Đại dịch Covid-19, với khả năng lây lan cao và ra đời những biến chủng mới, đã trở thành một vấn đề rất khó kiểm soát và giải quyết triệt để. Đại dịch và những tác động đi kèm của nó đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt đời sống toàn xã hội, nền kinh tế Việt Nam và các pháp nhân, cá nhân trong nền kinh tế.
a) Đối với cá nhân
Theo Tổng cục Thống kê, hơn 30 triệu công nhân và người lao động đã bị ảnh hưởng kể từ đầu tháng 4/2020 do các thực hiện các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất bị đình trệ. Đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là các cá nhân hoạt động trong ngành dịch vụ (72% bị ảnh hưởng), tiếp đến là công nhân làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng (67,8%), và làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp, thủy hải sản (tỷ lệ 25,1%). Khảo sát mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với đối tượng KHCN thông qua bảng hỏi dựa trên 4 yếu tố: (1) Nhu cầu tiêu dùng; (2) Công việc/học tập; (3) Thu nhập; (4) Sức khỏe. Theo kết quả nhận về từ các khảo sát, trong số 64 câu trả lời, có 46/64 câu trả lời, tương đương với tỷ lệ 71,875% cho rằng Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực và đôi chút tiêu cực đến các khía cạnh trong cuộc sống, chỉ 7,8125% câu trả lời chọn “Không ảnh hưởng” và 10,94% câu trả lời nhận định rằng Covid-19 có ảnh hưởng đôi chút tích
67
Biểu đồ 4.10: Mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới KHCN
Đơn vị: % 80% ■ Tiêu cực ■ Ít tiêu cực ■ Không ảnh hưởng ■ Đôi chút tích cực ■ Tích cực 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 75% 63% 50% 6% 13% 0% 19% 44% 0% 0% 0% 44% 0% 0% 0% 0%
Nguồn: Kết quả khảo sát
Thông qua biểu đồ 4.10 có thể thấy, trong 4 yếu tố khảo sát thì đối tượng khảo sát cảm thấy dịch Covid-19 đã có những tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu dùng, công việc/học tập và thu nhập. Tuy nhiên đối với yếu tố sức khỏe, các cá nhân được hỏi cho biết dịch Covid-19 không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng tích cực tới sức khỏe của họ. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trái ngược này là do Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh, sức khỏe của người dân hầu như không bị ảnh hưởng, thậm chí 43,75% khảo sát cho răng sức khỏe của bản thân có sự cải thiện, nhờ việc thay đổi lối sống lành mạnh, điều độ, chăm chỉ tập thể dục và giữ vệ sinh tốt trong thời gian cách ly xã hội.
Bảng 4.10: Số ca nhiễm Covid-19 đến ngày 02/05/2021
Thế giới 109.469.50
STT Ngành Tác động Phân tích
1 Dược phẩm Tích cực
Được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng lên
68
Nguồn: Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, Bộ Y tế
b) Đối với doanh nghiệp
Biểu đồ 4.11: Tác động của dịch Covid-19 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Không có tác động gì 17% Tác động tích cực 0% ' ác động tiêu cực 83%
Nguồn: Kết quả khảo sát
Ket quả khảo sát nhóm đối tượng KHDN tại BIDV Bắc Hà cho thấy, cho đến thời điểm được khảo sát, đại dịch Covid-19 đã có những tác động rõ ràng đến hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm cả lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp. Thông qua khảo sát, có đến 83% các doanh nghiệp được hỏi cho biết dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các doanh nghiệp đánh giá tác động tiêu cực của đại dịch tới hoạt động kinh doanh có mức độ tương đối đa dạng: xây dựng, thương mại (nông sản, mỹ phẩm, văn phòng phẩm, thiết bị kỹ thuật số, vật liệu xây dựng,..), sản xuất và cả dịch vụ. Đây đều là những nhóm ngành tương đối nhạy cảm với các tác động của dịch bệnh. Báo cáo của Asean Securities năm 2020 đã có đánh giá và phân tích về tác động của dịch Covid-19 tới một số nhóm ngành, dưới đây là 5 nhóm ngành có doanh nghiệp tham gia khảo sát:
STT Ngành Tác động Phân tích
2 Bất động sản Tiêu cực
Nhu cầu thuê văn phòng, bất động sản nghỉ dưỡng và condotel sụt giảm. Dư thừa về nguồn cung.
3 Tiêu dùng Tiêu cực Người dân hạn chế đến những nơi công cộng
4
Vật liệu xây dựng (thép, xi
măng,...)
Tiêu cực
Giá nguyên liệu đầu vào tăng. về tiêu thụ, nhiều công trình thi công bị đình trệ khiến nhu cầu sử dụng sụt giảm
5 Dệt may Tiêu cực
Nguồn cung bị ảnh hưởng do phần lớn nguyên liệu nhập khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước khan hiếm do giao thương thắt chặt
Nguồn: ASEANSC Reseach, 2020
Trong kết quả khảo sát, chỉ có 16,67% doanh nghiệp được hỏi đánh giá dịch bệnh không có tác động gì tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Dựa trên thông tin đã cung cấp về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, có 50% trong số này là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng các công trình giao thông có vốn ngân sách, hoạt động trên địa bàn toàn quốc, đây là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi của Chính phủ khi tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, tuy có một số thời điểm phải tạm ngừng thi công để phục vụ giãn cách xã hội, nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo tiến độ thi công và được chủ đầu tư thanh toán đầy đủ; 33,3% trong số này là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện: điện mặt trời mái nhà và thủy điện, đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nhờ hoạt động có tính ổn định, liên tục, điện được sản xuất ra được đấu nối trực tiếp lên lưới điện quốc gia, doanh thu được chi trả ổn định từ các công ty điện lực EVN; 16,67% trong số này là doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như thép không gỉ (inox), do nguyên liệu đầu vào đã được chuẩn bị từ cuối năm 2019 và nguồn nguyên liệu có thể dễ dàng nhập từ các đối tác trong nước, thị trường đầu ra đa dạng, nên tác động của dịch bệnh là không đáng kể.
70
Biểu đồ 4.12: Các khó khăn mà doanh nghiệp đã và đang gặp phải do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Nguồn: Kết quả khảo sát
Những tác động tiêu cực của đại dịch đã khiến cho các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Bảng khảo sát đã đưa ra 6 khó khăn lớn nhất mà một doanh nghiệp có thể gặp phải để lựa chọn. Và kết quả đã chỉ ra rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành dưới mức bình thường đang là vấn đề mà hấu hết các KHDN được khảo sát đang phải đối mặt (72,2%). Bên cạnh đó là việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu (47,2% doanh nghiệp lựa chọn) hay hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được (38,9% doanh nghiệp được khảo sát lựa chọn) gây ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn thu. Ngoài ra, 36,1% doanh nghiệp được khảo sát nhận thấy nguồn thu sụt giảm, không đủ để bù đắp cho các chi phí phát sinh; 27,8% thiếu hụt nguồn vốn sản xuất kinh doanh và 22,2% doanh nghiệp không thực hiện được sản xuất kinh doanh. Đây là các công ty chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 khi phải đóng cửa nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc công trường thi công theo quy định để phòng chống dịch.
71
Biểu đồ 4.13: Ước tính của các doanh nghiệp về sự thay đổi doanh thu do ảnh hưởng của Covid-19
Nguồn: Kết quả khảo sát
Doanh thu sụt giảm trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát là khó khăn lớn nhất và cũng là mối lo ngại lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang gặp phải. Cụ thể, có 2,8% KHDN được khảo sát cho rằng doanh thu của công ty sụt giảm từ trên 50%, đây là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; 16,7% doanh nghiệp có doanh thu giảm từ 30% đến 50%; 22,2% sụt giảm từ 10% đến 30%; 22,2% sụt giảm từ 0% đến 10%. Ngoài ra có 19,4% doanh nghiệp có doanh tăng trong giai đoạn kết thúc quý 3 2020 so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi nguồn thu nhập bị sụt giảm nặng nề, các doanh nghiệp vẫn buộc phải chi trả nhiều khoản chi phí lớn. Trong đó bao gồm: chi phí trả lương cho nhân công lao động, chi phí trả lãi vay/phí dịch vụ ngân hàng, các chi phí vận hành thường xuyên, chi phí thuê mặt bằng, điều này khiến lợi nhuận có mức giảm cao hơn so với doanh thu. Đã có 8,3% doanh nghiệp được khảo sát có lợi nhuận giảm trên 50%; 19,4% giảm từ 30%-50%; 30,6% giảm từ 10%-30%; 13,9% giảm từ 0- 10%; 16,7% số doanh nghiệp không có sựt thay đổi trong lợi nhuận và chỉ còn 8,3%, tương đương 3/36 doanh nghiệp có lợi nhuận tăng.
72
Biểu đồ 4.14: Ước tính của các doanh nghiệp về sự thay đổi của lợi nhuận do ảnh hưởng của Covid-19
Đơn vị: %
Nguồn: Kết quả khảo sát
c) Nhu cầu tín dụng của khách hàng trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19
Biểu đồ 4.15: Nhu cầu tín dụng của nhóm KHCN trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19
Đơn vị: %
73
Biểu đồ 4.16: Nhu cầu tín dụng của nhóm KHDN trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19
Đơn vị: %
Không có nhu cầu 2.80%
Không thay đổi 47.20% Tăng 33.30 % Giảm 16.70%
Nguồn: Kết quả khảo sát
Công việc bị ảnh hưởng, nhiều công ty cắt giảm nhân sự, giảm thời gian làm việc của nhân viên, giảm lương thưởng khiến công việc bị ngắt quãng, thu nhập của đại đa số đối tượng khảo sát đều bị ảnh hưởng. Trong thời gian bùng phát dịch Covid-19, đa phần các cá nhân đều tạm hoãn các kế hoạch tiêu dùng, đầu tư cá nhân như: xây sửa nhà, mua ô tô, mở rộng kinh doanh, cho người thân ra nước ngoài du học, ... Tâm lý người dân chọn các kênh đầu tư ít rủi ro hoặc giữ tiền mặt, hoặc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng, do đó nhu cầu tín dụng cá nhân trong giai đoạn này đã bớt nóng so với thời điểm chưa có dịch bệnh. Theo số liệu khảo sát, 75% khách hàng cá nhân tại BIDV giảm nhu cầu, không có nhu cầu hoặc nhu cầu tín dụng không thay đổi so với mức được cấp hiện tại. Chỉ 25% có nhu cầu cấp mới, tăng số tiền vay vốn ngân hàng.
Tương tự đối với nhóm KHDN, chỉ có 33% doanh nghiệp được khảo sát có nhu cầu tín dụng tăng trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2020, đây là các công ty đã có phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, cần thêm vốn từ phía ngân hàng để có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh mở ra trong giai đoạn này. Phần lớn các KHDN được hỏi (47,2%) không có ý định cấp tăng hạn mức hoặc vay thêm vốn, hạn
74
mức/số tiền đang được cấp tại ngân hàng là phù hợp để công ty duy trì hoạt động kinh doanh. Có 16,7% doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng giảm, do công ty đang thu hẹp hoạt động hoặc chuyển hướng sang lĩnh vực khác, khiến nhu cầu vốn không còn cao như trước.
d) Đánh giá các biện pháp hỗ trợ từ phía BIDV Bắc Hà của khách hàng
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động đều sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng, các khế ước được thanh toán bằng nguồn thu trong tương lai. Trong giai đoạn nền kinh tế đình trệ, nhiều doanh nghiệp chỉ có thể duy trì vận hành hoạt động dưới mức bình thường hoặc thậm chí phải ngừng hoạt động, nhưng các khoản vay ngân hàng vẫn phải trả nợ gốc và lãi vay. Về phía KHCN, khi mà thu nhập, công việc bị tác động tiêu cực trong mùa dịch, người vay vốn sẽ gặp rất nhiều khó khăn đối với các khoản nợ gốc lãi vay mua nhà, ô tô hoặc vay tiêu dùng trả góp, ... đến hạn thanh toán. Trong giai đoạn này, các giải pháp hỗ trợ từ phía ngân hàng là vô cùng cần thiết, không chỉ giúp nền kinh tế không phải hứng chịu làn sóng phá sản hoặc vỡ nợ gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường tài chính và hệ thống các TCTD mà còn giúp các khách hàng duy trì, sống sót qua giai đoạn khó khăn, phục hồi trong tương lai.
Trong 52 số phiếu khảo sát thu về, có 100% cá nhân và doanh nghiệp cho rằng, các biện pháp hỗ trợ từ phía ngân hàng là cần thiết và rất cần thiết đối với bản thân người được khảo sát. Tuy nhiên, chỉ có 69,45% doanh nghiệp và 43,75% cá nhân nhận được sự hỗ trợ này, tương đương với tỷ lệ 61,5% mẫu khảo sát. Các biện pháp mà khách hàng tại BIDV Bắc Hà nhận được cũng không nằm ngoài chỉ thị trong Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của NHNN và hướng dẫn của BIDV, đó là: “Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và miễn, giãn, giảm lãi vay, phí ngân hàng”.
75
Biểu đồ 4.17: Các biện pháp hỗ trợ mà khách hàng đã được áp dụng
Đơn vị: %
■ Không được hỗ trợ
■ Mễn, giãn, giảm lãi vay, phí
Ngân hàng
■ Cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ
Nguồn: Kết quả khảo sát
Thông qua biểu đồ 4.17 có thể thấy, do cần phải thỏa mãn các điều kiện áp dụng và hồ sơ chứng minh theo các quy định, hướng dẫn của BIDV và NHNN, nên không có quá nhiều khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc lãi, giữ nguyên nhóm nợ. Đối với các khách hàng không đủ điều kiện cơ cấu nợ hoặc không có nhu cầu cơ cấu nợ, BIDV Bắc Hà có thể phê duyệt áp dụng các gói tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất vay vốn, giảm các mức phí liên quan đến hoạt động tín dụng như: phí phát hành các loại bảo lãnh, phí phát hành các loại L/C, giảm tỷ giá mua bán ngoại tệ, ... Mục đích là để chung tay hỗ trợ, đồng hành cùng khách hàng vượt qua giải đoạn khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19. Có 96,15% kết quả khảo sát từ phía các khách hàng nhận được các biện pháp hỗ trợ từ phía ngân hàng cho rằng, các biện pháp này đã có những tác động tích cực và rất tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn 38,5% khách hàng tham gia khảo sát không nhận được bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào từ phía Ngân hàng. Các lý do được đưa ra ở đây là: không biết về chính sách (13,46%); quy trình, thủ tục tiếp cận quá khó khăn (1,92%) và
Nội dung đánh giá 1-Rất không hài lòng 2- Không hài lòng 3- Bình thường 4-Hài lòng 5-Rất hài lòng Điểm trung bình Hồ sơ, thủ tục cấp tín dụng của Ngân hàng 0% 4% 13% 69% 13% 3.92 Thời gian xử lý 0% 4% 42% 44% 10% 3.60 Các biện pháp hỗ trợ của cán bộ ngân hàng 2% 0% 17% 65% 15% 3.92 Mức cấp tín dụng/số tiền được phê duyệt
0% 2% 17% 58% 23% 4.02
Lãi suất/phí đang được áp
dụng từ phía Ngân hàng 0% 6% 29% 54%
12% 3.71
76
phần lớn nguyên nhân đến từ việc không đáp ứng được điều kiện để nhận hỗ trợ (23,08%).