Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền

Một phần của tài liệu 1296 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh bắc thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 37 - 44)

dùng tiền mặt

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan

Chiến lược phát triển dịch vụ TTKDTM của NHTM

Chiến luợc phát triển dịch vụ TTKDTM của các NHTM có tác động rất lớn tới quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM. Bởi lẽ, tùy theo điều kiện thực tế tại các NHTM, điều kiện về kinh tế, xã hội, sự cạnh tranh, thói quen của khách hàng và hàng loạt các yếu tố khác, mỗi NHTM sẽ có những chiến luợc phát triển dịch vụ TTKDTM riêng. Những chiến luợc này có thể liên quan đến chiến luợc marketing của ngân hàng, chiến luợc định giá dịch vụ, chiến luợc khách hàng, chiến luợc về mặt nhân sự và công nghệ và các chiến luợc khác có liên quan. Nếu chiếu luợc phù hợp, tận dụng đuợc những điểm mạnh, những cơ hội, hạn chế những điểm yếu và những nguy cơ, các NHTM sẽ có điều kiện để phát triển dịch vụ TTKDTM hiệu quả nhất.

Nhân tố nguồn nhân lực

Trong mọi hoạt động, nhân tố con nguời luôn đuợc chú trọng và đặt mục tiêu quan tâm hàng đầu. Con nguời là nhân tố quyết định trong bất cứ hoạt động kinh tế xã hội nào, trong hoạt động thanh toán qua ngân hàng cũng vậy. Chính vì thế, trong hoạt động ngân hàng, khi triển khai áp dụng một nghiệp vụ mới thì yếu tố tiên quyết đó là phải biết cách thức vận hành và sử dụng nó, tức yếu tố con nguời đã đuợc đề

Nhân tố con người ở đây chính là đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện

quy trình thanh toán cho khách hàng. Trong hoạt động TTKDTM của ngân hàng, chất

lượng của sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cảm nhận được chính là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố thuộc về đội ngũ nhân viên ngân hàng. Cán

bộ, nhân viên là người trực tiếp giao dịch với khách hàng. Vì vậy, thái độ và trình độ của họ quyết định phần lớn đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng.

Cán bộ ngân hàng phải là những người có trình độ, năng lực chuyên môn sâu, phẩm chất đạo đức tốt, thái độ phục vụ nhanh nhẹn, nhiệt tình. Ngoài việc hiểu biết các hoạt động của ngân hàng nói chung và các chế độ về công tác thanh toán nói riêng, người làm công tác thanh toán phải nắm vững pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, phải có kiến thức và sử dụng thành thạo vi tính,

tin học. Chính vì con người có một vai trò quan trọng trong việc thu hút một khối lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, nên khi thực hiện thanh toán, các cán bộ ngân hàng chính là cầu nối giữa các bên tham gia thanh toán.

Với những ngân hàng có đội ngũ cán bộ tham gia vào trong quá trình thanh toán là những con người hội tụ đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn nêu trên sẽ làm gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thanh toán của ngân hàng. Ngược lại, đội ngũ nhân viên ngân hàng có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp yếu kém, thái độ phục vụ không nhiệt tình khi tham gia vào quá trình giao dịch với khách hàng sẽ khiến cho khách hàng không thoải mái khi giao dịch và họ có thể chuyển sang giao dịch tại một ngân hàng khác có chất lượng phục vụ tốt hơn, từ đó gây tổn thất cho ngân hàng.

Bởi vậy, đội ngũ cán bộ của NHTM là một yếu tố tiên quyết có ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTKDTM nói riêng và hoạt động chung của ngân hàng.

nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, phục vụ cho việc đầu tư phát triển nhanh nền kinh tế trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh toán

sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phí trong thanh toán. Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanh toán có thể được thực hiện trên các chương trình phần mềm máy tính vừa chính xác, an

toàn, nhanh chóng và tiện lợi. Các NHTM có thể mở rộng các dịch vụ của mình qua các trang web. Đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp dịch vụ ngân hàng tới

hàng triệu người với chi phí rất thấp. Để mở rộng TTKDTM các ngân hàng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng, đưa vào sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động.

Công nghệ hiện đại cho phép các NHTM vươn xa hơn, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ, tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn trong TTKDTM và cả trong những mặt hoạt động khác của ngân hàng.

Hiện nay, công nghệ ngân hàng đang được xem là một thứ vũ khí cực mạnh trong cạnh tranh. Với chức năng trung gian thanh toán của mình, các NHTM luôn coi trọng, cải tiến đổi mới công nghệ để hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình, bởi vì ai cũng ý thức được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay không có chỗ cho công nghệ lạc hậu.

Cơ sở vật chất của NHTM

Cơ sở vật chất thể hiện qua trang thiết bị của NHTM cũng như mạng lưới cung ứng dịch vụ của ngân hàng. Một NHTM có đầy đủ trang thiết bị vật chất hiện đại (chẳng hạn như máy ATM có nhiều chức năng, nơi tiếp đón khách hàng giao dịch được số hóa,...) càng làm tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng, qua đó, thúc đẩy khách hàng sử dụng các dịch vụ TTKDTM của NHTM.

NHTM sẽ thực hiện chức năng trung gian thanh toán của mình một cách dễ dàng và chính xác hơn. Đồng thời với chính sách đa dạng hoá sản phẩm sẽ giúp ngân hàng đạt được mục tiêu an toàn, sinh lợi. Kinh doanh các dịch vụ mới với mạng lưới rộng khắp sẽ tăng thu nhập cho các ngân hàng từ việc thu phí dịch vụ. Trên cơ sở đó ngân hàng có thể giảm chi phí, tạo điều kiện cạnh tranh và do vậy khuyến khích hoạt động thanh toán qua ngân hàng phát triển mạnh mẽ.

Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng

Hoạt động kinh doanh của các NHTM trong những năm qua thay đổi thích ứng với điều kiện kinh tế năng động và sự điều chỉnh của pháp luật.

NHTM với ba chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Khi NHTM là trung gian tài chính thì NHTM sẽ huy động vốn bằng nhiều hình thức như: huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư qua hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu hay phát hành trái phiếu với kỳ hạn khác nhau. Qua đó, NHTM sẽ tập trung được một lượng vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế khác nhau và ngân hàng cho vay đối với những người có nhu cầu vay vốn. Khi các bên có nhu cầu thanh toán, NHTM đứng ra làm trung gian thanh toán. Khi vai trò trung gian thanh toán được phát huy, tạo được lòng tin đối với khách hàng, khách hàng sẽ giao dịch tại ngân hàng, khi đó huy động sẽ tăng lên đáp ứng nhu cầu đi vay và chức năng trung gian tài chính của ngân hàng lại được phát huy tác dụng.

Với chức năng trung gian thanh toán và trung gian tài chính trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống các NHTM đã tăng khối lượng tiền tệ lên gấp bội thông qua cơ chế thanh toán chuyển khoản. Điều này đã làm cho các chức năng của NHTM ngày càng liên hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của mỗi chức năng sẽ thúc đẩy các chức năng khác phát triển theo. Do đó, khi hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng phát triển vững mạnh sẽ thúc đẩy chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng phát triển để hỗ trợ cho các hoạt động khác của ngân hàng và ngược lại, khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng rơi vào tình trạng yếu kém, không phát triển thì cũng kìm hãm sự phát triển của hoạt động TTKDTM tại ngân hàng đó.

1.2.3.2. Nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế vĩ mô

Ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế rất nhạy cảm với các yếu tố từ môi trường kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống. Khi môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó tác động gián tiếp tới hoạt động TTKDTM.

Ngành tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng là ngành sẽ phải chịu rủi ro đầu tiên và trước nhất đối với những thay đổi vĩ mô đến từ Chính phủ và NHNN để điều tiết thị trường. Giai đoạn 2009 - 2013, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động. Đối với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này chỉ đạt 5,6%/năm so với mức 7,8% của 5 năm trước đó. Hoạt động ngân hàng cũng trải qua những khó khăn và thách thức lớn. Tăng trưởng tín dụng thấp trong khi nợ xấu tăng cao do sự suy yếu của các khách hàng là các doanh nghiệp, sự đóng băng của thị trường bất động sản, khó khăn thanh khoản, lãi suất biến động bất thường.. .đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng. Lợi nhuận suy giảm rõ rệt và nhiều ngân hàng yếu kém phải tái cơ cấu sáp nhập. Chính vì vậy, yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế bên cạnh việc thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã được đặt ra vô cùng bức thiết. Chính phủ đã đưa ra những gói kích thích kinh tế trong năm 2008 - 2009, cũng như các chương trình thúc đẩy kinh tế năm 2012 - 2013, các giải pháp đồng bộ giữa công cụ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tăng cường tính hiệu quả trong đầu tư công, đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng được NHNN đưa ra ... đã giúp nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam dần đi vào ổn định. Lạm phát được kiềm chế và trong tầm kiểm soát, tăng trưởng kinh tế năm 2013 tốt hơn năm 2012, nợ xấu trong ngành ngân hàng tuy vẫn còn lớn nhưng đã có những giải pháp khả thi nhằm giải quyết trong thời gian tới.

Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển TTKDTM. Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu

dùng với khối lượng lớn. Các cá nhân, doanh nghiệp sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng ngân hàng như là một trung gian thanh toán bởi các ngân hàng cung cấp các tiện ích cho phép các khách hàng tham gia thanh toán có th ể giảm được các chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt đồng thời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.

Môi trường pháp lý

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, được quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ thông qua Ngân hàng Nhà nước nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ pháp luật. Hiện nay, hoạt động của các NHTM được điều chỉnh bởi Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và các pháp luật khác liên quan.

Hiện nay, mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM đều bị chi phối bởi pháp luật, mọi sự thay đổi dù nhỏ của pháp luật cũng sẽ tạo cơ hội và thách thức mới cho ngành ngân hàng. TTKDTM là một trong những hoạt động cơ bản của NHTM nên cũng chịu ảnh hưởng lớn từ sự thay đổi của hành lang pháp lý. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng, một sự thao đổi nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống. Vì vậy, khi hành lang pháp lý thay đổi, ngành ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và chi phí để thích ứng rất lớn. Nếu không giải quyết tốt, NHTM dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả.

Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định, các tổ chức kinh tế và dân cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tỷ trọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút được lượng tiền mặt ngoài xã hội. Từ đó, ngân hàng có thêm nguồn vốn để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Thói quen, tâm lý tiêu dùng

Tâm lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM. Hoạt động ý thức diễn ra trong bộ não con người, một dạng tổ chức đặc biệt của vật chất. Tâm lý là sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức con người bao gồm: nhận thức, tình cảm, lý trí, biểu hiện trong cử chỉ hoạt động của mỗi người. Tâm lý cũng chính là nguyện vọng, ý thích, thị hiếu... của mỗi người, nó hình thành nên thói quen, tập quán của mỗi cá nhân. Như vậy, mỗi hành vi ứng xử của con người đều chịu tác động của yếu tố tâm lý, điều này ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM của NHTM.

Tâm lý chịu tác động rất lớn từ môi trường con người sống và làm việc. Trong một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, con người có xu hướng thích sử dụng tiền mặt, do đó TTKDTM là không phổ biến, từ đó hạn chế sự phát triển TTKDTM của các ngân hàng. Ngược lại, trong nền sản xuất lớn, hiện đại, hoạt động TTKDTM của ngân hàng rất phát triển do con người có xu hướng thích sử dụng các tiện ích ngân hàng hiện đại. Trình độ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý “ngại” khi sử dụng các phương tiện hiện đại có độ phức tạp cao, do đó TTKDTM không phát triển. Thuế đánh quá cao làm cho con người có hành vi trốn thuế, từ đó sinh ra tâm lý thích tiền mặt.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẮC THANH HÓA

Một phần của tài liệu 1296 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh bắc thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 37 - 44)