Đối với các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 1331 phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 93 - 106)

- Ngân hàng phải là người tạo nền móng thị trường. Để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng nhu cầu, ngay từ bây giờ ngân hàng, với tư cách là những nhà môi giới chính, phải đi đầu đặt nền móng cho thị trường. Ngân hàng đóng vai trò trung gian dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó theo nguyên tắc thương mại và thị trường.

- NHTM cần tăng cường hội thảo, tư vấn khách hàng theo chuyên đề về những lợi ích mang lại của công cụ tài chính phái sinh tiền tệ để mở rộng khách hàng áp dụng. NHTM cần tư vấn cho DN phân tích, đánh giá nhiều yếu tố để có quyết định về mặt tài chính thông qua các sản phẩm phái sinh vì việc lựa chọn các sản phẩm phái sinh một mặt mang lại lợi ích cho DN, nhưng DN cần phải hiểu biết về sản phẩm và có biện pháp bảo hiểm rủi ro đi kèm.

tệ của các NH trên thế giới, của chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam và các NHTM có thế mạnh về hoạt động này (VCB, Eximbank...) để áp dụng phù hợp đối với NHTM mới triển khai công cụ này, phát triển hơn nữa về chiều rộng và chiều sâu các công cụ này bằng cách chuẩn bị các điều kiện để không chỉ hội sở mà các chi nhánh NH có thể thực hiện các giao dịch này với khách hàng.

- Các NHTM cần kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và từng bước tư vấn cho các DN nếu cần thiết để giúp họ bảo hiểm RRTG trong giao dịch và cũng tạo niềm tin cũng như phát triển các CCPS tiền tệ trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.

- Tăng cường hoạt động phân tích, dự báo, giám sát rủi ro thông qua hệ thống hạn mức để giới hạn mức lỗ, ghi nhận kế toán, hạn chế tổn thất cho NH do thực hiện các giao dịch phái sinh.

- Xây dựng mô hình quản lý dữ liệu tập trung, phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận thực hiện giao dịch trực tiếp và bộ phận quản lý rủi ro. Xây dựng mô hình kinh doanh ngoại tệ gồm ba bộ phận là bộ phận trực tiếp thực hiện giao dịch (Front Office), bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro (Middle Office) và bộ phận xử lý giao dịch (Back Office). Sự độc lập giữa bộ phận thực hiện giao dịch và bộ phận quản lý rủi ro sẽ làm giảm bớt rủi ro do nguyên nhân chủ quan của cán bộ trực tiếp giao dịch ngoại hối.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối

nói riêng.

- Đối với NHTM chưa thực hiện công cụ tài chính phái sinh, cần chuẩn bị nguồn lực, cơ cấu tổ chức, nghiên cứu kinh nghiệm của các NH khác để khi đủ điều kiện có thể triển khai có lộ trình từ thí điểm đến mở rộng, góp phần đáp ứng nhu cầu khách hàng, đa dạng hóa nghiệp vụ và nâng cao thu nhập của Ngân hàng.

Tóm lại, chương 3 của luận văn đã nêu nên được xu hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong thời gian tới đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, nhận thức được vai trò quan trọng của sự phối hợp tham gia của các cấp, ban, ngành có liên quan trong hạn chế rủi ro tỷ giá, chương 3 của luận văn cũng nêu ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để có thể mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất.

KẾT LUẬN

Thời gian qua, những chính sách kinh tế mở cửa, hướng đến hội nhập với khu vực và thế giới đã và đang mang đến cho kinh tế đất nước nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng nhiều cơ hội phát triển về cả chất và lượng, quy mô và loại hình. Tuy nhiên, biến động kinh tế thế giới đã gây tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương. Thiệt hại to lớn của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến rủi ro về tỷ giá hối đoái. Rủi ro tỷ giá hối đoái đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động hay thậm chí sự tồn tại của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.

Với ý nghĩa như trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã chú trọng phân tích thực trạng hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các công cụ tài chính trong hạn chế rủi ro tỷ giá. Luận văn đã đạt được một số kết quả chính sau:

Một là, tiếp cận một cách hệ thống và toàn diện về rủi ro tỷ giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm rút ra bài học cho các doanh nghiệp trong nước.

Hai là, phân tích diễn biến tỷ giá, thực trạng hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Ba là, trên cơ sở những nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực trạng triển khai hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và định hướng thị trường trong thời gian tới, luận văn đã đề

xuất các giải pháp đối với doanh nghiệp, những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và các Ngân hàng thương mại nhằm đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, song đây là một vấn đề khá phức tạp, với sự hiểu biết và tầm nhìn có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thống kê giai đoạn năm 2011 - năm 2015; Tổng Cục thống kê. 2. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn năm 2011 - năm 2015; Tổng

Cục Hải quan.

3. Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn năm 2011 - năm 2015, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

4. Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn năm 2011 - năm 2015, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.

5. Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn năm 2011 - năm 2015, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

6. Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn năm 2011 - năm 2015, Ngân hàng TMCP Á Châu.

7. Phạm Huy Hùng (2007), Giải pháp phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam,, Hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” NHNN Việt Nam.

8. ThS. Đinh Thị Thanh Long (2014), Thực trạng giao dịch ngoại hối phái sinh ở Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng.

9. ThS. Nguyễn Quang Huy (2014), Định hướng và giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam đến năm 2020, Tạp chí ngân hàng số 23, tháng 12/2014

10. Tô Chính Thắng (2002), Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

11. TS. Kiều Hữu Thiện (2012), Hợp đồng quyền chọn trong phòng ngừa rủi ro hối đoái - Vấn đề lý luận và thực tiên tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng số 118, tháng 03/2012.

12. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Tài chính quốc tế hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.

13. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), Cẩm nang thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

14. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.

15. Nguyễn Minh Kiều (2008), Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, Nhà xuất bản Thống kê.

16. Nguyễn Thị Mùi (2007), “Phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam hiện nay - Giải pháp từ nhiều phía”, Hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” , Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

17. Đỗ Hoàng Toàn, Phan Kim Chiến, Vũ Trọng Lâm (2008), Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

18. Nguyễn Trung Hậu (2010), “Xây dựng hệ thống chỉ báo sớm rủi ro hệ thống tài chính tiền tệ”, Tạp chí Nghiên cứu & Đào tạo ngân hàng (7/2010).

19. Nguyễn Phi Lân (2012), Mô hình cảnh báo sớm và chính sách hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, Đề tài nghiên cứu cấp ngành, Ngân hàng nhà nước. 20.Ths Hoàng Quốc Tùng (2012), Đánh giá thực trạng phát triển nghiệp vụ

phái sinh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 12, 07/2012.

Tiếng Anh

21. Anette Mikes (2006), Risk management and calculative cultures, Anette Mikes Harvard Business School

22.Ben Flyvbjerg, Nils Bruzelius và Werner Rothengater (2003),

Megaprojects and Risk: An Anatomy of Ambition, Cambridge University Press.

23. Brian W. Nocco and René M. Stulz (2006), Enterprise Risk Management: Theory and Practice, Journal of Applied Corporate Finance, Volume 18, page 8-20.

24. Christopher L. Culp (2002), The Art of Risk management, John Wiley & Sons, Inc, USA.

25. David A.Dubofsky & Thomas W.Miller 2003 , Derivatives valuation and risk management, Oxford University Press, page 208-238.

26. Giorgio Stefano Bertinetti, The effect of the enterprise risk management implementation on the firm value of european companies, University of Venice Cannaregio.

27. John C.Hull (2006), Option, Futures, and other Derivatives, Pearson Prentice Hall, sixth edition, New Jersey.

28. Kleffner, A.E.,Lee. R.B.,&McGannon, B. (2003), The Effect of Corporate Governance on the Use of Enterprise Risk Management: Evidence From Canada, Risk Management and Insurance Review, p53-73.

29. Peter Tufano (1996), ““Who manages risk? An empirical examination of risk management practices in the Gold mining industry'’”, The Journal of Finance, pp1097-1137.

30. Robert Irwin Mehr, Bob Artkinson Hedges (1963), Risk management in the business enterprise, Homewood, Ill., R.D. Irwin.

31. Shin, N. (1999), Does information technology improve coordination? An empirical analysis, Logistics Information Management, Vol. 12(1/2), pp.138-144.

32. Stulz, R.M. (2001), Creating value with risk management, South western College Publishing, Cincinnati, OH.

33. Stank, T.P., Daugherty, P.J. and Gustin, C.M. (1994), Organizational Structure: Influence on Logistics Integration, Costs, and Information

System Performance, The International Journal of Logistics Management, Vol. 5(2).

34. Treynor, J. L. (1961), Toward a Theory of Market Value of Risky Assets.

Unpublished manuscript.

35. Viktor Popov and Yann Stutzmann (2003), How is foreing exchange risk management, page 14-15.

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

(Xin Anh/Chị vui lòng điền đầy đủ các thông tin vào phần này)

Họ và tên:...

Bộ phận công tác:...

Tên doanh nghiệp:...

Địa chỉ:...

Điện thoại:...

PHẦN 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP 1/ Anh/chị hãy cho biết DN của mình thuộc loại hình nào sau đây: □ Doanh nghiệp tư nhân □ Doanh nghiệp nhà nước □ Công ty cổ phần □ Công ty TNHH □ Công ty có vốn đầu tư nước ngoài □ Loại hình khác:...

2/ Anh/chị hãy cho biết quy mô vốn của DN là bao nhiêu: □ 3-10 tỷ

□ 10 - 20 tỷ □ 20 - 30 tỷ □ 30 - 50 tỷ □ > 50 tỷ

□ Trên 10 năm

4/ Loại ngoại tệ nào Doanh nghiệp thường sử dụng khi ký kết hợp đồng XNK:

□ USD

□ EUR

□ JPY □ GBP

□ Khác:...

5/ DN của anh chị thường giao dịch bằng ngoại tệ khi nào: □ Khi phát sinh nhu cầu

□ Mua khi giá thấp □ Khác...

6/ Kim ngạch nhập khẩu hàng năm của DN quy ra USD là bao nhiêu: □ < 1 triệu USD

□ 1 - 3 triệu USD □ 3 - 5 triệu USD □ > 5 triệu USD

7/ Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của DN quy ra USD là bao nhiêu: □ < 1 triệu USD

□ 1 - 3 triệu USD □ 3 - 5 triệu USD □ > 5 triệu USD

8/ Trung bình thời gian DN phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu là bao lâu: □ 2 tháng

9/ Hiện tại doanh nghiệp có bộ phận phụ trách nghiệp vụ xuất nhập khẩu không:

□ Có □ Không

10/ Hiện tại ở DN có bộ phận phân tích tài chính không: □ Có

□ Không

11/ DN của anh chị có quan tâm đến biến động của tỷ giá không: □ Thường xuyên quan tâm

□ Không quan tâm

12/ DN của anh chị có quan tâm đến vấn đề rủi ro tỷ giá không: □ Rất quan tâm

□ Có nghe nhưng không quan tâm □ Chưa nghe nói đến

13/ DN của anh chị có gặp phải rủi ro tỷ giá trong hoạt động nào (có thể chọn nhiều phương án): □ Xuất khẩu □ Nhập khẩu □ Đi vay □ Đầu tư dự án □ Khác....

14/ DN anh chị có biết đến các biện pháp phòng ngửa rủi ro tỷ giá không: □ Biết nhưng không quan tâm

15/ Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá DN áp dụng: □ Lập quỹ dự phòng rủi ro

□ Giảm khối lượng XNK

□ Lựa chọn đồng tiền thanh toán □ Áp dụng điều khoản giá linh hoạt □ Mua bảo hiểm

□ Sử dụng công cụ phái sinh □ Biện pháp khác...

16/ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá tại doanh nghiệp: □ Không phòng ngừa

□ Phòng ngừa nhưng không hiệu quả □ Khác..

17/ DN anh chị đã từng tìm hiểu về công cụ phái sinh nào: □ Hợp đồng kỳ hạn (Forward)

□ Hợp đồng giao sau (Future) □ Hợp đồng quyền chọn (Option) □ Hợp đồng hoán đổi (Swap) □ Không tìm hiểu công cụ nào

18/ Mức độ thành công của việc sử dụng công cụ phái sinh: □ Rất thành công (bỏ qua câu 18)

□ Khá thành công (bỏ qua câu 18) □ Huề vốn (như không dùng)

19/ Theo DN, nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng công cụ phái sinh kém hiêu quả hoặc không sử dụng (có thể chọn nhiều phương án):

□ DN nhận thấy không cần thiết vì quy mô nhỏ □ Chi phí cao

□ DN chưa tìm hiểu nên không biết cách sử dụng □ Hệ thống cơ sở pháp lí còn hạn chế

□ Quy định hạch toán, thuế không hợp lí gây bất lợi cho DN

□ Thị trường công cụ phái sinh chưa phát triển đây đủ khiến DN có ít sự lựa chọn

□ Mức độ biến động của tỷ giá không đáng để quan tâm

□ Bị quy trách nhiệm nếu sử dụng không hiệu quả còn nếu hiệu quả thì không được khích lệ

□ Khác:

20/ Theo DN, các biện pháp chính phủ cần thực hiện để khuyến khích DN sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá:

□ Xây dựng cơ sở pháp lý hoàn thiện

□ Các quy định hạch toán nên được điều chỉnh tránh gây bất lợi cho DN □ Quản lý chi phí của các công cụ phái sinh trên thị trường

□ Hoàn thiện thị trường công cụ phái sinh

□ Nâng cao năng lực tư vấn các công cụ phái sinh của hệ thống NH □ Những đề xuất khác của DN (nếu có)

21/ DN cần làm gì để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tốt hơn:

□ Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường và tỷ giá

□ Xây dựng các chương trình quản trị, phòng ngừa rủi ro tỷ giá □ Sử dụng công cụ phái sinh thích hợp

□ Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu 1331 phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 93 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w