Sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Một phần của tài liệu 1331 phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 81 - 86)

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá chính là việc cân đối quy mô, khối lượng, thời gian đối với từng hợp đồng, từng ngoại tệ giữa tài sản có và tài sản nợ, khoản phải thu và phải trả. Khi đó sẽ giảm thiểu được tối đa rủi ro khi biến động tỷ giá xảy ra.

Với việc phòng ngừa RRTG, tùy theo điều kiện và khả năng thực hiện, trước hết DN có thể tự bảo hiểm RRTG cho chính mình bằng những phương pháp quản lý rủi ro tự nhiên đã được để cập:

> Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành.

Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành là phương pháp đơn giản, hiệu quả, đồng thời hạn chế được nhiều thủ tục phát sinh liên quan đến hạch toán trong doanh nghiệp. Với phương pháp này, doanh nghiệp trong khi thỏa thuận, ký kết hợp đồng cần chủ động về loại tiền tệ thanh toán và thời gian thanh toán giữa 2 hợp đồng khớp nhau tương đối. Với những doanh nghiệp chỉ chuyên về một loại hình xuất khẩu hay nhập khẩu, cần thiết tìm kiếm một nguồn đối ứng ngoại tệ khi thanh toán từ các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hoặc từ phía ngân hàng thông qua các hợp đồng kỳ hạn ngoại hối.

> Lập quỹ dự phòng RRTG

Việc lập quỹ dự phòng RRTG giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra, nhằm mục đích bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng quỹ hợp lý, có kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vốn bị ứ đọng, gây lãng phí, thất thoát.

Sử dụng quỹ dự phòng RRTG một cách có hiệu quả đòi hỏi DN ngoài việc thực hiện đúng các quy định của nhà nước về kiểm toán, kế toán còn phải có quy chế nội bộ, đưa ra được các quy định riêng về tỷ lệ trích lập, đối tượng áp dụng, điều kiện sử dụng cũng như phương án hoạt động.

Trong đó, Doanh nghiệp phải xây dựng được cơ chế quản lý, sử dụng vốn một cách hiệu quả để hạn chế rủi ro, quy chế phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý dòng vốn. Hơn nữa, phải thành lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng, xử lý tổn thất hoặc lợi nhuận thu được. Việc xây dựng quỹ dự phòng phải được xác định giá trị hợp lý của đối tượng được trích lập dự phòng một cách đáng tin cậy ngay thời điểm trích lập.

> Lựa chọn đồng tiền thanh toán

Đồng tiền nào được lựa chọn sử dụng trong thanh toán quốc tế phải được thỏa thuận giữa 2 bên mua và bán. Nhìn chung, đồng tiền được chọn phải là những đồng tiền tự do chuyển đổi (Free convertible currency), có uy tín và độ ổn định cao, có giá trị sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, và người sở hữu loại tiền đó được tự do chuyển đổi sang những đồng tiền khác, hoặc được chuyển đổi sang đồng tiền khác với điều kiện dễ dàng hơn.

Đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế là USD, EURO, GBP, JPY, HKD, AUD và một số ngoại tệ tự do khác. Tuy nhiên, lựa chọn đồng tiền thanh toán cần đặc biệt chú ý đến biện pháp đảm bảo hối đoái cho tiền tệ:

+ Điều kiện đảm bảo ngoại hối: Hai bên mua bán sẽ thỏa thuận lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định tỷ giá với đồng tiền được lựa chọn trong thanh toán để đảm bảo giá trị của đồng tiền thanh toán là điều kiện đảm bảo ngoại hối. Trước 1 ngày thanh toán lấy lại tỷ giá giữa 2 đồng tiền này để đối chiếu với tỷ giá đã xác định, nếu có sự thay đổi sẽ điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng theo sự biến động đó.

+ Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ: Khi lựa chọn đảm bảo hối đoái theo “rổ” tiền tệ, sau khi các bên đã thỏa thuận thống nhất số ngoại tệ chọn đưa vào rổ tiền tệ thì sẽ xác định tỷ giá trung bình của cả “rổ” tiền tệ này vớ i

đồng tiền đã lựa chọn trong thanh toán tại thời điểm ký hợp đồng. Trước một ngày kết thúc hợp đồng thanh toán thì lấy lại tỷ giá này. Đối chiếu sự biến động và điều chỉnh giá trị hợp đồng thanh toán theo sự biến động cho tương thích.

> Áp dụng điều khoản giá linh hoạt

Sử dụng điều khoản giá linh hoạt: Việc “thả nổi” giá hàng hóa theo sự tăng, giảm của giá thị trường là rất phổ biến trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là những hợp đồng có thời hạn thực hiện dài, giao hàng nhiều lần hoặc những hợp đồng mà thời điểm giao hàng chưa được xác định cụ thể. Đó là những hợp đồng có giá mở, đáp ứng yêu cầu về giá linh hoạt theo diễn biến thị trường. Về mặt pháp lý, sự linh hoạt này giúp đảm bảo sự cân bằng cho hợp đồng, hạn chế thiệt thòi quá mức cho một bên khi thị trường biến động, hạn chế tranh chấp phát sinh. Vì thế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần chú ý, trong một số tình huống cụ thể phải quy định điều khoản giá hợp lý và linh hoạt. Nên đưa ra mức giá chính xác ban đầu để có thể tính toán lợi nhuận, nhưng không quên có sự điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường.

> Áp dụng điều khoản chia sẻ rủi ro

Một điều khoản chia sẻ rủi ro, chi phí phát sinh xảy ra do sự biến động tỷ giá là điều cần thiết khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Không chỉ với các loại rủi ro bất khả kháng mà ngay cả những rủi ro có thể xảy ra cũng cần được dự tính trước để có thể chia sẻ giữa 2 bên, tạo điều kiện hợp tác thuận lợi. Để có cơ chế thích hợp hơn trong việc bảo đảm lợi ích các bên nhằm phân chia hợp lý rủi ro và tái lập sự cân bằng của hợp đồng, nên đưa vào hợp đồng của họ một điều khoản cho phép bên gặp khó khăn đặc biệt được yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng. Điều khoản này được gọi là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi do hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong

việc thực hiện hợp đồng. Điều cần lưu ý ở đây chính là cơ sở áp dụng điều này trong hợp đồng không chỉ từ sự tự nguyện, hợp tác bình đẳng giữa các bên mà còn căn cứ vào sự điều chỉnh luật pháp của 2 nước, khi soạn thảo hợp đồng cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề này.

> Sử dụng các công cụ phái sinh

Với chính sách quản lý ngoại hối theo hướng ngày càng được mở rộng theo cơ chế thị trường, giảm dần sự quản lý của Ngân hàng nhà nước đồng thời với việc phát triển thị trường phái sinh tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro ngày càng rõ rệt hơn. Việc sử dụng các công cụ phái sinh được coi là phương thức chủ động, hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra chính là sự hiểu biết về sản phẩm của doanh nghiệp và quyết tâm phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp.

> Các kỹ thuật bảo hiểm hoạt động

Nên tiến hành chiến lược tự bảo hiểm tổng thể để giảm thiểu phí tự bảo hiểm và qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh mà vẫn quản lý tốt rủi ro. Nếu DN tiến hành bảo hiểm đơn lẻ đối với từng nghiệp vụ, hoặc hợp đồng thì chi phí về thời gian và tiền bạc để tự bảo hiểm thường lớn gấp nhiều lần so với chiến lược tự bảo hiểm tổng thể. Đối với DN, chiến lược tự bảo hiểm tổng thể được thể hiện dưới các góc độ sau:

Kết hợp tự bảo hiểm rủi ro của hoạt động xuất khẩu với rủi ro của hoạt động nhập khẩu.

Kết hợp tự bảo hiểm rủi ro của hoạt động XNK với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, nhất là các hoạt động có thu chi ngoại tệ.

Sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận trong DN: Các bộ phận marketing, sản xuất, kinh doanh XNK đều cần phải có kế hoạch và sự hợp tác với nhau để đảm bảo nâng cao, duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh

XNK một cách có hiệu quả trong dài hạn. Nghĩa là phải có những chiến lược, kế hoạch, giải pháp phát triển kinh doanh gắn liền với quản lý rủi ro kinh tế một cách chủ động. Phân tích, đánh giá và quản lý RRTG phải gắn liền với quá trình quản trị marketing, sản xuất - kinh doanh - tài chính.

Việc sử dụng hiệu quả các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá đói hỏi các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thiết phải:

- Yêu cầu vốn tăng cao: Việc triển khai mô hình quản trị, phòng ngừa rủi ro nhìn chung sẽ yêu cầu các DN XNK phải tăng vốn để hiện đại hoát cơ sở vật chất, đồng thời có thể bù đắp cho rủi ro xảy ra, ảnh hưởng tới tỷ lệ ROA, ROE.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, am hiểu tài chính và các nghiệp vụ kinh tế, theo sát diễn biến thị trường thị trường trong và ngoài nước với năng lực phân tích, đánh giá, dự báo trước những biến động xảy ra.

- Chiến lược sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp đi đôi với việc thiết lập khẩu vị rủi ro để có tiêu chí đánh giá hiệu quả điều chỉnh rủi ro và đưa ra quyết định kinh doanh trên cơ sở cân bằng hiệu quả - rủi ro.

Để việc phòng ngừa RRTG có hiệu quả cần phải có được sự hiểu biết đối với các công cụ, phương pháp sử dụng và thời điểm sử dụng. Có những biện pháp phòng ngừa cần được áp dụng ngay từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, có những biện pháp lại tùy thuộc vào diễn biến của thị trường cũng như cảm nhận của chủ doanh nghiệp. Từ đó thấy ngoài sự am hiểu về các công cụ phòng ngừa, doanh nghiệp cần phải có một chương trình quản trị rõ ràng, với mục tiêu cụ thể, không thể tùy ý áp dụng phòng ngừa rủi ro thiếu hệ thống được, như vậy không chỉ không đạt được hiệu quả như mong muốn, lãng phí nguồn lực mà còn trở thành rào cản tâm lý cho việc thực hiện biện pháp phòng ngừa phát sinh sau này.

Một phần của tài liệu 1331 phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w