Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 002 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 tới hoạt động tín dụng tại NH TMCP quân đội – chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 37 - 40)

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của NHTM về hoạt động tín dụng

nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ NHTM trong việc cấp tín dụng cho khách hàng thông qua các nội dung cụ thể về nguyên tắc cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, mức bảo đảm cho mỗi khoản tín dụng. Bên cạnh đó, NHTM căn cứ vào chính sách tín dụng đã định, đưa ra chính sách cho vay đối với khác hàng cá nhân kinh doanh tuỳ theo đặc điểm của từng loại hình kinh doanh sẽ có những chính sách phù hợp. Tóm lại, nhằm mục tiêu phát triển bền vững, hiệu quả, nhất thiết phải xây dựng chính sách tín dụng và chính sách cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cũng như những điều kiện của bản thân NHTM. Trong bối cảnh Covid 19, chính sách tín dụng có vai trò rất quan trọng, nó quyết định đến các đối tượng chính sách được vay vốn, chính sách tín dụng càng trở lên quan trong hơn bao giờ hết. Theo đó, nếu chính sách

tín dụng phù hợp trong bối cảnh covid 19 cũng sẽ giúp cho NHTM hạn chế được những rủi ro trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu được những tổn thất trong hoạt động tín dụng và ngược lại.

- Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng

Bộ máy tổ chức thể hiện sự sắp xếp, phân công nhiệm vụ của các cán bộ ngân hàng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Một bộ máy quản trị rủi ro tín dụng được sắp xếp hợp lý, khoa học cùng với việc phân công công việc phù hợp với trình

độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng. Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng sẽ trở lên quan trọng hơn trong bối cảnh dịch bệnh covid 19. Trong bối cảnh dịch bệnh, đòi hỏi bộ máy quản trị tín dụng cần phải nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay, những khó khăn của khách hàng để có những biện pháp phù hợp. Khi bộ máy quản trị đưa ra được các chính sách quản trị phù hợp, trong bối cảnh dịch bệnh là điều kiện cần thiết để giúp cho NHTM ứng phó được các rủi ro và giảm thiểu tổn thất trong hoạt động tín dụng của mình.

- Công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng: Trong cuộc sống hiện nay khoa học kĩ thuật đóng một vai trò khá lớn, trong ngành ngân hàng, khoa học kĩ thuật

là một công cụ đắc lực giúp ngân hàng có thể nâng cao chất lượng hoạt động, dịch vụ

cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản trị RRTD. Những trang thiết bị của ngân hàng sẽ là công cụ, phương tiện hỗ trợ trong việc tổ chức, quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng.

Nhờ có công nghệ và các trang thiết bị mà các ngân hàng có thể cập nhật thông tin, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, giúp nhanh chóng phát hiện sớm, chính xác RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh, trên cơ sở đó có quyết

định kiểm soát RRTD đúng đắn. Với hệ thống thông tin hiện đại đảm bảo cho ngân hàng có thể thu thập, phân tích và xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng một cách nhanh chóng kịp thời, đặc biệt là trong việc đánh giá RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng. Với những phương tiện hiện

đại đó giúp ngân hàng làm tốt công tác đánh giá RRTD, ước tính tổn thất và đồng thời độ tin cậy của kết quả cao. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 thì công nghệ và các thiết bị ngân hàng càng tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng của NHTM giúp cho ngân hàng kịp thời phát hiện được các khoản vay có vấn đề, từ đó có những giải pháp kịp thời ứng phó.

- Yếu tố đạo đức và chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng: Năng lực cán bộ là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác quản trị RRTD của NHTM. Nếu cán bộ được trang bị trình độ đáp ứng được yêu cầu của công tác quản trị RRTD thì

công tác quản trị RRTD sẽ được tổ chức và thực hiện tốt, chất lượng tín dụng sẽ tốt. Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức của cán bộ ngân hàng cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị RRTD của NHTM. Đó là những gian lận trong quá trình thu thập thông tin dẫn đến công tác đánh giá, tính toán trích lập dự phòng rủi ro không phản ánh đúng tổn thất trong cho vay cá nhân kinh doanh, cán bộ

có đạo đức kém còn tìm cách đề xuất cho vay và đề xuất các biện pháp kiểm soát RRTD sai dẫn đến các tổn thất trong công tác cho vay của ngân hàng.

1.3.2.2. Các nhân tố khách quan

Tình hình dịch bệnh Covid19: Trong giai đoạn hiện nay, tình hình dịch bệnh

covid 19 đang là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của khách hàng. Theo đó, dịch bệnh Covid khiến cho các khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân kinh doanh khó khăn, nhiều khách hàng cá nhân bị mất việc, thất nghiệp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chi trả nợ khách hàng. Nhu cầu vay vốn của khách hàng bị sụt giảm đối với những khách hàng mới do

sẽ khó tìm được các phương án kinh doanh phù hợp trong bối cảnh hiện tại và gia tăng đối với những khách hàng cũ để bù đắp vào những thiếu hụt trong nguồn vốn kinh doanh và duy trì sự tồn tại.

- Nhân tố liên quan đến khách hàng:

+ KH sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ: Đa số các khách hàng khi vay vốn Ngân hàng với mục đích kinh doanh đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố

ý lừa đảo Ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên vẫn có những vụ việc phát sinh để lại hậu quả hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các khách hàng khác.

+ Khả năng quản lý của khách hàng không tốt: có những trường hợp khách hàng còn yếu về khả năng quản lý, điều hành nên trong quá trình kinh doanh và sử dụng vốn vay còn kém hiệu quả, có một số trường hợp dẫn đến mất vốn làm ảnh hưởng đến Ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả củ

+ Tình hình tài chính của khách hàng yếu kém, thiếu minh bạch, làm cho nguồn thông tin đầu vào không chính xác.

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế phát triển ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động quản trị RRTD. Tuy nhiên có thể thấy, sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM dẫn đến hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng sẽ tác động đến tính tuân thủ và khách quan của công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Môi trường pháp lý: Các quy định của pháp luật không thuận lợi cho việc quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Hiện có rất nhiều quy định pháp luật chồng chéo gây mâu thuẫn và không hỗ trợ cho các NHTM trong việc thanh lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ vay. Ngoài ra, thời gian khiếu kiện, thụ lý vụ án kéo dài không phù hợp gây cản trở rất nghiều đến chất lượng của tài sản đảm bảo

- Môi trường thông tin: Những đòi hỏi về thông tin của các Ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó các thông

tin của khách hàng cung cấp cho Ngân hàng chưa đáng tin cậy

- Sự cạnh tranh của các Ngân hàng: Trong một môi trường hoạt động kinh doanh mà có quá nhiều đối thủ cùng cạnh tranh cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng do Ngân hàng đôi khi phải nới lỏng các quy định về cho vay như chất lượng tài sản đảm bảo, quy trình cho vay...nham lôi kéo khách hàng, mở rộng thị phần. Điều này rất dễ dẫn đến NHTM vẫn cho vay các món vay kém chất lượng sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thất tín dụng trong tương lai.

1.3. Kinh nghiệm hoạt động tín dụng của một số ngân hàng thương mại ViệtNam trong bối cảnh Covid 19 và bài học kinh nghiệm rút ra cho MB - chi

Một phần của tài liệu 002 ảnh hưởng của đại dịch covid 19 tới hoạt động tín dụng tại NH TMCP quân đội – chi nhánh sở giao dịch 3 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w