✓Giai đoạn trước khi xảy ra đại dịch Covid-19:
Trong giai đoạn 2016-2020, xử lý nợ xấu trở thành mục tiêu quan trọng của cả ngành ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên đây là một thách thức lớn khi còn nhiều vướng mặc ở khâu pháp lý cũng như công tác xử lý nợ xấu. Vì lý do này, hai cơ chế mang tính đột phát về chính sách bao gồm Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 đã được ban hành, góp phần tháo gỡ những vướng mắc từ thực tiễn xử lý nợ xấu và tạo ra những nét chuyển biến tích cực.
Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 do Quốc hội ban hành về “thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” là văn bản có giá trị pháp lý rất quan trọng tập trung khâu xử lý Tài sản đảm bảo - vấn đề chưa được hướng dẫn tại các vản bản pháp luật trước đây. Nghị quyết góp phần chấm dứt tình trạng tồn đọng tài
41
sản đảm bảo kéo dài nhiều năm không được xử lý, cùng với đó là cơ chế thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu quả của Nghị quyết giúp đảm bảo quyền của chủ nợ trong quá trình xử lý nợ xấu. Điều này đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD tiếp tục phát huy vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo, là tổ chức cấp vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế. Theo báo cáo của NHNN, tính đến tháng 8/2020, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 đã giúp xử lý gần 294.000 tỷ đồng nợ xấu, cùng với đó là khách hàng đã chủ đồng hợp tác với các TCTD trong việc trả nợ, tránh việc chống đối và kéo dài thời gian.
Cùng với đó, Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017, Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020" của Thủ tướng Chính phủ tập trung vào xây dựng cơ cấu hệ thống TCTD, giúp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ và hoạt động của các NHTM, với mục đích thúc đẩy quá trình đổi mới toàn diện các TCTD. Trong đó, quyết định này đặc biệt tập trung vào việc “đổi mới mô hình quản trị, điều hành; chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh theo chiều hướng hiện đại hóa, đa dạng sản phẩm dịch vụ; nâng cao năng lực tài chính, tăng cường năng lực đánh giá, kiểm soát rủi ro; tăng cường đổi mới công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; cơ cấu lại các TCTD theo từng nhóm”.
Trong giai đoạn vừa qua, việc thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD đi kèm với xử lý nợ xấu đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên trên thực tế trong quá trình triển khai vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc. Các khó khăn có thể kể đến như:
(i) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II yêu cầu các TCTD cần phải tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính. Tuy nhiên, các NHTM nói chung và đặc biệt là các NHTM có vốn nhà nước nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như VietinBank, để phục vụ tăng vốn điều lệ, ngân hàng này sẽ phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Từ đó suy giảm khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, kìm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng và mở rộng ra là tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế.
Quý I 201 9 Quý II 2019 Quý III 201 9 Quý IV 2019 Qu ý I 202 0 Quý II 2020 Quý III 2020 42
(ii) Đối với các TCTD phi ngân hàng, quá trình tái cơ cấu diễn ra khá chậm. Nguyên nhân đến từ việc chủ sở hữu hoặc cổ đông lớn của các TCTD này thường là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nên việc tái cơ cấp còn phụ thuộc vào phương án cơ cấu lại tổng thể của tập đoàn, tổng công ty.
(iii) Trong trường hợp TSBĐ của các khoản nợ có liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh hoặc đang bị kê biên, ... Việc xử lý TSBĐ nhằm thu hồi nợ xấu của các TCTD còn gặp nhiều khó khăn
Ngoài ra, một số TCTD gặp khó khăn khi thực hiện quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017. Bên cạnh đó, Nghị quyết có đề cập đến thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ, tuy nhiên chưa qui định rõ những trường hợp được áp dụng, hay còn nhiều vướng mắc khi chuyển nhượng dự án bất động sản, thực hiện quyền áp dụng thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ về thuế khi xử lý TSBĐ và nộp án phí theo bản án, quyết định của Tòa án các cấp, ...
✓Giai đoạn sau khi bùng phát dịch Covid-19:
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ tới an toàn trong hoạt động ngân hàng, và tác động tiêu cực tới kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn 2016-2020.
Ngành Ngân hàng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Trong đó, nổi bật nhất là các giải pháp “cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ” theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của NHNN.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 và việc thực hiện các biện pháp giãn cách đã khiến cho các khách hàng tín dụng gặp khó khăn trong việc trả nợ TCTD. Tỷ lệ nợ xấu của các TCTD đang có xu hướng tăng trước tác động của Covid-19 và đây là lúc ngành Ngân hàng cần có những giải pháp để ứng phó với tình hình nợ xấu hậu Covid-19.
Theo số liệu về Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng theo quý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, trong năm 2019, tỷ lệ nợ xấu đã có những chuyển biến
43
tích cực, khi giảm từ 2,02% vào quý I, xuống còn 1,9% vào quý II, 1,94% vào quý III và giảm mạnh vào thời điểm cuối năm còn 1,63%. Tuy nhiên, sau khi chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, bắt đầu từ thời điểm đầu năm 2020, tỷ lệ nợ xấu đang có dấu hiệu tăng trở lại. Từ quý I/2020, Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng đã tăng lên 1,77% và theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến hết quý III/2020 là 2,14%.
Bảng 4.1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng của các TCTD tại Việt Nam
Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư
T
T Lĩnh vực
Dư nợ (Tỷ đồng)
Tốc độ tăng/giảm so với cuối năm 2019
(%)
1 sảnNông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ 775.701,7 8,3
2 Công nghiệp và xây dựng 2.586.355,4
4 9,58
- Công nghiệp 1.732.450,8
4 11,18
- Xây dựng 853.904,6 6,47
3 Hoạt động Thương mại, Vận tải và 2.346.174,7
3 13,32
Nguồn: Cổng thông tin điện tử NHNN Việt Nam
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng của các TCTD tại Việt Nam từ Quý I năm 2019 đến Quý III năm 2020
TỶ LỆ NỢ XẤU TRONG TỔNG DƯ NỢ TÍN DỤNG
2.02.
1.9 1.94
1.77' 1.8
2.14
1.63'
Quý I/2019 Quý II/2019 Quý III/2019 Quý IV/2019 Quý I/2020 Quý II/2020 Quý III/2020
Nguồn: Cổng thông tin điện tử NHNN Việt Nam
44