Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1331 phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 93)

Thứ nhất, việc NHNN công bố tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam,

các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn duy trì biên độ +/-3%.

Tuy vậy, NHNN cần cân nhắc một cơ chế cung cấp thông tin, dự báo minh bạch và chủ động để định hướng thị trường, bởi lẽ, dù có phương pháp tính tỷ giá cụ thể nhưng vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ, từ đó khó nắm bắt được xu hướng tỷ giá biến động.

NHNN sử dụng công cụ kỳ hạn như một biện pháp kỹ thuật để định hướng vùng mục tiêu tỷ giá cho doanh nghiệp và thị trường nắm được. Cụ thể, mới đây là việc bán ngoại tệ phái sinh kỳ hạn 3 tháng cho các NHTM với mức chênh lệch 1% so với giá bán của NHNN ngày 31/12/2015. Qua đó, NHNN gửi thông điệp rằng vùng mục tiêu tỷ giá trong 3 tháng đầu năm sẽ biến động chỉ khoảng 1%. Đó là tín hiệu cho các DN XNK theo dõi, làm cơ sở lê kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, cần có chiến lược lâu dài đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái về các công cụ phái sinh, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp. Cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực về phân tích và dự báo biến động của lãi suất. Ngoài ra, cần trang bị thêm những kỹ năng phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật để dự đoán xu hướng biến động của thị trường ngoại hối nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.

Thứ ba, thực hiện chính sách ưu đãi cho các NHTM nào thực hiện giao dịch phái sinh và làm nhà tạo thị trường cho các giao dịch phái sinh. Trong đó, xây dựng thị trường tài chính hiện đại, các yếu tố liên quan tới hoạt động quản lý rủi ro giá cả tài chính như thị trường các các sản phẩm phái sinh và các tổ chức tham gia cần được chú trọng phát triển để đảm bảo thị trường

cũng như nền kinh tế được phát triển một cách đồng bộ, tương hỗ cho nhau và bền vững. Cụ thể cần chú ý đảm bảo các yếu tố sau:

- Hiện đại và đảm bảo tính tương thích với các thị trường khu vực và quốc tế.

- Đảm bảo tính thống nhất, tương hỗ lẫn nhau giữa các thị trường: giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; giữa các thị trường kỳ hạn, thị trường giao sau, thị trường hoán đổi và thị trường quyền chọn; giữa thị trường tài chính với các thị trường khác.

- Đảm bảo sự đa dạng, đồng bộ và có tính cạnh tranh lành mạnh giữa các yếu tố của thị trường: các sản phẩm tài chính, các tổ chức tham gia thị trường, các phương thức giao dịch và với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

- Tạo cơ chế và hỗ trợ để hiện đại hoá hệ thống thông tin kinh tế - tài chính, nhất là phân hệ thu thập, phân tích, dự báo và đề xuất các quyết định quản lý rủi ro giá cả tài chính nói chung, RRTG nói riêng.

Một phần của tài liệu 1331 phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w