Khái quát về hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Agribank tron g

Một phần của tài liệu 1604 thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại sở giao dịch AGRIBANK luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 53 - 64)

2.1.2.1. Công tác huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của NHTM, quyết định sự thành công của ngân hàng. Trong những năm gần đây, do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, đồng thời Sở giao dịch Agribank cũng phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác, nhất là các NHTM cổ phần trong việc thu hút tiền gửi của dân cư cũng như của các doanh nghiệp và các

Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng vốn huy động 9.2 39 10.563 9.1 16 định chế tài chính.

Sở giao dịch Agribank đã xác định công tác huy động vốn là mục tiêu ưu tiên và là mặt trận hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, tăng trưởng nguồn vốn và làm cơ sở cho tăng trưởng các hoạt động khác tại chi nhánh. Với phương châm đó, Sở giao dịch Agribank đã thực hiện triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đa dạng hóa nguồn vốn bằng nhiều hình thức và kênh huy động khác nhau nhằm thu hút vốn tối đa phục vụ nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế. Cụ thể như: Phát động phong trào thi đua và giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng cán bộ; Triển khai chương trình tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn như ngày giải phóng thủ đô, dịp Noel, ngày Quốc khánh 2-9, ngày giải phóng miền Nam 30-4, Tết dương lịch, tri ân khách hàng nữ nhân ngày 20/10, 8/3...; Thực hiện thông báo các khoản tiền gửi đến hạn tới các khách hàng tổ chức, cá nhân; Thiết lập các mối quan hệ với các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế lớn nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói, ưu đãi phí, dịch vụ thanh toán, kết nối thanh toán nhằm tăng trưởng nguồn vốn và tăng thu phí dịch vụ; Thường xuyên tổ chức thu thập, khảo sát diễn biến lãi suất trên thị trường để điều chỉnh lãi suất phù hợp với chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng về các sản phẩm huy động vốn; Nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới tác phong giao dịch hiện đại, chuyên nghiệp và đánh giá giao dịch viên qua ý kiến phản hồi của khách hàng trên hệ thống lấy số tự động của Sở giao dịch Agribank...

Nhờ áp dụng nhiều chính sách đa dạng nói trên, mặc dù trong thời gian qua có những thời điểm công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhìn chung vốn huy động của Sở giao dịch Agribank đã có những chuyển biến theo hướng tích cực.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch Agribank

5 0 6

Nợ xấu 25

5^

189 ~24

1 .Phân theo thời hạn

TD ngăn hạn 1.11 3 1.56 2 1.04 4 TD trung dài hạn 4.06 2 3.47 8 2.07 2 2. Phân theo loại tiền

VND 2.81 3 2.80 2 2.42 2 Ngoại tệ (quy VNĐ) 2.36 2 2.23 8 694^

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở giao dịch Agribank năm 2012-2013-2014)

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch Agribank

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ giai đoạn 2012-2014 ta có thể thấy: Tổng

nguồn vốn huy động của Sở giao dịch Agribank biến động mạnh. Năm 2014 hoạt động huy động vốn của Sở giao dịch Agribank không mấy khả quan và giảm mạnh mẽ 1.447 tỷ đồng tương ứng 13,6% so với năm 2013. Nguyên nhân chính là do Sở Giao Dịch Agribank phải chia sẻ cho Chi nhánh Agribank Hà Nội

40% số dư nguồn vốn tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước. Năm 2014 nền

47

ảnh hưởng tới tăng trưởng nguồn vốn và lượng tiền giao dịch ngân hàng, Sở giao

dịch Agribank chỉ có một địa điểm giao dịch duy nhất tại số 2 Láng Hạ trong khi

có quá nhiều TCTD trên cùng tuyến phố (trên 20 ngân hàng) nên công tác huy động vốn hết sức khó khăn. Tuy nhiên, Sở giao dịch Agribank đã triển khai và phối hợp triệt để các biện pháp nhằm huy động vốn nên công tác huy động vốn đã có bước chuyển biến tích cực. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2014 đạt 9.116 tỷ đồng, đạt 115,2% kế hoạch năm 2014 được giao.

2.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn

Với phương thức hoạt động là đi vay để cho vay nên các Ngân hàng khi đã huy động được vốn thì phải sử dụng vốn, tức là bỏ vốn vào đầu tư hoặc cho vay để đầu tư. Ngày nay việc đi vay đã khó nhưng việc giải ngân được số vốn đã đi vay đó lại càng khó khăn hơn do sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM nước ngoài. Nếu như nghiệp vụ huy động vốn đóng vai trò là nền tảng thì hoạt động tín dụng là hoạt động quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Agribank..

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch Agribank

Biểu đồ 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch Agribank

Trong tình hình nền kinh tế còn nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Sở giao dịch Agribank đã thận trọng trong việc mở rộng tín dụng. Năm 2012 Sở giao dịch Agribank tập trung mở rộng tín dụng vào các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Đối với các khách hàng lớn, Sở giao dịch Agribank chỉ tập trung vào các lĩnh vực có độ rủi ro thấp, các Doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh.

Cơ cấu dư nợ đã có sự thay đổi, tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn giảm từ 79,14% năm 2012 xuống còn 68,5% năm 2013 và chỉ còn 66% tính trên tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn tăng chủ yếu ở nhóm khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực phục vụ nông nghiệp nông thôn.

Dư nợ năm 2013 đạt 5.040 tỷ đồng giảm 135 tỷ đồng (tương đương giảm 2,61%) so với năm 2012. Năm 2013, tình hình cho vay và thu nợ đều gặp khó khăn. Doanh số cho vay chỉ là 2.658 tỷ đồng giảm 491 tỷ đồng

(tương đương giảm 15,59%) , doanh số thu nợ 2.793 tỷ đồng, giảm 1.839 tỷ đồng (tương đương giảm 39,7%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do suy thoái kinh tế trong và ngoài nước vẫn tiếp tục diễn ra và chưa có dấu hiệu phục hồi đặc biệt là ngành kinh doanh vận tải biển, xây dựng. Thị trường bất động sản đóng băng cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng.

Dư nợ năm 2014 là 3.116 tỷ đồng, giảm 1.924 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân chính là do trong năm Sở giao dịch Agribank đã tiến hành bán 1.430 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC (Theo báo cáo bán nợ đến thời điểm 31/12/2014 của Sở giao dịch Agribank), cùng với việc từ đầu năm Ban giám đốc và phòng nghiệp vụ phải tập trung nhiều thời gian cho việc phục vụ công tác thanh kiểm tra tại Sở giao dịch Agribank và công tác xử lý, thu hồi nợ tồn đọng nên việc mở rộng tăng trưởng tín dụng còn hạn chế dẫn đến dư nợ không tăng trưởng mà còn sụt giảm so với thời điểm đầu năm.

Về cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền: Dư nợ ngoại tệ năm 2014 nghiêng hẳn sang hoạt động cho vay bằng Việt Nam đồng, nguyên nhân chính là sang năm 2014, quy mô khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ của Sở giao dịch Agribank giảm mạnh, bên cạnh đó cũng tồn tại các khách hàng với nhu cầu nhập khẩu bằng ngoại tệ nhưng không có nguồn thu ngoại tệ nên chưa đủ điều kiện để vay ngoại tệ và vẫn phải vay Việt Nam Đồng để mua ngoại tệ thanh toán cho đối tác nước ngoài..

2.1.2.3. Công tác khác

Ngoài việc huy động và cho vay, Sở giao dịch Agribank còn thực hiện các

hoạt động dịch vụ bao gồm dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh toán

quốc tế. Đối với dịch vụ thanh toán trong nước đã có sự cải thiện đáng kể thông

qua việc nâng cấp chương trình thanh toán giúp cho tốc độ thanh toán nhanh, an

2012 với năm trước với năm trước với năm trước DS thanh toán hàng XK 131 25% 88 -33% 89 1% DS thanh toán hàng NK 215 47% 254 18% 236 -7% DS mua ngoại tệ 180 -60% 229 27% 222 -3% DS bán ngoại tệ V79 -37% 248 39% 250 1%

DS chuyển tiền kiều hối 1,95 -46% 2,33 19% 2,40 3 %

DS chuyển tiền cá nhân 1,21 48% 173 43% 1,86 7 %

50

toàn. Ngân hàng đã triển khai một hệ thống máy ATM rộng khắp, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với những dịch vụ tiện lợi, hiện đại. Bên cạnh dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán trong quốc tế là một trong các dịch vụ mũi nhọn của Ngân hàng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu chuyển tiền của khách hàng.

Thanh toán quốc tế

Kết quả một số chỉ tiêu thanh toán quốc tế của Sở giao dịch Agribank được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Doanh số một số chỉ tiêu thanh toán quốc tế

với năm trước với năm trước với năm trước DS chuyển tiền 158.045 23 % 189.890 11% 322.813 70% Số món chuyển tiền 227.152 25 % 249.424 10% 275.742 11%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở giao dịch Agribank năm 2012-2013-2014)

Hoạt động thanh toán quốc tế năm 2012 giảm sút mạnh so với năm 2011 do hoạt động thanh toán quốc tế gắn liền với hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch, khi doanh số cho vay và dư nợ giảm thì doanh số thanh toán quốc tế cũng giảm tương ứng. Năm 2013, thanh toán hàng xuất khẩu giảm so với năm 2012 chủ yếu do giảm từ một số khách hàng truyền thống. Nguyên nhân chính do một số khách hàng không thực hiện tạm nhập tái xuất phân bón - là mặc hàng Trung Quốc

51

không cấm nên thực hiện thanh toán chính ngạch, các đơn vị trên thực hiện nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc. Nhìn chung quy mô dịch vụ thanh toán quốc tế của Sở giao dịch tăng nhẹ. Sở giao dịch thực hiện phân khúc khách hàng theo nhóm, giao nhiệm vụ quản lý và theo dõi hoạt động của khách hàng đến từng cán bộ để đảm bảo tăng tỷ trọng thu dịch vụ, tăng doanh số giao dịch. Sở giao dịch đẩy mạnh mối quan hệ và hợp tác với các khách hàng cũ, phối hợp chặt chẽ với bộ

phận Dịch vụ và Marketing trong việc thu hút ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu, tập đoàn, dự án, kiều hối đồng thời tiếp cận và mở rộng khách hàng mới.

Thanh toán trong nước

Bảng 2.4: Doanh số chuyển tiền trong nước

với năm trước với năm trước với năm trước Số thẻ ghi nợ nội địa 21.2 38 3% 24.368 15% 24.584 8,9% Số máy EDC 19 6% 27 42% 53 96%

(Nguồn: Báo cáo tông hợp của Sở giao dịch Agribank năm 2012-2013-2014)

Sở giao dịch Agribank có doanh số chuyển tiền tăng đều qua các năm góp phần thúc đẩy tăng trưởng quy mô dịch vụ phi tín dụng của Sở giao dịch. Đến 31/12/2014 dịch vụ thanh toán hóa đơn đạt 1,9 tỷ đồng, 412 giao dịch, tăng 1,31 tỷ đồng so với năm trước. Dịch vụ nhờ thu tự động đạt 130 triệu đồng, tăng 45 triệu đồng so với năm trước. Sở giao dịch đã làm tốt vai trò đầu mối quản lý công tác kế toán, thanh toán, quản lý các tài khoản, thu chi ngoại tệ mặt với chi nhánh, đảm bảo hạch toán chính xác, kịp thời và đối chiếu đầy đủ. Sở giao dịch luôn không ngừng cải tiến quy trình nghiệp vụ để rút ngắn

52

thời gian giao dịch, chuyển tiền nhanh và chính xác hơn dẫn tới thu hút nhiều khách hàng hơn. Ngoài doanh số chuyển tiền thì doanh số thu chi tiền mặt, doanh số thanh toán hóa đơn... cũng ổn định và có xu hướng tăng.

Dịch vụ thẻ

Bảng 2.5: Số thẻ ATM và số máy EDC

phát hành qua các đơn vị trả lương có thu nhập ổn định và duy trì số tài khoản không kỳ hạn bình quân cao. Sở giao dịch cũng đã giao khoán đến từng cán bộ phát hành thẻ ATM cho khách hàng mới. Những biện pháp trên đều thúc đẩy sự phát triển cả về số lượng thẻ, số lượng khách hàng sử dụng thẻ của Sở giao dịch Agribank.

Công tác Tiền tệ kho quỹ: Đã được tổ chức tốt, luôn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, thu chi kịp thời đúng quy định. Chấp hành nghiêm túc định mức tồn quỹ đúng quy định. Quản lý tốt tài sản thế chấp và chứng từ có giá.

Các dịch vụ khác

Năm 2014, nhóm dịch vụ Mobile Banking có tổng số 11.380 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Banking; trong đó có 10.667 khách hàng cá nhân, 677 khách hàng doanh nghiệp, tăng 3.014 khách hàng (tăng 36% so với

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọng

năm 2013). Sở giao dịch Agribank luôn chú trọng công tác tư vấn khách hàng sử dụng nhóm dịch vụ Mobile Banking, bổ sung kịp thời các dịch vụ mới của chùm dịch vụ. Năm 2014, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này tăng so với năm 2013 nhưng phí dịch vụ thu được chỉ hoàn thành 80% kế hoạch.

Năm 2014 Sở giao dịch chưa tích cực triển khai sản phẩm liên kết ngân hàng bảo hiểm nên kết quả không đáng kể. Đến 31/12/2014 mới có 02 khách hàng tham gia sản phẩm này. Doanh thu phí bảo hiểm 8,2 triệu đồng.

Hiện nay, Sở giao dịch Agribank vẫn chưa theo dõi, nghiên cứu thị trường để đánh giá thị phần của các dịch vụ phi tín dụng mà Sở giao dịch Agribank đang cung cấp so với thị phần của các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội, bao gồm cả những ngân hàng thuộc và không thuộc hệ thống Agribank. Đây là vấn đề Sở giao dịch cần nhanh chóng thực hiện để có thể cạnh tranh tốt hơn trong hoàn cảnh nền kinh tế vẫn còn khó khăn.

Một phần của tài liệu 1604 thực trạng và giải pháp xử lý nợ xấu tại sở giao dịch AGRIBANK luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 53 - 64)