SỰ MẤT BẰNG GIỮA NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG TÍNDỤNG CHO

Một phần của tài liệu 001 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt mam chi nhánh bắc hà (Trang 100 - 106)

CHO

KHÁCH HÀNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM - CHI NHÁNH BẮC HÀ

Thông qua quá trình phân tích dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo số liệu của BIDV Bắc Hà và dữ liệu sơ cấp từ việc khảo sát các khách hàng đang quan hệ tín dụng tại chi

nhánh, tác giả nhận thấy ngoài các yếu tố khách quan từ môi trường nền kinh tế xã hội

và chính sách của Ngân hàng nhà nước, vẫn còn tồn tại một số điểm nghẽn giữa hoạt động cung ứng sản phẩm tín dụng của Chi nhánh và nhu cầu từ phía khách hàng trong

giai đoạn dịch bệnh Covid-19, khiến HĐTD tại BIDV Bắc Hà bị ảnh hưởng.

Thứ nhất là nhu cầu tín dụng

Trong năm 2020, nhiều chính sách và gói tín dụng đã được NHNN và Hội sở chính ban hành nhằm mục đích tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn. Trong đó, nhờ tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Châu Á, nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ, ... BIDV liên tiếp triển khai các gói tín dụng với lãi suất vay vốn vô cùng ưu đãi. Nhận thức được thị trường tín dụng năm 2020 là rất khó khăn, hệ thống BIDV và Chi nhánh Bắc Hà luôn nỗ lực trong việc cung cấp các giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

83

doanh thu, dẫn đến việc suy giảm hay thậm chí là mất khả năng trả nợ, khi đó việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng sẽ càng khó khăn hơn cho các doanh nghiệp.

Thứ hai là sản phẩm tín dụng

Nếu so sánh mặt bằng chung về lãi suất trong các Ngân hàng TMCP, lãi suất của

BIDV có khả năng cạnh tranh tương đối cao trên thị trường. Nhờ việc có nhiều gói tín

dụng ưu đãi, kết hợp với uy tín và thương hiệu đã được gây dựng, lượng khách hàng yêu thích trong việc sử dụng sản phẩm tín dụng vay vốn tại BIDV là rất lớn. Minh chứng là việc trong nhiều năm liên tiếp, BIDV luôn nằm trong top những ngân hàng có

dư nợ vay lớn nhất trong khối hàng thương mại cổ phần. Đấy là một lợi thế cạnh tranh

mà không phải ngân hàng nào cũng có. Tuy nhiên, tại BIDV Bắc Hà, lợi thế này chưa

được khai thác tối đa và thực sự hiệu quả. Các khách hàng hiện hữu đang vay vốn tại Chi nhánh vẫn chưa thực sự hài lòng về biểu phí dịch vụ và có nhu cầu được sử dụng

các gói sản phẩm ưu đãi đi kèm. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: - Sản phẩm tín dụng, nghiệp vụ tín dụng mà BIDV Bắc Hà cung cấp cho các

KHCN và KHDN chưa thực sự đa dạng và tạo được sự khác biệt. Các sản

phẩm mà

Chi nhánh thường cung cấp là vay vốn ngắn hạn bằng VND, vay trung dài

hạn đầu

tư tài sản cố định, đầu tư dự án, cung cấp sản phẩm bảo lãnh và L/C. Đây là

các sản

phẩm mà bất kỳ ngân hàng hay chi nhánh nào khác cũng có thể cung cấp. - Trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19, thực hiện theo các công văn, chỉ

thị hướng dẫn của Hội sở chính, BIDV Bắc Hà có giảm các loại phí liên quan đến

84

từng chương trình của các khối, phòng, ban thuộc Hội sở chính, chưa tập trung nhất quán. Thực tế, vẫn có trường hợp khách hàng tín dụng của chi nhánh đang sử dụng sản phẩm dịch vụ tại các ngân hàng khác do sản phẩm tương tự của BIDV không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Thứ ba là tài sản bảo đảm

Theo chính sách về tài sản bảo đảm do BIDV ban hành, chi nhánh có thể chủ động nhận thế chấp, cầm cố các tài sản ở mức độ tương đối đa dạng, như bất động sản, sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá, máy móc thiết bị, khoản phải thu, hàng tồn kho, quyền thuê đất, ... Việc nhận tài sản do chi nhánh quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể. Hiện tại, dựa trên quan điểm và khẩu vị rủi ro, Chi nhánh chủ yếu ưu tiên nhận các TSBĐ dễ quản lý tại nội thành Hà Nội. Nhiều khách hàng tuy có tài sản nhưng không được Chi nhánh đồng ý nhận thế chấp, khiến khách hàng gặp khó khăn khi muốn bổ sung tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của khoản vay.

Thứ tư là quy trình cấp tín dụng và thời gian xử lý hồ sơ

Hiện nay trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam đang tồn tại song song 02 mô hình phê duyệt tín dụng là mô hình phê duyệt tập trung (Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Vi ệt Nam Thịnh Vượng, ..) và mô hình phê duyệt phân tán (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam). Theo khuyến nghị của ủy ban Basel và các thông lệ quốc tế, đồng thời căn cứ vào các điều kiện chung về thị trường, khuôn khổ pháp lý, nền tảng công nghệ cũng như con người, mô hình các NHTM tại Việt Nam được khuyến nghị nên áp dụng mô hình quản lý rủi ro tập trung. Tuy nhiên, hiện tại BIDV vẫn đang áp dụng mô hình phê duyệt phân tán, tức là phân quyền phê duyệt cho chi nhánh. Mô hình này có ưu điểm là là xử lý các nghiệp vụ tín dụng như giải ngân, phát hành b ảo lãnh, mở L/C, . tại chi nhánh, và thẩm quyền phán quyết tại chi nhánh tương đối cao. BIDV nên tận dụng tối đa ưu điểm này, tuy nhiên cần nâng cao tính linh hoạt để có thể xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đi sâu vào phân tích tác động của dịch Covid-19 tới tình hình kinh tế của Việt Nam và tới hoạt động của hệ thống ngân hàng. So với thế giới, Việt Nam là một trường hợp khác đặc biệt. Trong khi các nền kinh tế lớn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, Việt Nam - Việt Nam - một trong những nền kinh tế ổn định và đang phát triển nhanh chóng nhất của Đông Nam Á, đã đối phó với sự bùng phát của dịch COVID-19 khá thành công và duy trì tăng trưởng kinh tế, mặc dù vẫn phải gánh chịu những tổn thất do ảnh hưởng của đại dịch. Nhờ vào các biện pháp chống dịch hiệu quả và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, đa số các ngành, lĩnh vực bao gồm cả ngành ngân hàng vẫn duy trì được sự tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn này. Đồng thời, tác giả phân tích sự ảnh hưởng tới BIDV Băc Hà thông qua 2 yếu tố cung và cầu, trong sự so sánh thời gian trước khi xuất hiện dịch Covid-19 (2018-2019) và sau khi dịch Covid-19 bùng phát (2020 và Quý I/2021).

Từ phía cung, tác giả sử dụng phương pháp phân tích các số liệu, dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2018-2021 để đưa ra khái quát thực trạng hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Hà về các nội dung cơ bản như: % hoàn thành chỉ tiêu do Hội sở chính phân giao, tốc độ tăng trưởng tín dụng, cơ cấu danh mục tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, .... Kết quả từ phân tích số liệu đã chỉ ra rằng, gian đoạn sau khi dịch Covid-19 bùng phát, tuy vẫn hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đề ra, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh có dấu hiệu chậm lại, đồng thời tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu cũng tăng cao hơn dự tính, các yếu tố khác cũng có sự thay đổi đáng kể.

Về phía khách hàng, tác giá sử dụng phương pháp khảo sát thông qua bảng hỏi với mẫu khảo sát là 52 đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng tại chi nhánh. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, các cá nhân và doanh nghiệp được hỏi đều bị ảnh hưởng ở mức độ tương đối tiêu cực từ đại dịch Covid-19, với phạm vi ảnh hưởng trên nhiều khía cạnh trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu tín dụng của khách hàng

87

trong giai đoạn này là không cao. Ngoài ra, các khách hàng đều nhận thấy các biện pháp hỗ trợ từ phía ngân hàng mang lại tác động tích cực, tuy nhiên mức độ hài lòng về BIDV Bắc Hà thông qua các yếu tố khảo sát là chưa thực sự cao.

Sau khi phân tích sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới các yếu tố cung và cầu, tác giả nhận thấy ngoài các yếu tố khách quan từ môi trường nền kinh tế xã hội và chính sách của Ngân hàng nhà nước, vẫn còn tồn tại một số điểm nghẽn giữa hoạt động cung ứng sản phẩm tín dụng của Chi nhánh và nhu cầu từ phía khách hàng trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, khiến hoạt động tại BIDV Bắc Hà bị ảnh hưởng,

bao gồm: nhu cầu tín dụng của khách hàng, sản phẩm tín dụng của chi nhánh, chính sách tài sản bảo đảm và quy trình cấp tín dụng và thời gian xử lý hồ sơ.

88

CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ

Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trước tình hình này, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như BIDV Bắc Hà đã tích cực thực hiện, triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ khách hàng cùng vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bản thân BIDV Bắc Hà nói riêng và các NHTM nói chung cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Vì thế, trong hoàn cảnh này, cần phải phân tích, đánh giá được những thách thức và cơ hội để có những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm giảm thiểu những rủi ro trong nhiều năm hậu dịch.

Một phần của tài liệu 001 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đối với hoạt động tín dụng tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt mam chi nhánh bắc hà (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w