Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu 1296 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh bắc thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 77 - 81)

Những hạn chế của Chi nhánh trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM trong thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau.

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, hoạt động marketing vẫn chưa được Agribank Bắc Thanh Hóa chú trọng như là một chiến lược thu hút khách hàng. Ngân hàng chưa chủ động hoàn toàn trong công tác giới thiệu các dịch vụ TTKDTM đến khách hàng, tư vấn và đưa ra lời khuyên cho khách hàng, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa tích cực trong việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, chưa quan tâm đến khách hàng tiềm

năng. Vì vậy, không chỉ người dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn thiếu thông tin về các dịch vụ TTKDTM mà Chi nhánh đang triển khai.

Thứ hai, mạng lưới hỗ trợ dịch vụ TTKDTM của Agribank Bắc Thanh Hóa còn ít, do sự phân bố chưa hợp lý chỉ tập trung chủ yếu trong trung tâm tỉnh, nên gây khó khăn nhất định cho khách hàng ở xa. Hệ thống máy ATM, máy POS tuy được tăng lên qua các năm nhưng số lượng tăng chưa đáng kể (chỉ có 3 máy ATM và 6 máy POS), chưa đáp ứng được sự gia tăng về nhu cầu sử dụng máy của người dân nên vẫn còn tình trạng tắc nghẽn vào những dịp cao điểm như ngày lĩnh lương, lễ, tết.

Thứ ba, cơ sở vật chất phục vụ quảng bá và triển khai dịch vụ TTKDTM chưa được hoàn thiện. Chi nhánh thiếu các ấn phẩm truyền thông cho dịch vụ TTKDTM, các cây ATM thường xuyên quá tải và hay bị lỗi, trong khi đó, cơ sở vật chất tại các phòng giao dịch, chi nhánh thì đang có hiện tượng xuống cấp sau quá trình sử dụng. Điều này ảnh hưởng đến công tác phát triển dịch vụ TTKDTM của Chi nhánh.

Thứ tư, dịch vụ TTKDTM tại Agribank Bắc Thanh Hóa chưa thật sự đa dạng và ưu việt hơn so với các NHTM khác. Hiện tại, nhiều Chi nhánh NHTM khác (hoặc là các Chi nhánh Agribank trên địa bàn khác) đã sử dụng các sản phẩm TTKDTM hiện đại hơn như máy ATM đa năng (có thể thực hiện nhiều chức năng như một phòng giao dịch thu nhỏ), góp phần thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ.

Thứ năm, hoạt động chăm sóc khách hàng chưa thực sự được chú trọng tại Agribank chi nhánh Bắc Thanh Hóa.

Thứ sáu, chất lượng đội ngũ nhân lực tại Agribank Bắc Thanh Hóa còn hạn chế. Mặc dù cán bộ nhân viên Agribank Bắc Thanh Hóa vẫn có thể đảm nhận các dịch vụ ngân hàng cơ bản là tốt, nhưng một số thiếu sót nhất định trong nghiệp vụ giao tiếp, hướng dẫn khách hàng cũng khiến khách hàng chưa hài lòng khi sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực chuyên môn cao là điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại TTKDTM, nhưng tại Chi nhánh rất khó thu hút đội ngũ nhân lực cao về làm việc.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Tâm lý ưa dùng tiền mặt, không muốn công khai thu nhập của đại đa số người dân vẫn còn phổ biến, mặt bằng xã hội chưa cao về mọi mặt, trình độ dân

trí còn thấp nên hạn chế sự phát triển của TTKDTM. Tuy vậy, thói quen sử dụng

tiền mặt trong giao dịch thanh toán hàng ngày không dễ gì thay đổi trong một sớm một chiều và chính tâm lý ngại thay đổi thói quen chi tiêu khiến nhiều người dân chưa muốn tiếp cận với những dịch vụ mới. Mặt khác, nhu cầu đối với

các dịch vụ ngân hàng hiện đại của nhiều bộ phận dân cư không thật sự cấp bách.

Ngay như đối với dịch vụ thẻ, nhiều người còn cảm thấy rắc rối khi phải dùng thẻ bởi cho tới thời điểm hiện nay, khả năng thanh toán bằng thẻ chưa cao, các tiện ích của thẻ chưa được khai thác hết, nhiều người vẫn quan niệm rằng thẻ ATM là để rút tiền mặt.

Ngoài ra, do tâm lý người Việt rất ngại để người khác biết thu nhập của mình, kể cả trong trường hợp các nguồn thu nhập là hoàn toàn hợp pháp chứ chưa nói tới những nguồn thu nhập "không tên". Vì thế, dù có rất nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ, ủy nhiệm chi, séc, nhưng khách hàng vẫn rút tiền để thanh toán và người bán lại mang tiền đến nộp vào ngân hàng.

- Công nghệ Ngân hàng còn lạc hậu so với các nước trên thế giới. Tuy cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại ngân hàng đã được chú trọng đầu tư hơn trước, song vẫn còn

thiếu đồng bộ, chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi. Mặt bằng công

nghệ của

Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước trên thế giới.

- Sự phát triển dịch vụ TTKDTM trong ngân hàng chưa có sự liên kết, hợp tác bởi các ngành kinh tế, các đơn vị liên quan. Nếu các ngành hợp tác với

văn bản pháp lý về TTKDTM còn bất cập, chưa phù hợp với xu thế chung về dịch vụ thanh toán của thế giới. Chính điều đó đã gây ra khó khăn cho NHTM trong việc thực thi và thi hành các chính sách liên quan đến hoạt động TTKDTM dẫn đến khó khăn trong phát triển TTKDTM. Để có một môi trường thuận lợi cho hoạt động TTKDTM phát triển thì Chính phủ cần tạo dựng một hành lang phù hợp và hoàn thiện hơn nữa.

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng về hoạt động kinh doanh ngày càng gay gắt. Thị trường sản phẩm dịch vụ phát triển nhanh, và sự phát triển này mở ra sự cạnh tranh ngày một mở rộng giữa các ngân hàng, tổ chức kết nối để gia tăng tiện ích cho chủ thẻ, kích thích nhu cầu. Các NHTM không ngừng đưa ra các chính sách giảm phí và chương trình khuyến mại,... cũng như nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới với nhiều tiện ích hơn.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN

Một phần của tài liệu 1296 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh bắc thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 77 - 81)