Tổng kết cả năm 2020

Một phần của tài liệu 001 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt mam chi nhánh bắc hà (Trang 42 - 47)

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 đã vượt qua những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 để tiếp tục duy trì tăng trưởng. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2020), GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm 2019. Tuy đây chỉ là mức tăng thấp nhất trong các năm từ 2011 nhưng lại là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có những tác động nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội, không chỉ trong nước mà trên toàn cầu, thì đây là thành công lớn của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam phục hồi rõ nét sau khi tạo đáy từ Quý II/2020 với mức tăng trưởng GDP của 4 quý lần lượt là 3,68%; 0,39%; 2,62% và 4,48% so với cùng kỳ năm trước, với động lực tăng

33

trưởng chính là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, nông - lâm - thủy sản, bán buôn - bán lẻ và ngành Tài chính - Ngân hàng.

Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng GDP các lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: %

Nguồn: Bản tin kinh tế ngành năm 2020, Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV

Biểu đồ 4.2: Diễn biến chỉ số sản xuất công nghiệp (so với cùng kỳ năm trước)

34

Tóm tắt diễn biến của một số ngành kinh tế chủ lực tại Việt Nam trong năm 2020 như sau:

Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Lĩnh vực này có mức tăng trưởng tương đối ổn, ở mức 2,68%, so với bình quân giai đoạn 2016-2020 thì cao hơn 2,54%. Đặc biệt, trong quý IV/2020, lĩnh vực này đạt mức tăng trưởng ở mức cao: 4,69%, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Trong đó, thủy sản tăng trưởng ở mức cao nhất là 3,08%, mức tăng của nông nghiệp và lâm nghiệp lần lượt là 2,55% và 2,82%.

Lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng là một trong những nhóm ngành nhạy cảm với sự ảnh hưởng đại dịch nhưng vẫn có mức tăng trưởng là 3,98%. Đóng vai trò chủ chốt, ngành công nghiệp chế biến chế tạo là đầu tàu trong việc tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp vào mức tăng chung 1,25 điểm phần trăm trong khi ngành xây dựng có mức tăng cao nhất, đạt 6,76% và đóng góp 0,5 điểm phần trăm. Trong khi đó, chỉ số ngành khai khoáng có mức giảm 5,62% (nguyên nhân đến từ khí đốt tự nhiên giảm 11,5% và sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6%), làm giảm 0,36% trong mức tăng chung.

Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế chịu ảnh hưởng rõ nét nhất bởi đại dịch Covid- 19. Toàn ngành chỉ đạt mức tăng 2,34%, mức thấp nhất từ năm 2011 đến nay. Đặc biệt, các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng nhất của đại dịch là ngành vận tải, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, lần lượt giảm 1,88% và 14,68%. Một số ngành dịch vụ khác chịu ảnh hưởng ít hơn và vẫn duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ là bán buôn và bán lẻ với mức tăng 5,53%; ngoài ra ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm cũng tăng 6,87% so với năm trước.

4.1.3. Tình hình kinh tế Việt Nam quý I năm 2021

Trong 3 tháng đầu năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội ổn định hơn so với năm 2020 nhờ thành công trong phòng, chống dịch Covid-19, tuy nhiên, kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 xuất hiện trở lại trên địa bàn một số tỉnh, thành phố vào cuối tháng 01/2021, đây cũng là thời điểm trước Tết Nguyên đán Tân Sửu nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản

35

xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Nhờ việc tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu kép đã giúp nền kinh tế dần ổn định trở lại khi thương mại, đầu tư, tiêu dùng hồi phục, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp dù giá hàng hóa thế giới tăng mạnh (CPI bình quân quý 1/2021 chỉ tăng 0,29% so cùng kỳ). Xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh (đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so cùng kỳ) với cán cân thương mại tiếp tục thặng dư 2,8 tỷ USD (theo TCHQ). Đầu tư nước ngoài cũng có dấu hiệu phục hồi với vốn FDI đăng ký ước đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5%, giải ngân FDI tăng 6,5%, cùng với giải ngân đầu tư công tăng 13%, bán lẻ tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Với các động lực từ phía cầu như vậy, tăng trưởng kinh tế quý 1/2021 đạt 4,48%, cao hơn tốc độ tăng trưởng 3,68% của quý 1/2020. Về triển vọng cả năm, các các định chế tài chính lớn như IMF, WB, ADB ...v.v dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 6-7%.

Tác động của dịch Covid-19 đối với các lĩnh vực kinh tế Việt Nam:

Lĩnh vực nông-lâm nghiệp-thuy sản: Sản lượng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý I năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước nhờ các lĩnh vực trồng trọt cây lương thực, cây lâu năm thuận lợi; lĩnh vực chăn nuôi kiểm soát tốt dịch bệnh và đặc biệt các lĩnh vực nông sản, đồ gỗ xuất khẩu có kết quả tích cực. Tính trong quý 1, khu vực này đạt mức tăng trưởng 3,19%, chỉ thấp hơn mức tăng trưởng của quý I năm 2011 và quy I năm 2018 trong giai đoạn từ 2011-2021. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực như thủy sản, rau quả, cà phê, điều, gạo đều lấy lại đà tăng với mức tăng trưởng chung của quý 1 là 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hỗ trợ dùng trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng trưởng khá mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ tăng. Sản lượng các loại phân bón chủ yếu (Ure, NPK) đạt mức tăng trưởng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực này còn khó khăn, số lượng công ty tạm ngừng hoạt động vẫn còn tăng (+32% so với cùng kỳ năm trước).

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, tuy đã có phục hồi so với quý 1/2020 khi có mức tăng trưởng chung là 6,3%

36

nhưng chưa đồng đều giữa các ngành. Ngành công nghiệp quý 1/2021 tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy có cao hơn mức tăng 5,1% của quý 1/2020 nhưng so với mức tăng 10,45% của quý 1 năm 2018 và mức tăng 9% của quý 1 năm 2019 thì vẫn thấp hơn nhiều. Trong khi lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng trưởng tốt (9,45%) thì ngành khai khoáng lại có mắc tăng trưởng âm (-) 8,24% do sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên giảm 16,1% và dầu thô giảm 11%. Về xuất khẩu, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có sự tăng trưởng tương đối tốt. Đáng lưu ý, các mặt hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng có kim ngạch xuất khẩu đạt 9,1 tỷ USD, tăng 77,2%; sắt thép đạt 1,8 tỷ USD, tăng 65,2%, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy sự hồi phục về nhu cầu sản xuất của nền kinh tế thế giới.

Ngành xây dựng ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19 và một số lĩnh vực được hưởng lợi từ việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công của Chính phủ. Nhờ đó, trong quý 1/2021, ngành này đã đạt được mức tăng trưởng 5,17%, cao hơn mức tăng chung của toàn bộ nền kinh tế.

Lĩnh vực dịch vụ: Đây là các ngành phản ánh rõ nhất tác động tiêu cực từ đại dịch và sẽ cần thêm thời gian để phục hồi sau khi kiểm soát được dịch bệnh. Kết thúc quý 1, tăng trưởng của khu vực này chỉ đạt 3,34% (tương đương mức tăng 3,26% quý 1/2020, nhưng thấp hơn nhiều so với mức 6,5% quý 1/2019). Bên cạnh đó, do là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất bởi dịch Covid-19, nên số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vẫn tiếp tục tăng (29,8%) so với cùng kỳ năm trước (cao hơn so với mức tăng chung là 28,2%).

Đối với lĩnh vực du lịch vận tải; trong quý 1, dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số nước, cũng như tại một số địa phương trong nước gây cản trở quá trình mở lại các đường bay quốc tế và một phần trong nước. Từ 1/4/2021, Việt Nam mới mở cửa trở lại 4 đường bay quốc tế (đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc). Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế vẫn giảm mạnh 98,1% so với quý 1/2020 trong khi số lượng vận tải hành khách nội địa cũng giảm 11,8%. Doanh thu ngành du lịch trong quý 1 do đó vẫn giảm 60% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trên thị trường chứng

37

khoán, chỉ số giá nhóm cổ phiếu du lịch vẫn tăng 7,1% so với đầu năm, do hai nguyên nhân chính: (i) Trong quý 1/2021, một số nhóm cổ phiếu trong đó có du lịch đã thu hút được dòng tiền của các nhà đầu tư trong khi giá các nhóm cổ phiếu khác đã tăng rất cao, (ii) Thị trường chứng khoán vẫn duy trì đà tăng, đã có biểu hiện đầu cơ nên diễn biến giá cổ phiếu của một số nhóm ngành chỉ phản ánh phần nào tác động của dịch Covid-19.

Trong khi đó, các ngành bán lẻ, kinh doanh bất động sản trong quý 1 năm 2021 đã có xu hướng hồi phục dù chưa thực sự mạnh mẽ với mức tăng lần lượt là 5,1% và 3,6%. Lĩnh vực bất động sản có mức tăng trưởng thấp là do ảnh hưởng mạnh của Covid-19 vẫn còn tác động khá rõ tới các phân khúc như mặt bằng bán lẻ, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.. .v.v.

Trái lại, lĩnh vực tài chính - ngân hàng và bảo hiểm duy trì được mức tăng trưởng khá (7,35%). Kết quả này cơ bản là do chính sách điều hành chủ động và linh hoạt của Chính phủ và NHNN, cho phép cơ cấu lại nợ song vẫn giữ nguyên nhóm nợ và như vậy bên vay vẫn tiếp cận được vốn, tăng trưởng tín dụng đạt 12,13% năm 2020 và 2,93% quý 1/2021 và các hoạt động dịch vụ (như dịch vụ ngân hàng số, các dịch vụ thanh toán không tiền mặt được thúc đẩy). Trong khi đó, thị trường chứng khoán có diễn biến giao dịch sôi động, cho vay ký quỹ (margin) tăng mạnh và kết quả hoạt động ngành dịch vụ chứng khoán khả quan.

Trong khi đó, một số ngành như y tế, giáo dục triển vọng của ngành còn khó khăn khi diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, tiến trình sản xuất, phân phối và tiêm vaccine còn bất định, hoạt động giáo dục - đào tạo còn gián đoạn và phải mất nhiều thời gian mới có thể phục hồi.

4.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAYVÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu 001 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt mam chi nhánh bắc hà (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w