Định hướng về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tạ

Một phần của tài liệu 1296 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh bắc thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 81)

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẮC THANH HÓA

3.1. Định hướng về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặttại tại

Agribank Bắc Thanh Hóa

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Mục tiêu mà Agribank Bắc Thanh Hóa hướng tới đó là cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối tượng khách hàng nhằm đưa Agribank Bắc Thanh Hóa trở thành ngân hàng phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu trên địa bàn. Phương hướng hoạt động chung của Agribank Bắc Thanh Hóa gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, củng cố năng lực hoạt động đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Mở rộng

quy mô hoạt động tương xứng với tiềm năng phát triển địa phương. Phấn đấu giữ vững truyền thống là đơn vị dẫn đầu ngành ngân hàng trên địa bàn. Nâng cao năng lực tài chính thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu. Xây dựng lộ trình giảm nợ xấu theo từng năm.

Thứ hai, cơ cấu danh mục hoạt động, nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo phát triển đi đôi với bền vững, ổn định. Cơ cấu lại nguồn vốn huy động theo hướng tăng cường huy động vốn trung dài hạn. ôn định nguồn vốn từ khách hàng định chế tài chính, tăng dần tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp và dân cư; tăng cường thu hút nguồn vốn từ nền khách hàng nhỏ, giảm dần lệ thuộc vào khách hàng lớn, đảm bảo nền vốn ổn định hướng đến cải thiện tỷ trọng huy động vốn bình quân/ số dư cuối kỳ nhằm nâng cao tính chủ động trong công tác kế hoạch.

- Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng giảm dần tỷ trọng trung dài hạn, các khoản vay đảm bảo tài sản bằng tài sản hình thành từ vốn vay; tăng cường cho

chính lành mạnh, khách hàng có tiềm năng trong sử dụng dịch vụ ngân hàng; Giảm dần tỷ trọng dư nợ tập trung vào một khách hàng, một nhóm khách hàng, một ngành nghề hoặc nhóm ngành liên quan; Xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm nợ xấu, cải thiện chất lượng tài sản.

- Cơ cấu danh mục sản phẩm dịch vụ theo hướng nâng dần tỷ trọng thu từ các sản phẩm dịch vụ mới, duy trì giữ vững nguồn thu từ dịch vụ truyền

thống, cân

đối lại cơ cấu hướng đến tăng trưởng ổn định nguồn thu dịch vụ.

- Cơ cấu lại nguồn thu: Nâng cao hiệu quả các hoạt động phi tín dụng theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ hoạt động phi dịch vụ trong tổng thu từ hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị trực thuộc: Để đảm bảo khai thác tối đa lợi thế tại mỗi địa bàn đồng thời từng bước phù hợp với nguồn lực của chi nhánh đảm bảo an toàn hoạt động tại các phòng giao dịch, thực hiện duy trì đồng thời mô hình phòng giao dịch hỗn hợp, phòng giao dịch bán lẻ thực hiện đủ chức năng và phòng giao dịch bán lẻ ở quy mô hạn chế về chức năng nhiệm vụ.

3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Đối với quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM trong thời gian tới, Agribank Bắc Thanh Hóa đề ra định hướng như sau:

- Khuyến khích khách hàng mở, sử dụng và thực hiện các giao dịch qua tài khoản tại Ngân hàng để từ đó tăng nguồn thu từ dịch vụ TTKDTM.

- Nâng cao sự khác biệt trong từng sản phẩm dịch vụ TTKDTM theo hướng thu hút khách hàng bằng những lợi thế cạnh tranh khác biệt trong mỗi sản phẩm

hoặc bằng cách sử dụng lợi thế về công nghệ và mạng lưới để cung cấp

những sản

phẩm có tính khác biệt với chất lượng cao tạo lợi thế trong cạnh tranh.

- Trong điều kiện thị trường gần bão hòa và trước sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn, Agribank Bắc Thanh Hóa định hướng từ cung ứng các

hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trong địa bàn.

- Triển khai lắp đặt mới, bổ sung thêm máy ATM; Phấn đấu vuơn lên dẫn đầu các NHTM trên địa bàn về mạng luới đơn vị chấp nhận thẻ; Xây dựng hệ thống thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ trở thành kênh phân phối dịch vụ quan

trọng ngoài ngân hàng. Đảm bảo mang lại hiệu quả phân phối dịch vụ và thu nhập

ổn định cho Chi nhánh.

- Nâng cao hiệu quả của công tác phát triển triển các sản phẩm dịch vụ đi kèm với mở tài khoản. Hạn chế tối đa việc khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ

nhung không sử dụng do chua hiểu sản phẩm. Tập trung phát triển tốt kênh thanh

toán qua Mobile Banking, Internet Banking nhằm tiết kiệm tối đa chi phí và nhân

lực của Chi nhánh.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, có đủ kỹ năng để huớng dẫn ban đầu, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Tổ chức đào

tạo các kỹ năng cần thiết nhu: kỹ năng bán hàng, giới thiệu sản phẩm, kỹ năng

thuyết phục khách hàng... đến tất cả nhân viên giao dịch. Tạo dựng môi truờng

làm việc chuyên nghiệp trong phục vụ khách hàng, nâng cao ý thức và thái độ của phục vụ của nhân viên .

- Nâng cao hơn nữa chất luợng phục vụ khách hàng, xử lý nhanh chóng, chính xác mọi nghiệp vụ phát sinh trong quá trình giao dịch, có thái độ giao

tiếp văn

thanh toán hiện đại mà Agribank Bắc Thanh Hóa đang cung ứng ra thị trường cùng với những tính năng, tiện ích trong sử dụng để mọi người biết đến. Hoạt động này còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhận thức, thói quen thanh toán bằng tiền mặt của khách hàng thông qua việc sử dụng các kênh TTKDTM hiện đại.

Thực tế cho thấy công tác marketing truyền thông sản phẩm dịch vụ TTKDTM của Agribank Bắc Thanh Hóa chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, còn thiếu chủ động và chưa thường xuyên. Trong thực tế, các chương trình quảng cáo, tiếp thị lớn với chi phí lớn thường tập trung tại HSC, vì vậy để quảng bá tiện ích của sản phẩm đến khách hàng địa phương trong điều kiện chi phí giới hạn, tác giả xin đề xuất số một giải pháp như sau:

Thứ nhất, tăng cường quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.

Các phương tiện truyền thông tại địa phương như: đài truyền hình tỉnh Thanh Hóa, các cơ quan báo chí trong tỉnh Thanh Hóa, thông qua các website của các cơ quan có mối quan hệ đối tác với Agribank Bắc Thanh Hóa. Ưu tiên quảng cáo qua đài phát thanh địa phương bởi đây là phương tiện truyền thông phù hợp với địa bàn hoạt động của Chi nhánh và là phương tiện có chi phí quảng cáo thấp nhất nhưng lại rất hiệu quả.

Thứ hai, tăng cường truyền miệng tích cực thông qua khách hàng đã sử dụng dịch vụ và nhân viên ngân hàng.

Một trong những kênh truyền thông hiệu quả là dựa vào những khách hàng đã sử dụng dịch vụ hoặc chính nhân viên ngân hàng. Họ là những người hiểu rõ nhất về sản phẩm dịch vụ TTKDTM của chi nhánh, do đó, học có thể tư vấn cho những người thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình những dịch vụ phù hợp. Do đó, bên cạnh những chính sách để cho họ cảm thấy chất lượng dịch vụ TTKDTM của Agribank Bắc Thanh Hóa là đảm bảo và tiện ích cao, Chi nhánh cần triển khai chính sách thu hút thông qua các khách hàng đã sử dụng dịch vụ và nhân viên, chẳng hạn có chương trình tặng quà, khuyến mãi,... đối với những khách hàng cũ giới thiệu những khách hàng mới sử dụng dịch vụ TTKDTM của Chi nhánh. Đối với nhân

viên, có chính sách khen thưởng, hoặc đưa việc phát triển những sản phẩm TTKDTM vào đánh giá KPI cuối năm để tạo động lực tìm kiếm khách hàng cho nhân viên.

Thứ ba, nâng cao hình ảnh ngân hàng thông qua các hoạt động tại địa phương.

Trong những năm qua, Agribank đã tham gia một số hoạt động tình nguyện, hỗ trợ xây d ựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong thời gian tới, Agribank Bắc Thanh Hóa cần có những sự tham gia tích cực và lan tỏa hơn nữa trong các chương trình, lễ hội, thể thao, duy trì công tác từ thiện. Agribank Bắc Thanh Hóa có thể tham gia vào các chương trình của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội đưa ra, hoặc cũng có thể tự mình phát động một chương trình riêng, huy động cán bộ nhân viên chi nhánh cùng tham gia. Điều này sẽ có tác động tích cực trong việc nâng cao vị thế, hình ảnh của Agribank Bắc Thanh Hóa trên địa bàn.

Thứ tư, triển khai các hoạt động quảng bá dịch vụ TTKDTM đến tận nơi cho khách hàng tổ chức.

Đây có thể là những doanh nghiệp, những tổ chức xã hội, những đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, tận dụng mối quan hệ của mình, Agribank Bắc Thanh Hóa tổ chức các đoàn giới thiệu sản phẩm dịch vụ TTKDTM đến tận nơi như các doanh nghiệp, cụm công nghiệp, đơn vị trên địa bàn để tư vấn giới thiệu dịch vụ TTKDTM. Có chính sách ưu đãi nếu như các doanh nghiệp, tổ chức hoặc các nhân viên của những tổ chức này đăng ký dịch vụ TTKDTM của ngân hàng ngay tại các buổi tư vấn này.

3.2.2. Tiếp tục mở rộng mạng lưới và kênh phân phối

Đây là yếu tố then chốt trong việc thúc đẩy phát triển dịch vụ TTKDTM của Agribank Bắc Thanh Hóa trên địa bàn. Trong đó, Chi nhánh cần lưu ý mở rộng mạng lưới và kênh phân phối tới các khu vực xa trung tâm để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được dịch vụ TTKDTM.

Chi nhánh cần cân nhắc việc mở rộng thêm hệ thống ATM. Bởi như đã phân tích, với 3 máy ATM hiện nay (chủ yếu tập trung ở cụm công nghiệp Hoàng Xá),

Chi nhánh không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân trong việc giao dịch, đặc biệt là việc rút lương thông qua tài khoản.

Bên cạnh đó, khi xu hướng mua sắm ở các shop thời trang, trung tâm mua sắm trở nên phổ biến, nhu cầu thanh toán bằng thẻ POS sẽ tăng nhanh, nên rất cần khuyến khích được sử dụng. Chính về thế, Agribank Bắc Thanh Hóa nên mở rộng hệ thống POS là các máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ ATM và thẻ tín dụng, thanh toán qua mã QR Code tại các điểm giao dịch. Khi Chi nhánh đảm bảo các điểm giao dịch mua sắm hàng hóa trên địa bàn có thể cung ứng dịch vụ POS và thanh toán qua thẻ một cách dễ dàng, chắc chắn rằng nhu cầu sử dụng tiền mặt cho các hoạt động này của người dân sẽ giảm xuống đáng kể.

Agribank có thể mở rộng các điểm thanh toán chấp nhận thẻ thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ công trên địa bàn. Chẳng hạn như tại trung tâm hành chính Tỉnh, cơ quan thuế, kho bạc nhà nước, bệnh viện Tỉnh, huyện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Điều này tạo mức độ phủ sóng rộng khắp dịch vụ này của Agribank Bắc Thanh Hóa, tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi tiến hành giao dịch tại các địa điểm này.

Agribank Bắc Thanh Hóa có thể triển khai các tổ bán hàng, cung ứng dịch vụ TTKDTM lưu động trên địa bàn các huyện. Những tổ bán hàng này có thể vừa quảng bá dịch vụ TTKDTM, vừa có chức năng giới thiệu, tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ TTKDTM ngay tại địa bàn. Điều này giúp Chi nhánh vừa tiếp cận được người dân, vừa giúp Chi nhánh giảm thiểu những chi phí cố định quá lớn khi thành lập phòng giao dịch, hoặc mở rộng quá nhiều mạng lưới ATM.

3.2.3. Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán đáp ứng nhu

cầu của khách hàng

Một sản phẩm dịch vụ hấp dẫn mà khách hàng có thể tìm được nhiều lợi ích chắc chắn sẽ được khách hàng lựa chọn. Do đó sản phẩm dịch vụ hiện nay là một vũ khí lợi hại trong công cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng. Cạnh tranh buộc các ngân hàng phải cung ứng các sản phẩm dịch vụ

mà thị trường đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại. Vì vậy buộc các ngân hàng luôn phải đổi mới, cải tiến chất lượng SPDV mà mình cung cấp, tăng khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Agribank Bắc Thanh Hóa đang dần khẳng định vị thế của mình đối với thị trường tại địa phương, để có thể đứng vững và phát triển Chi nhánh cần chú ý những điểm sau trong chiến lược sản phẩm dịch vụ của mình:

Thứ nhất, Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm theo hướng nâng cao chất

lượng các sản phẩm dịch vụ truyền thống và tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Trước hết cần phải xác định được một danh mục SPDV và số lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng ra thị trường đảm bảo đa dạng, tiện ích, đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khác hàng khác nhau và đảm bảo khả năng sinh lời. Đồng thời gia tăng thêm tiện ích cho những sản phẩm dịch vụ sẵn có.

Thứ hai, Chi nhánh nên mở rộng danh mục SPDV một cách hợp lý và hiệu

qủa. Trên cơ sở khai thác thế mạnh về mạng lưới, công nghệ thông tin, Agribank Bắc Thanh Hóa nên chú trọng phát triển các SPDV dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn như sản phẩm thanh toán thẻ, và các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt. Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn đặc biệt là các sản phẩm huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại khu vực nông dân, nông thôn dựa trên thế mạnh tổ vay vốn đang vận hành, hội phụ nữ, hội nông dân...

Thứ ba, Nâng cao chất lượng SPDV hiện có bằng việc đổi mới, cảitiến quy trình, thủ tục cung cấp SPDV. Thực hiện theo dõi, đánh giá,so sánh tiện ích sản phẩm dịch vụ, thường xuyên rà soát, đánh giá hệ thống, quy trình thực hiện SPDV và việc cung ứng SPDV tới khách hàng trên các kênh phân ph ối để đề xuất kịp thời biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các SPDV hiện có. Đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ nhưng vẫn tuân thủ nghiêm túc quy trình dịch vụ. Đồng thời tổ chức sắp xếp vị trí làm việc của các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh theo hướng phục vụ khách hàng thuận lợi và giảm tối đa thời gian giao dịch cho khách hàng. B ố trí cán bộ đủ năng lực đảm nhiệm từng mảng hoạt động nghiệp vụ, với phong cách làm việc khoa học, vận hành nghiệp vụ nhanh

chóng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong quá trình giao d ịch nhun vẫn đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ tư, Củng cố, đa dạng hóa kênh phân phối cả truyền thống lẫn hiện đại và

thực hiện phân phối có hiệu quả. Phát triển và mở rộng các sản phẩm liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ khác, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, đua ra các gói sản phẩm dịch vụ với những uu đãi riêng để thu hút khách hàng và tăng khả năng bán sản phẩm.

Đối với các hình thức TTKDTM cụ thể phải đua ra các giải pháp hoàn thiện. Cụ thể:

về séc thanh toán: Trải qua một quá trình lâu dài, séc là một phuơng tiện

TTKDTM phổ biến và có nhiều uu điểm. Trên thế giới đã có luật séc từ năm 1930. Còn tại Việt Nam chua có một văn bản pháp lý nào quy định về séc có giá trị cao nhu bộ luật hay pháp lệnh thuờng không ổn định, nó chỉ đuợc duy trì trong một thời gian không lâu sẽ lại bộc lộ những điểm yếu và lại cần chỉnh sửa hoặc thay thế. Do vậy, đối với Agribank Bắc Thanh Hóa cần vận dụng linh hoạt các văn bản hiện hành quy định về séc để tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán cho khách hàng.

Cải tiến UNC: Hình thức thanh toán UNC tại Agribank Bắc Thanh Hóa trong

những năm qua chiếm một tỷ trọng rất cao trong TTKDTM. Nhung không vì thế ta

Một phần của tài liệu 1296 phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh bắc thanh hóa luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 81)