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn, trong những năm qua, cũng như các NHTM khác trên địa bàn, Agribank chi nhánh Hà Tây I đã huy động được một lượng vốn đáng kể, là cơ sở để mở rộng đầu tư tín dụng, cung cấp vốn cho đông đảo khách hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Từ kết quả nghiên cứu được, Luận văn đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiệp vụ huy động vốn của NHTM. Đưa ra được một số chỉ tiêu đánh giá của công tác huy động vốn, đồng thời chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM.
Trên cơ sở đánh giá hoạt động kinh doanh mà trọng tâm là công tác huy động vốn từ năm 2017-2019 tại Agribank chi nhánh Hà Tây I, luận văn đã cho thấy được kết quả và những mặt còn hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân của những hạn chế đó, góp phần làm cho công tác huy động vốn tại chi nhánh ngày càng chất lượng và hiệu quả.
Luận văn đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Hà Tây I nhằm khắc phục hạn chế để tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh.
Những nội dung nghiên cứu và những giải pháp đưa ra trong luận văn có thể góp phần tháo gỡ những hạn chế, khó khăn nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hà Tây I góp phần khẳng định vị thế của Agribank, giữ vững và gia tăng thị phần ở địa bàn thị xã Sơn Tây và một số huyện lân cận.
Hoàn thành bản luận văn này, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào hoạt động thực tiễn, nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Hà Tây I. Song có thể nói đây là một đề tài rộng và
phức tạp liên quan đến nhiều mặt hoạt động của một NHTM, trong khi thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên vấn đề nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô, các nhà nghiên cứu và các đọc giả quan tâm đến vấn đề để đề tài được hoản thiện hơn.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. Lê Thanh Hiền (2014), Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
4. Nguyễn Minh Kiều (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Mai Linh (2016), Quản lý huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Thăng Long;
6. Nguyễn Thị Thanh Loan (2015), Tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Bách Khoa, Hà Nội,
Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội; 7. Nguyễn Thị Mùi, Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội
8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây I (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Hà Nội;
9. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN về việc Quy định các giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội;
10. Đỗ Thị Ngọc Quỳnh (2016), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Sông Đà - Hòa Bình, Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Học viện Tài chính, Hà Nội;
11. Quốc hội (2010), Luật các Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010,
Hà Nội.
86
12. Quốc hội (2013), Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 19/06/2013, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
Website:
14. https://www.google.com.vn 15. https://www.agribank.com.vn