Diễn biến hoạt động tín dụng, huy động của các Ngân hàng thương mại tính

Một phần của tài liệu 001 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt mam chi nhánh bắc hà (Trang 47 - 50)

tính đến hết quý III năm 2020

Đại dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, thu nhập của phần lớn các doanh nghiệp và các nhân trong nền kinh tế

38

bị giảm sút. Nhiều khách hàng đang quan hệ tín dụng không có nguồn tiền trả nợ ngân hàng, khiến nợ xấu phát sinh.

Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, tính đến cuối tháng 9/2020, tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng 7,74% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,41%), huy động vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) tăng 7,7% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,79%). Dư nợ tín dụng đến 30/9/2020 tăng 6,09% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,4%).

Về tín dụng theo lĩnh vực kinh tế, ngành thương mại dịch vụ có dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất, với tỷ lệ 63% trên tổng dư nợ và mức tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 6,32%, cao nhất trong các lĩnh vực kinh tế. Tiếp theo là ngành công nghiệp xây dựng với dư nợ chiếm 28,75%, tăng 5,89% so với cuối năm 2019. Dư nợ tín dụng ngành nông, lâm nghiệp thủy sản tăng thêm 5,09%, chiếm 8,66% tổng dư nợ tín dụng.

Về tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên: theo chỉ đạo của Chính phủ các lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ... được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng để phát triển. Chính vì vậy, đây là nhóm khách hàng được các TCTD tập trung nguồn vốn tín dụng, tính đến 30/09/2020, lĩnh vực xuất khẩu tăng trưởng tín dụng 7%, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng ở mức 5% và tín dụng DNVVV tăng 5,5% so với thời điểm cuối năm 2019.

Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch, GDP 9 tháng đầu năm của cả nước đạt mức tăng trưởng 2,12%, một phần không nhỏ là nhờ vào kết quả tăng trưởng tín dụng đã đạt được. Tăng trưởng tín dụng cũng góp phần hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng của nhiều ngành, như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%; xây dựng tăng 5,02%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 3,7%; bán buôn - bán lẻ tăng 4,98%.

Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này có rủi ro tiềm ẩn rất lớn, khoảng 2 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm 23% trên tổng dư nợ toàn hệ thống của các TCTD.

39

Ngày 13/3/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, quy định về việc TCTD “cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19”. Sau hơn 6 tháng triển khai thực hiện với tinh thần khẩn trương và nghiêm túc, các TCTD đã đạt được được một số kết quả cụ thể như sau:

Các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 170 nghìn khách hàng, với tổng dư nợ cơ cấu đạt gần 130 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, các TCTD cũng đã thực hiện miễn giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ cho hơn 14 nghìn khách hàng, với dư nợ xấp xỉ 29 nghìn tỷ đồng; giảm lãi suất cho vay áp dụng với dư nợ hiện hữu cho khoảng 318 nghìn khách hàng, với dư nợ hơn 980 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các TCTD trong nước cũng đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho các khách hàng, mức giảm lãi suất phổ biến là từ 0,5%/năm - 2%/năm đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới. Thậm chí, tại một số TCTD lãi suất cho vay có mức giảm mạnh từ 2,5%/năm - 4%/năm. Đi kèm với đó là ban hành và triển khai nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi có quy mô lớn nhằm mục đích đáp ứng nguồn vốn tín dụng cho khách hàng. Kể từ 23/1/2020 đến 30/09/2020, doanh số cho vay mới lũy kế của các TCTD là trên 600 nghìn tỷ đồng cho khoảng 200.000 khách hàng, với mức lãi suất áp dụng thấp hơn so với lãi suất cho vay trước đó từ 1%/năm - 2%/năm. Lãi suất cho vay giảm giúp các khách hàng giảm chi phí vốn vay, giúp giảm bớt khó khăn, hỗ trợ khách hàng vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Từ đầu năm 2020, nhằm mục đích điều tiết giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các TCTD, NHNN đã ba lần điều chỉnh giảm các loại lãi suất điều hành. Trước thời điểm 30/9/2020, lãi suất huy động vốn kỳ hạn 6 tháng và kỳ hạn 12 tháng tại các NHTM và ở tất cả các nhóm ngân hàng đều có xu hướng giảm. Cụ thể, đối với huy động vốn kỳ hạn 6 tháng, nhóm NHTM gốc quốc doanh điều chỉnh giảm lãi suất 0,125%; lãi suất của nhóm ngân hàng TMCP quy mô lớn, có vốn trên 5.000 tỷ đồng, mức giảm lãi suất là 0,14%; nhóm ngân hàng TMCP quy mô nhỏ, có vốn dưới 5.000 tỷ đồng thì mức giảm lãi suất là 0,163%.

40

Tiếp nối từ đầu quý 4 năm 2020, lãi suất huy động vốn của các NHTM vẫn tiếp tục có xu hướng giảm, sau khi NHNN công bố điều chỉnh lãi suất lần thứ 3 trong năm vào ngày 30/09/2020, giảm thêm 0,5% lãi suất điều hành. Sau khi công bố, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại một số NHTM còn giảm xuống dưới mức trần cho phép.

NHNN ban hành Thông tư 05/2020/TT-NHNN ngày 07/05/2020, “quy định về việc tái cấp vốn đối với Ngân hàng chính sách xã hội theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19”, nhằm mục đích hỗ trợ người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc. Theo đó, tổng số tiền tái cấp vốn tối đa 16.000 tỷ đồng; Lãi suất tái cấp vốn là 0%/năm.

Tuy nhiên, việc triển khai chủ trương nói trên cho đến hết quý 3/2020 vẫn còn rất chậm, phần lớn các doanh nghiệp không được phê duyệt áp dụng gói tín dụng trên để vay vốn thanh toán tiền lương cho người lao động. Nguyên nhân đến từ việc các quy định và điều kiện vay vốn của gói tín dụng này quá chặt chẽ, tuy rất nhiều các doanh nghiệp trên cả nước có nhu cầu nhưng rất khó có thể đáp ứng.

Một phần của tài liệu 001 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt mam chi nhánh bắc hà (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w