2.2.2.1. Công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh
Thấy rõ được ảnh hưởng của nợ xấu không chỉ đến Ngân hàng mà còn đối với cả nền kinh tế nên Sở giao dịch Agribank luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh. Các biện pháp mà Sở giao dịch Agribank đưa ra đã và đang phát huy hiệu quả, làm giảm nguy cơ rủi ro cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.
Thứ nhất, về việc xây dựng và thực hiện quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng của Agribank được điều chỉnh theo Quyết định số 766/QĐ-NHNN-KHDN ngày 01/08/2014 của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ; và Quy định số 836/QĐ- NHNo-HSX ngày 07/08/2014 về quy trình cho vay hộ gia đình, cá nhân nêu rõ trình tự, thủ tục của một bộ hồ sơ vay vốn, các phương thức cho vay, xử lý vốn vay. Thực hiện các giới hạn về an toàn tín dụng theo đúng quy định. Xác định giới
hạn cho vay tối đa đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khách hàng làm cơ sở mở rộng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, đảm bảo các nguyên tắc:
- Phân định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng cán bộ nhân viên.
- Phân cấp, ủy quyền rõ ràng trong hoạt động tín dụng
- Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ trong xử lý từng món vay.
Thứ hai, về công tác giám sát hoạt động: Công tác giám sát hoạt động của Ngân hàng luôn tuân thủ theo nguyên tắc: đảm bảo tính khách quan, trung thực, thường xuyên và liên tục, bao trùm tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Thường xuyên chủ động phân tích, đánh giá chất lượng các khoản vay để xác định chính xác thực trạng chất lượng tín dụng, từ đó sớm phát hiện các khoản nợ có vấn đề, hoặc có phát sinh nợ xấu thì xác định rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết, đồng thời có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách, quy trình tín dụng và các mặt hoạt động khác đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời kết hợp với việc sắp xếp, bố trí, phân công công việc hợp lý nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cán bộ tín dụng.
Song song với công việc đó thì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Sở giao dịch Agribank cũng được thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. Chính điều này đã giúp Sở giao dịch Agribank phát hiện được các sai lầm từ phía Ngân hàng để phòng ngừa kịp thời.
Thứ ba, về công tác thu thập và xử lý thông tin dần được cải thiện. Thông tin thu thập từ nhiều nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng, từ khách hàng, từ bạn hàng của khách hàng...việc phân tích đánh giá, phân loại và chọn lọc khách hàng đã được thực hiện nghiêm túc và mang lại những hiệu quả nhất định.
Thứ tư, chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, chủ động trong công việc của cán bộ tín dụng. Tại Sở giao dịch Agribank, thường xuyên tập huấn cho cán bộ tín dụng cũng như cử cán bộ đi học tập nghiệp vụ tại các Trung tâm đào tạo, khóa học của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
2012
Dư nợ cho vay KHthôn Việt Nam tổ chức... 5.175 5.040 3.116
Thứ năm, Sở giao dịch Agribank cũng thường xuyên thực hiện việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng thường xuyên xuống các cơ sở sản xuất để kiểm tra tình hình sử dụng vốn có đảm bảo như trong phương án vay vốn không.
Thứ sáu, tài sản đảm bảo cũng được kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo cho giá trị tài sản đảm bảo được duy trì trong suốt thời gian vay vốn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Thứ bảy, quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: áp dụng theo quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam của Hội đồng quản trị Agribank.
2.2.2.2. Công tác xử lý nợ xấu
Thứ nhất, về cơ cấu bộ phận xử lý nợ xấu
Tại Sở giao dịch Agribank, thành lập tổ thu hồi công nợ, đứng đầu là Giám đốc Sở giao dịch Agribank giữ cương vị tổ trưởng, tiếp đến là Trưởng phó phòng Tín dụng cùng các cán bộ tín dụng đảm nhiệm cương vị tổ viên. Nhiệm vụ chính của tổ thu nợ là đôn đốc, soạn thảo thông báo gửi khách hàng quá hạn tổ mình phụ trách, văn bản đề nghị phối hợp với cơ quan chức năng, tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền xử lý khách hàng nợ xấu.
Thứ hai, về cơ chế xử lý nợ xấu
Bước 1: Nhận biết các khoản vay có vấn đề
- Kiểm tra hồ sơ khoản vay
- Kiểm tra hồ sơ TSBĐ
- Định giá tài sản bảo đảm
- Xem xét lại mọi cơ hội để bổ sung TSBĐ Bước 2: Kiểm tra hồ sơ các khoản vay có vấn đề Bước 3: Gặp gỡ khách hàng
Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện: Lên kế hoạch gửi Trưởng, phó phòng nghiệp vụ trình Giám đốc để có hướng dẫn bổ sung hoặc sự phê chuẩn cuối cùng. Bước 5: Thực hiện kế hoạch: tiếp xúc với khách hàng, tư vấn giúp đỡ khách hàng tháo gỡ khó khăn.
Bước 6: Quản lý và theo dõi việc thực hiện kế hoạch.
Thứ ba, xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro
Từ ngày 22/04/2005 thực hiện quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 5 năm 2005, Sở giao dịch Agribank đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro như sau:
Bảng 2.10: Trích lập quỹ dự phòng rủi ro
Dự phòng chung 445“ 37 19^ DPRRTD/dư nợ cho vay 17,7% 14,9% 9% Tỷ lệ trích lập DP chung 0.86% 0.73% 0,61%
Tổng dư nợ cho vay 5.17 5 5.040 3.116 Tổng nợ xấu 25 5 18 9^ 24 Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,92 % 3,75% 0,75%
Biểu đồ 2.7: Trích lập quỹ dự phòng rủi ro
Việc xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro chỉ là biện pháp tạm thời, mang tính tình thế bằng cách sử dụng một số tiền của Ngân hàng được trích từ lợi nhuận hàng năm nhằm tạm thời bù đắp các khoản nợ chưa thanh toán được để ổn định tình hình tài chính.
Thứ tư, có sự phối hợp với Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để thu hồi nợ.
Hiện tại với sự giúp đỡ của Tòa án nhân dân, Sở giao dịch Agribank đã khởi kiện khách hàng cố tình chây ỳ trong việc trả nợ Ngân hàng, điển hình là Chi nhánh Công ty CP XNK tổng hợp II tại Hà Nội. Đây là khách hàng trốn tránh trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ với Ngân hàng. Vì vậy bằng việc khởi kiện những khách hàng này, Ngân hàng mới có khả năng thu hồi được khoản nợ của mình.
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU Ở SỞ GIAO DỊCH AGRIBANK
Bảng 2.11: Tình hình chung về nợ xấu của Sở giao dịch Agribank qua các năm
Biểu đồ 2.8: Tình hình chung về nợ xấu của Sở giao dịch Agribank qua các năm
Nhìn chung, diễn biến của nợ xấu tại Sở giao dịch Agribank đã có những chuyển biến tích cực, giảm mạnh về cả số lượng và tỷ trọng. Đến năm 2014 tổng dư nợ của Sở giao dịch Agribank đã giảm 1.924 tỷ đồng (giảm
38%) so với năm 2013 nhưng nợ xấu của Sở giao dịch Agribank đã giảm 165 tỷ so với năm 2013 (chỉ còn chiếm 0,75% trên tổng dư nợ). Nguyên nhân chính của vấn đề này là do:
- Với phương châm đầu tư mới phải đi đôi với việc an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng nên Ban lãnh đạo Sở giao dịch Agribank đã chỉ đạo: thường xuyên bám sát, chăm sóc, phân loại khách hàng để có chính sách đầu tư, chính sách ưu tiên trong tín dụng phù hợp. Đồng thời để nắm bắt được các thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách nhanh nhất, từ đó có các biện pháp phòng ngừa tốt nhất các khoản vay, tránh mất vốn của Sở giao dịch Agribank.
- Mở rộng tín dụng đối với khách hàng tốt, ưu tiên cho vay đối với các khách hàng có loại hình kinh doanh đa năng, các khách hàng có quan hệ vay, trả sòng phẳng, các khách hàng có tiền gửi, dịch vụ, thanh toán, Thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Agribank. Các khách hàng là hộ gia đình kinh doanh có hiệu quả cũng được Sở giao dịch Agribank chú ý để chăm sóc.
- Công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ đã xử lý rủi ro được Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên Sở giao dịch Agribank thực hiện có hiệu quả bằng các biện pháp như: Lập tổ xử lý nợ, phân loại khách hàng và giao khách hàng đến từng nhóm, tổ và từng cán bộ; thường xuyên nắm bắt các thông tin và tìm các biện pháp để xử lý các tình huống một cách có hiệu quả.