THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI SỞ GIAO DỊCH AGRIBANK

Một phần của tài liệu 1604 thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại sở giao dịch AGRIBANK luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 64 - 74)

Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, với tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70% tổng dư nợ. Sở giao dịch Agribank là một bộ phận trong mạng lưới các Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cũng với mục đích cho vay ưu đãi đối với hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Tuy nhiên với đặc thù là Chi nhánh có trụ sở tại Hà Nội nên tín dụng tại Sở giao dịch Agribank tập trung vào các đối tượng khác như Doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, đầu tư và kinh doanh thương mại...

2.2.1. Phân loại nợ xấu tại Sở giao dịch Agribank

Đầu tiên chúng ta xem xét tình hình phân loại các nhóm nợ tại Sở giao dịch Agribank giai đoạn 2012-2014

Bảng 2.6: Phân loại các nhóm nợ tại Sở giao dịch Agribank

4 % % 4 % Nợ cần chú ý 3.01 6 58,3 % 2.249 44,6 % 1.22 8 39,4 % Nợ dưới tiêu chuân 5" 0,09

% T 0,02 % 39" 0,1 % Nợ nghi ngờ 11 8 % 2,3 0T %0,01 06" %0,02 Nợ có khả năng mất vốn 13 2^ % 2,5 187,3 3,7% 195" % 0,6 Tổng nợ xấu ^2 55 189 24 Tỷ lệ nợ xấu 4,92% 3,75% 0,75%

tiền Tổng nợ xấu 25 5^ 9 18 4 2 Cá nhân 6- 7 2,6 % 9" 4,3% 1 7 71 % Doanh nghiệp 248,3 97,4% 180" 95,2% 7 29 %

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở giao dịch Agribank năm 2012-2013-2014)

□ Nợ có khả năng mất vốn □ Nợ nghi ngờ

□ Nợ dưới tiêu chuẩn □ Nợ cần chú ý □ Nợ đủ tiêu chuẩn

Biểu đồ 2.3: Phân loại các nhóm nợ tại Sở giao dịch Agribank

55

Năm 2014, dư nợ tín dụng của Sở giao dịch Agribank giảm mạnh so với thời điểm năm 2012 và 2013 là do từ đầu năm đến Ban giám đốc và phòng nghiệp vụ phải tập trung nhiều thời gian cho việc phục vụ công tác thanh kiểm tra tại Sở giao dịch và công tác xử lý, thu hồi nợ tồn đọng nên việc mở rộng tăng trưởng tín dụng còn hạn chế. Tuy nhiên chất lượng của các khoản nợ luôn được đảm bảo. Với tỷ lệ nợ xấu hai năm 2012-2013 luôn đạt mức cao trên 3%, tuy nhiên năm 2014 tỷ lệ này đã được hạ từ 3,75% trong năm 2013 xuống còn 0,75% ở thời điểm cuối năm 2014, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân ngành 3,8% ở thời điểm cuối tháng 11/2014, thể hiện nỗ lực lớn của Sở giao dịch Agribank trong việc thu hồi các khoản nợ xấu.

2.2.1.1. Phân loại nợ xấu theo Thành phần kinh tế

Bảng 2.7: Phân loại nợ xấu theo Thành phần kinh tế

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tông dư nợ 5.175 5.040 3.116 Nợ xâu 25 5 Ĩ89" 2 4 1. Do nguyên nhân chủ quan 2 3 T

Trong cơ cấu nợ xấu doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014 tập trung vào nợ xấu của doanh nghiệp và tỷ trọng nợ xấu của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần. Trong khi năm 2012 nợ xấu doanh nghiệp chiếm 97,4% trong tổng nợ xấu thì bước sang năm 2013 con số này là 95,2% còn năm 2014 chỉ còn là 29% . Năm 2013, nợ xấu doanh nghiệp là 180 tỷ đồng giảm 68,3 tỷ đồng (tương đương giảm 27,5%) so với năm 2012. Năm 2014, nợ xấu doanh nghiệp chỉ còn là 7 tỷ đồng giảm 173 tỷ đồng (tương đương giảm 94%) so với năm 2013. Năm 2014 hoạt động kinh doanh thuộc một số doanh nghiệp nợ xấu năm 2012 đã từng bước được cải thiện và trả nợ tiền vay tại Sở Giao Dịch Agribank cùng với việc trích lập dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC đã làm cho dư nợ xấu năm 2014 giảm mạnh

Các khoản nợ của khách hàng cá nhân không chiếm tỷ trọng cao cả về dư nợ lẫn tỷ lệ nợ xấu. Chứng tỏ Ngân hàng chưa chú trọng lắm đến việc mở rộng các khoản cho vay với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên Ngân hàng cũng nên xem xét để khai thác tiềm năng từ thành phần kinh tế này và cần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng để luôn hạn chế rủi ro và tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.

2.2.1.2. Nợ xấu phân theo nguyên nhân

Nợ xấu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan. Đối với nguyên nhân khách quan thì Ngân hàng có thể nhận biết và hạn chế nó chứ không thể loại bỏ nó được. Đối với nguyên nhân chủ quan thuộc về bản thân Ngân hàng thì Ngân hàng chủ động có thể dùng các biện pháp hợp lý để hạn chế rủi ro, tuy nhiên việc làm này là rất khó khăn.

Để xem xét nguyên nhân gây ra nợ xấu đối với Sở giao dịch Agribank ta theo dõi qua bảng số liệu chi tiết sau.

Bảng 2.8: Nợ xấu phân theo nguyên nhân

3 6^ 3 Tỷ trọng trong tông nợ xâu 99,2% 98,4% 95,8% Do thiên tai, cơ chê chính sách 1

5 1 3 T Do khách hàng vay vôn 20 3 15 T 2 0 - Kinh doanh thua lỗ 169^ 12

4"

9

- Sử dụng vôn sai mục đích 6 5 3

- Khách hàng vay cô ý lừa đảo 0 0 0

- Khách hàng bị phá sản 2 8 2 2 8 Do nguyên nhân khác 3 5 2 4 2

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nợ xấu 25 T 189^ 2 4

Qua bảng 2.8, biểu đồ 2.5 và các số liệu trên ta thấy rằng nợ xấu chủ yếu là do nguyên nhân khách quan. Còn về nguyên nhân chủ quan đã được hạn chế đến mức tối đa do quy trình nghiệp vụ được chặt chẽ, nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng ngày càng được nâng cao, ràng buộc chặt chẽ giữa nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Phần lớn đối tượng vay là cá nhân đang công tác tại Sở giao dịch Agribank hoặc Agribank các chi nhanh khác, không có tài sản đảm bảo.

Về phía khách hàng, thông thường khách hàng không trả được nợ là do ba nguyên nhân chính: kinh doanh thua lỗ, do sử dụng vốn sai mục đích, và do cố ý lừa đảo. Năm 2012-2013, tỷ lệ nợ xấu do khách hàng làm ăn thua lỗ ở mức cao lên tới hơn 20 tỷ đồng, điều đó cũng phần nào phản ánh được tình hình khó khăn trong kinh doanh của nền kinh tế trong những năm gần đây. Như ta đã biết trong cơ chế thị trường ngày nay, các Doanh nghiệp ngoài việc phải cạnh tranh với nhau rất khốc liệt thì còn có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Do vậy, kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy Ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực am hiểu, cũng vì lý do kinh doanh gặp nhiều khó khăn mà có nhiều khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích đã ký kết trong Hợp đồng tín dụng.

Ngoài ra, nợ xấu phát sinh do các nguyên nhân khách quan là do cơ chế chính sách thay đổi. Nước ta đang trong tiến trình đổi mới, nên hệ thống pháp luật còn chưa được đồng bộ còn nhiều mâu thuẫn nên thường xuyên có sự thay đổi cơ chế chính sách để thích ứng với nền kinh tế thị trường. Trong những trường hợp đó Ngân hàng đã có chính sách đúng khi có các biện pháp “cứu cánh” cho Doanh nghiệp nên đã giúp cho nhiều Doanh nghiệp là khách hàng của mình thoát khỏi tình trạng nguy cấp, giảm đáng kể nợ xấu do nguyên nhân này trong năm 2014.

Tóm lại ta thấy tình hình nợ xấu của Sở giao dịch Agribank trong 3

năm qua đã có những thay đổi đáng kể từ chỗ nợ xấu ở mức rất cao từ mức 4,92% năm 2012 xuống còn 0,75% năm 2014, đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng. Các khoản nợ phát sinh chủ yếu từ các năm trước và trong 2 năm gần đây do công tác cán bộ được cải thiện nhiều cũng như những thay đổi hợp lý trong chính sách của Ngân hàng mà nợ xấu phát sinh mới giảm đáng kể.

2.2.1.3. Nợ xấu phân theo tài sản bảo đảm

Bảng 2.9: Nợ xấu phân theo tài sản bảo đảm

□ Tổng nợ xấu □ Nợ xấu có TSBĐ

Biểu đồ 2.6: Nợ xấu phân theo tài sản bảo đảm

Qua bảng số liệu ta có thể thấy tỷ trọng nợ xấu có tài sản đảm bảo qua các năm 2012, 2013 là khá cao như năm 2012 là 89,9%; năm 2013 là 98,4% tuy

nhiên đến năm 2014 chỉ còn là 62,5%. Tỷ lệ tải sản đảm bảo giảm mạnh một phần là do tổng nợ xấu giảm mạnh ở đối tượng khách hàng doanh nghiệp, với tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo lớn. Còn lại là đối tượng khách hàng cá nhân vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo. Điều này thể hiện sự cẩn trọng của Ngân hàng khi cho vay, nâng cao mức độ an toàn của các khoản vay cũng như khả năng trả nợ của người vay. Đạt được điều này là do Chi nhánh đã thực hiện nghiêm theo sự chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam áp dụng 100% tài sản bảo đảm đối với các khoản vay trung dài hạn, không sử dụng tài sản thế chấp là các loại cổ phiếu trái phiếu Doanh nghiệp, quyền đòi nợ, hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh...

Một phần của tài liệu 1604 thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại sở giao dịch AGRIBANK luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w