nhánh
SGD3
1.3.1. Kinh nghiệm hoạt động tín dụng của một số ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh Covid 19
1.3.1.1. Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngay từ đầu năm 2021, VietinBank đã thực hiện đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ vừa và nhỏ và bán lẻ, gia tăng tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn ngắn ngày nhằm
tiết kiệm chi phí vốn, chú trọng công tác quản trị tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng
chi phí hoạt động, đồng thời cải thiện mạnh mẽ sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công
nghệ cao và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Trên cơ sở đó, 6 tháng đầu năm 2021, các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng đạt kết quả đáng ghi nhận.
Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 10.805 tỷ đồng, tăng trưởng cao hơn cùng kỳ 2020, chỉ số sinh lời ROE và ROA tiếp tục được cải thiện. Đồng thời, sau gần 5 năm nỗ lực
triển khai, đến cuối Quý II/2021, VietinBank đã được Chính phủ và NHNN phê duyệt
phương án tăng vốn điều lệ từ 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ lợi nhuận còn lại các năm 2017 - 2019, tạo tiền đề nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trong thời gian tới.
Đối với hoạt động tín dụng, VietinBank vẫn kiểm soát được rủi ro tín dụng ở mức thấp đồng thời vẫn hỗ trợ được khách hàng trong việc giảm lãi suất vượt qua giai đoạn khó khăn. Để thực hiện được điều này, VietinBank đã nỗ lực trong các hoạt
động cụ thể như sau:
Thứ nhất, VietinBank tích cực triển khai riển khai hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông
tư 03/2021/TT-NHNN của NHNN thông qua các chương trình ưu đãi giảm lãi suất cho vay và phí dịch vụ, duy trì mặt bằng lãi suất cho vay trong nhóm thấp nhất thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng
và các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng.
Thứ hai, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp trên địa bàn khắp cả nước, đặc biệt là tại khu vực trọng điểm kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận; ngay đầu Quý III/2021, VietinBank đã tích cực gia tăng các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay lên tới 1%/năm cho các khách hàng chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, VietinBank triển khai thêm các chương trình tín dụng ưu đãi được cân đối từ nguồn vốn thương mại của ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cũng
như đẩy mạnh việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, phi tiếp xúc đáp
ứng tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng. Dự kiến tổng số tiền cắt giảm lợi nhuận của VietinBank nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của
COVID-19 trong năm 2021 vào khoảng hơn 6.000 tỷ đồng, cao hơn mức đã thực hiện
năm 2020.
Thứ ba, ngay sau khi Thông tư 03/TT-NHNN có hiệu lực từ 17/5/2021, VietinBank đã chủ động dành nguồn lực tài chính bổ sung trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ được cơ cấu do tác động của dịch bệnh COVID-19. Số tiền được VietinBank thực hiện trích lập vào cuối Quý II/2021 đã vượt trên nhiều so với mức quy định cho cả năm 2021, nhằm gia tăng quỹ dự phòng rủi ro, nâng cao tỷ lệ bao phủ nợ xấu (130%) đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng theo kế hoạch ĐHĐCĐ, từ đó tạo sự chủ động cho ngân hàng trong công tác thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính trước bối cảnh môi trường kinh doanh khó khăn
và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Giai đoạn 2020 - 2021 là giai đoạn khó khăn của các NHTM Việt Nam khi tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn ra rất phức tạp thì Vietcombank vẫn thể hiện được tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, là một trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt nhất. Số liệu báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietcombank cho thấy, dư nợ tín dụng tại chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020 với tốc độ tăng trưởng đạt 14%, hoàn thành 103,9% kế hoạch được giao. Chi nhánh vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Dư nợ xấu nội bảng là 5.229,5 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu đạt 0,62%, trong khi dư quỹ dự phòng RRTD ở mức 19.242,7 tỷ đồng. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng luôn đạt là 368%, đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Vietcombank và cao nhất ngành ngân hàng.
Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 23.050 tỷ đồng, tương đương với năm 2019
và đạt 116,3% kế hoạch năm 2020 do NHNN giao.
Trong bối cảnh khó khăn vê dịch bệnh Covid 19 nhưng Vietcombank vẫn thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ về dư nợ tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh. Để đạt được những thành quả này là sự nỗ lực cố gắng của ngân hàng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Vietcombank rất chú trọng đến công tác tổ chức bộ máy quản trị rủi
ro tín dụng, bộ máy được sắp xếp đơn giản, khoa học với những cán bộ quản lý là những người có kinh nghiệm lâu năm.
Thứ hai, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng luôn ở mức cao với tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng luôn gấp trên 3 lần so với tổng dư nợ xấu.
Thứ ba, Vietcombank rất tích cực hỗ trợ khách hàng trong mùa dịch với nhiều
giải pháp khác nhau như Vietcombank luôn chủ động xây dựng kế hoạch dự phòng ứng phó khẩn cấp. Kế hoạch dự phòng của Vietcombank bao gồm đầy đủ các khía cạnh về: Y tế, Nhân sự, Kinh doanh và Truyền thông đã được xây dựng, chuẩn bị và triển khai tại tất cả các đơn vị trong hệ thống Vietcombank (Trụ sở chính, các Chi nhánh trên toàn quốc, các Công ty trực thuộc và Văn phòng đại diện trong và ngoài nước). 111 trụ sở chi nhánh và gần 500 điểm/phòng giao dịch trên cả nước đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để ứng phó với dịch bệnh theo từng kịch bản, từng cấp độ rủi ro, trong đó có phương án hỗ trợ giữa các điểm giao dịch, các chi nhánh trong trường
hợp cần thiết.
Bên cạnh đó, Vietcombank đã triển khai nhiều hoạt động kịp thời hỗ trợ khách
hàng như ngay từ ngày 10/2/2020, Vietcombank đã chủ động, tiên phong công bố các
giải pháp cụ thể, rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 thông
qua việc miễn, giảm lãi; giảm phí, thực hiện cho vay mới và cơ cấu lại các khoản nợ được thực hiện ngay từ ngày 11/2/2020. Để hỗ trợ kịp thời khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Vietcombank đã tổ chức tập huấn, đào tạo và truyền thông vào thời điểm ban hành chính sách nhằm thống nhất trong triển khai các quy định nội bộ, thúc đẩy thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng trong toàn hệ thống và quán triệt tuân thủ tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.
Từ ngày 15/4/2020, Vietcombank tiếp tục giảm đồng loạt lãi suất tiền vay đợt 2 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cụ thể, giảm tới 10% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 từ ngày 15/04/2020 đến hết ngày 30/09/2020; Giảm 5% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi dịch Covid-19 từ ngày 15/04/2020
đến 30/6/2020. Tổng số khách hàng được giảm lãi suất đợt 2 là 90 nghìn với qui mô tín dụng là 300 ngàn tỷ đồng, chiếm gần 50% dư nợ hiện hữu tại Vietcombank.
Để hỗ trợ giảm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp và người dân, Vietcombank đã thực hiện đồng bộ việc giảm/ưu đãi lãi suất cho vay và giảm phí dịch
vụ cho khách hàng.
Không chỉ có vậy, Vietcombank còn đồng hành cùng khách hàng rà soát, đánh
giá các phương án sản xuất kinh doanh, cân đối tài chính, dòng tiền để có những tư vấn và hỗ trợ phù hợp cho khách hàng. Tổng dư nợ của các khách hàng gặp khó khăn
tạm thời do bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được Vietcombank giữ nguyên nhóm nợ từ đầu năm đến nay là trên 8.200 tỷ đồng.