Bài học kinh nghiệm vận dụng với Việt Nam

Một phần của tài liệu 1604 thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại sở giao dịch AGRIBANK luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44)

Tại Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu (NPL) ở thời điểm cuối năm 2012 theo báo cáo của các TCTD là 6% tính trên tổng dư nợ, nhưng khi được thanh tra giám sát NHNN đánh giá lại và cộng thêm các khoản nợ xấu trong hoạt động mua trái phiếu DN, ủy thác cấp tín dụng; các khoản nợ xấu tiềm ẩn do được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ; các khoản nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines thì nợ xấu của các TCTD là gần 465 tỷ đồng. Tính ra tương đương 17,21% tổng dư nợ. Con số này đã được tính toán thận trọng để làm cơ sở để xây dựng đề án xử lý nợ xấu. Tính đến ngày 31/12/ 2013, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là 3,79%. Có được điều đó là do gần 40.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại từ các ngân hàng trong

năm 2013. Sang năm 2014 Nợ xấu được kiềm chế và tỷ lệ nợ xấu theo báo

cáo của các TCTD đến cuối năm là 145,2 nghìn tỷ đồng tương đương 3,25% tổng dư nợ và nợ xấu theo số liệu giám sát của NHNN là 214,9 nghìn tỷ đồng tương đương 4,83% tổng dư nợ.

Tuy quy mô nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay được đánh giá là vẫn trong tầm kiểm soát nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng

toàn cầu dẫn đến sự thay đổi môi trường kinh doanh theo chiều hướng xấu đi, cần phải có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế nợ xấu dựa trên những kinh nghiệm học được từ các nước trên thế giới. Cụ thể:

Thứ nhất, Chính phủ có nhiệm vụ tạo ra hành lang pháp lý phù hợp đồng

thời nâng cao vai trò điều hành vĩ mô về kinh tế, tài chính, ngân hàng của NHNN nhất là trong việc thiết lập và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Thứ hai, xây dựng một hệ thống kiểm soát nợ có tính chuyên nghiệp bằng cách phân loại, xếp hạng các món nợ, theo dõi diễn biến của bên đi vay, tiến độ thanh toán nợ, xây dựng các quy trình quản trị hiện đại như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ - tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra - kiểm toán nội bộ... từ đó có giải pháp xử lý nợ xấu của các Ngân hàng nhìn chung đều phải thông qua tổ chức trung gian là công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của cả hệ thống Ngân hàng hoặc mỗi Ngân hàng.

Thứ tư, mở rộng các nghiệp vụ mua bán nợ từ đó hình thành và phát triển một thị trường mua bán nợ vận hành linh hoạt và hiệu quả.

Thứ năm, trong khi xử lý nợ xấu, các Ngân hàng phải chấp nhận trước mắt tổn thất một phần vốn khá lớn nhưng cần phải cương quyết xử lý dứt điểm nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

Thứ sáu, trong công tác xử lý nợ phải thường xuyên tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các Ban ngành đặc biệt là ý kiến ủng hộ của các Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, tòa án, cơ quan thi hành án. để từ đó có biện pháp mạnh mẽ tận thu được khoản nợ được coi là khó thu hoặc tự bản thân Ngân hàng không thể tự thu được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đưa ra những vấn đề chung nhất về Ngân hàng thương mại: - NHTM là một doanh nghiệp; hoạt động nhận tiền ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và làm dịch vụ thanh toán.

- NHTM có vai trò quan trọng trong nền kinh tế: là nơi tập trung tiền nhàn rỗi và cung cấp vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh; là cầu nối giữa các Doanh nghiệp với thị trường; là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế; góp phần thu hút vốn, mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Một trong những hoạt động cơ bản của Ngân hàng là hoạt động tín dụng.

- Nợ xấu là biểu hiện không lành mạnh của hoạt động tín dụng, nó có thể gây cho NHTM rủi ro đọng vốn hoặc rủi ro mất vốn.

Vì vậy các NHTM cần quản lý chặt chẽ và giúp hạn chế nợ xấu trong hoạt động tín dụng của mình.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI SỞ GIAO DỊCH AGRIBANK 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH AGRIBANK

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Sở giaodịch Agribank dịch Agribank

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Sở giao dịch Agribank được thành lập theo Quyết định số 235/QĐ/HĐQT-02 ngày 16/05/1999 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank.

Nghị Quyết số 54/NQ-HĐTV ngày 18/02/2013 về tên chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank của Hội đồng Thành Viên.

Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt hiện nay: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Sở giao dịch.

Tên tiếng Anh: Banking Operation Center Viet Nam Bank for Agriculture And Rural Development.

Tên viết tắt: Sở giao dịch Agribank

Sở giao dịch Agribank hiện có 11 phòng chức năng thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại.

Trụ sở đặt tại số 2-4 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: (+84)43 831 3729

Sở giao dịch Agribank có con dấu và bảng cân đối riêng. Sở giao dịch Agribank là đơn vị hạch toán độc lập, là đơn vị đầu mối của Agribank, thực hiện một số chức năng theo ủy quyền của Tổng giám đốc, đồng thời kinh doanh trực tiếp trên địa bàn Hà Nội.

giao dịch Agribank còn thường xuyên nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện các quy trình quản lý dịch vụ theo hướng đơn giản hóa thủ tục, lấy khách hàng làm trung tâm phục vụ. Giữ vững danh hiệu và vị thế của một trong những ngân hàng thương mại mạnh trên địa bàn Hà Nội. Sở giao dịch Agribank đã, đang và tiếp tục xây dựng Sở giao dịch Agribank đa năng, với phương châm

“Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Sở giao dịch Agribank cam kết đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của mỗi khách hàng thông qua việc cung ứng các dịch vụ đạt chất lượng cao, sản phẩm Sở giao dịch Agribank đa dạng được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại với các tiện ích hoàn hảo, giá cả cạnh tranh cùng với sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo của đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ, năng động, có trình độ cao và chuyên nghiệp.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Agribank, Giám đốc thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình đúng quy định của pháp luật và quy định của NHNN Việt Nam, của Agribank.

Giám đốc phân công, ủy thác cho các Phó Giám đốc, Trưởng phòng nghiệp vụ giải quyết một số công việc và chịu trách nhiệm về sự phân công ủy quyền của mình.

Cơ cấu tổ chức:

Ban giám đốc gồm: Giám đốc, Phó giám đốc (04 PGĐ)

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm 11 phòng cụ thể: Phòng kế toán và ngân quỹ, phòng tín dụng, phòng thanh toán quốc tế, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng dịch vụ và marketing, phòng điện toán, phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, phòng hành chính nhân sự, phòng kinh doanh

ngoại tệ, phòng quản lý rủi ro, phòng quản lý và kinh doanh vốn.

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Phòng Kế toán - ngân quỹ: Tổ chức hạch toán kế toán, hạch toán

thống kê và thanh toán các nghiệp vụ huy động vốn, quản lý và theo dõi các dự án của Agribank và các nghiệp vụ kinh doanh khác của Sở giao dịch Agribank theo quy định; Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, vận chuyển tiền mặt, các loại giấy tờ có giá. Tổ chức quản lý kho, quỹ nghiệp vụ. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ, chế độ báo cáo kho quỹ theo quy định; Thực hiện công tác thanh toán điện tử trong nội bộ Agribank, tham gia thanh toán bù trừ với NHNN, các NHTM trên địa bàn, thanh toán nối mạng với khách hàng; Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương; Quản lý và hạch toán các quỹ chuyên dùng theo quy định của Agribank; Đầu mối triển khai thực hiện quy định luân chuyển, kiểm soát, hậu kiểm và tập hợp chứng từ tại Sở Giao Dịch Agribank..

Phòng Tín dụng: Đầu mối thực hiện các dự án đồng tài trợ và các dự

án ủy thác đầu tư của Agribank khi được Tổng Giám Đốc giao bằng văn bản, đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc Sở giao dịch Agribank xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng, đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng; Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng quy định của Pháp luật và quy trình tín dụng đối với mỗi khách hàng; Định kỳ phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục; Định kỳ thực hiện xếp loại khách hàng, xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng của Sở giao dịch Agribank; Định kỳ thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro;

Thực hiện tư vấn, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ của ngân hàng.

Phòng Thanh toán quốc tế: Thiết lập tỷ giá giao dịch các loại ngoại tệ

với khách hàng; Thực hiện các giao dịch thanh toán xuất, nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng tại Sở giao dịch Agribank; Phát hành các thư bảo lãnh; Tổ chức triển khai các dich vụ khác về ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Agribank; Tham mưu cho Giám đốc về các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Agribank; Thực hiện công tác kiểm soát trực tiếp và hậu kiểm chứng từ giao dịch thuộc nghiệp vụ của phòng; Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy đinh; Thực hiện tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ (KTKSNB): Xây dựng chương trình

công tác năm, quý, tháng phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank và chỉ đạo của Giám đốc Sở giao dịch Agribank; Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát, tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Agribank và kế hoạch của đơn vị, kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. Báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm soát, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của đơn vị mình theo định kỳ gửi Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Đầu mối làm với các đoàn kiểm tra của Agribank, các cơ quan thanh tra, kiểm toán và các cơ quan chức năng khác của Nhà nước; Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc công tác thanh tra; Kiểm soát các giao dịch sau hậu kiểm, các bút toán huỷ, điều chỉnh hàng tháng của các phòng mã cân đối 1200...

việc thiết kế, xây dựng mới các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách hàng và hoạt động ngân hàng, cải tiến quy trình phục vụ khách hàng; Quản lý quan hệ khách hàng: Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng, thực hiện tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, xây dựng, phát triển và khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu khách hàng phục vụ hoạt động kinh doanh; Thực hiện công tác truyền thông, quảng cáo; Quản lý các sản phẩm Thẻ. Giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh đến hoạt động kinh doanh Thẻ của Sở giao dịch Agribank; Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin tuyên truyền của Sở giao dịch Agribank ...

Phòng điện toán: Quản trị, cập nhật và vận hành phần mềm ứng dụng

của hệ thống Swift, Embargo; Quản trị hệ thống ứng dụng IPCAS mã cân đối 1200 và phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin quản trị hệ thống ứng dụng IPCAS mã cân đối 1000; Quản lý về kỹ thuật, vận hành hệ thống máy rút tiền tự động (ATM), thiết bị thanh toán bằng thẻ (máyPOS/EDC); Hỗ trợ xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê và các nghiệp vụ khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh; Thực hiện quản lý, bảo dưỡng, bảo hành, sửa chữa và thanh lý các thiết bị tin học.

Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối

nguồn vốn; Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế; Đầu mối tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Agribank. Tổng hợp thông tin về kinh tế - xã hội, diễn biến lãi suất trên thị trường. Nghiên cứu, phân tích kinh tế, tham mưu cho Giám đốc

điều hành lãi suất cho vay, lãi suất huy động nhanh nhạy, phù hợp thị trường. Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết...

Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu về công tác tổ chức cán bộ,

trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc diện Sở giao dịch Agribank quản lý, thực hiện chính sách đối với người lao động, thanh toán tiền lương, bảo hiểm và các chính sách khác theo quy định của Nhà Nước và Agribank.; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ; Thực thi các nhiệm vụ của Bộ phận pháp chế; Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại Sở giao dịch Agribank; Chăm lo đời sống vật chất, văn hóa- tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ nhân viên.

Phòng Kinh doanh ngoại tệ: Theo dõi diễn biến tỷ giá trên thị

trường trong và ngoài nước. Thực hiện chính sách tỷ giá, quản lý trạng thái ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống Agribank. Lập hệ thống tỷ giá mua bán ngoại tệ, tư vấn cho các chi nhánh trong hệ thống Agribank xác định tỷ giá cạnh tranh với các NHTM cùng địa bàn. Đại diện cho Agribank giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế; Theo dõi, xử lý trạng thái ngoại tệ của hệ thống theo quy định và biến động của thị trường.

Phòng quản lý rủi ro: Phối hợp với các phòng chuyên môn tổng hợp,

phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tháng, quý, năm về nghiệp vụ kinh doanh vốn và kinh doanh ngoại tệ; Phối hợp với các phòng chuyên môn tiến hành tổng hợp, phân tích thông tin về biến động của thị trường tài chính tiền tệ trong và ngoài nước báo cáo cho các cấp lãnh đạo; Trên cơ sở hạn mức được Agribank cấp, xây dựng hệ thống hạn mức và giám sát thực

hiện hạn mức áp dụng cho các hoạt động kinh doanh vốn và kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch Agribank; Theo dõi, giám sát hạn mức trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh theo quy định của Agribank; Kiểm soát công tác hậu kiểm của các phòng thuộc cân đối mã 1000.

Phòng quản lý và kinh doanh vốn: Thực hiện quy trình nghiệp vụ về

quản lý và kinh doanh vốn, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán của Agribank tại NHNN theo quy định, thực hiện theo dõi diễn biến về lãi suất và tình hình vốn trên thị trường của hệ thống để kịp thời tham mưu cho Giám đốc trong điều hành hoạt động quản lý, kinh doanh vốn. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình vốn trên tài khoản tiền gửi của Agribank tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu 1604 thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại sở giao dịch AGRIBANK luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44)