tỷ giá
Việc phòng ngừa RRTG không chỉ bằng ý chí của DN mà phải hiện thực bằng các phương pháp cụ thể. Các phương pháp này phải được dặt trong một chương trình quản trị tổng hợp, thực hiện từng bước một, từ việc nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro đến hoạch định phương án thực hiện hợp lý. Quy trình quản trị rủi ro sẽ giúp các nhà quản lý quyết định có cần áp dụng phòng ngừa RRTG hay không và nếu có thì phải quan tâm những vấn đề gì trong quá trình thực hiện, thực hiện như thế nào và hiệu quả đạt được ra sao.
Thông thường, việc quản trị rủi ro được thực hiện theo các bước: - Bước 1: Nhận diện rủi ro
Một nhân tố quan trọng khi thực hiện quản trị rủi ro là xem xét các rủi ro tài chính nào có thể phát sinh hay không, tính trọng yếu của khoản lỗ tiềm năng có thể xảy ra, hay nói cách khác là xem xét mức độ ảnh hưởng và khả năng chịu đựng về tài chính của DN nếu không phòng ngừa rủi ro. Đối với RRTG, DN cần phân tích biến động tỷ giá trong thời gian tới sẽ như thế nào? Từ đó dự báo xác suất tỷ giá biến động ra sao và ước đoán những tổn thất có thể có và ảnh hưởng thế nào tới DN.
Để dự báo tỷ giá hối đoái, kinh tế học vĩ mô cũng như tài chính quốc tế đề cập đến 4 mô hình là mô hình ngang giá sức mua, mô hình ngang giá lãi suất không phòng ngừa, mô hình giá cố định và mô hình BMA. Việc sử dụng các mô hình đánh giá, dự báo tỷ giá nên được xây dựng bằng các cơ sở vững chắc, có thể tin cậy được. Hiện nay các công cụ dự báo tỷ giá trên ứng dụng rộng rãi, trong đó, có sử dụng tỷ giá thực hiệu lực làm cơ sở khoa học để đánh giá tỷ giá danh nghĩa hay tỷ giá giao dịch trên hiện trường.
Ngoài ra, với tỷ giá trung tâm, được công bố hàng ngày như hiện nay, việc theo dõi và phân tích thường xuyên các biến động của tỷ giá đòi hỏi vấn
đề đặt ra doanh nghiệp ngoài năng lực của đội ngũ nhân sự, còn yêu cầu đối với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại cũng như kinh phí bỏ ra để nghiên cứu thị trường lâu dài.
- Bước 2: Đánh giá chi phí của việc quản trị rủi ro trên phương diện so sánh với chi phí phát sinh khi không quản trị rủi ro
Chi phí cho quản trị rủi ro là nguyên nhân khiến các nhà quản trị cân nhắc xem có nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách chủ động hay không. Với thực trạng thị trường tài chính chưa hoàn toàn phát triển như hiện nay, thông tin còn khó tiếp cận thì vấn đề xác định chi phí là một việc không hề dễ dàng. Nhưng để đánh giá chính xác chi phí quản lý rủi ro, nhà quản lý cần xem xét chúng trên phương diện chi phí tiềm ẩn của quyết định không quản trị rủi ro. Trong hầu hết các trường hợp, chi phí tiềm ẩn này là tổn thất tiềm năng mà DN phải gánh chịu nếu tỷ giá biến động theo chiều hướng xấu. Bằng cách sử dụng các mô hình dự báo, và các phương pháp đo lường như VaR (Giá trị chịu rủi ro), phân tích GAP, phân tích Duration, phân tích triển vọng, hoặc sử dụng độ lệch chuẩn, lý thuyết cận biên, mô hình lấy ARCH, công cụ thống kê (statistics), xây dựng các tình huống giả định (scenarios); Kiểm thử (stress test); Mô hình mô phỏng Monte Carlo làm gốc..., doanh nghiệp có thể xác định được số tiền tối đa mà danh mục có thể thua lỗ với độ tin cậy nhất định. Ngoài ra, DN nên cân bằng được chi phí và lợi ích khi quản trị rủi ro. Về cơ bản, việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá chính là hạn chế tối đa các thiệt hại có thể phát sinh trong mức chịu đựng của doanh nghiệp, tăng hiệu quả trong thực hiện kế hoạch sản xuất.
- Bước 3: Thiết lập phương thức, mục tiêu quản trị, đặt ra chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro
Việc quản trị rủi ro cần phải đặt ra được các tiêu chí hoạt động và chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rõ ràng. Bên cạnh đó cần thực hiện báo cáo,
đánh giá các khoản lãi, lỗ về giao dịch ngoại tệ cũng như phái sinh cần được thực hiện chính xác và thường xuyên để đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro. Thiết yếu xây dựng văn hóa trách nhiệm hoạt động trong doanh nghiệp. Như vậy sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực của cán bộ điều hành hoạt động quản trị.
- Bước 4: Chương trình quản trị rủi ro nên dựa vào các phương pháp phân tích cụ thể về cơ bản cũng như kỹ thuật, không thể chỉ dựa trên quan điểm cá nhân.
Không nên tiến hành các nghiệp vụ quản trị rủi ro bằng cách dựa trên các quan điểm cá nhân về biến động tỷ giá hối đoái hay một số nhân tố thị trường khác. Tuy nhiên, chỉ có thể có được các quyết định quản trị rủi ro hiệu quả nhất khi người quản trị cho rằng những diễn biến của thị trường là không thể dự đoán được. Nên nhớ nghiệp vụ quản trị rủi ro là tìm cách giảm thiểu rủi ro, chứ không phải là chơi một canh bạc trước những dự đoán chủ quan về thị trường.
Trước khi bàn đến việc sử dụng mô hình tính toán nào để ước lượng rủi ro, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải khai thác triệt để sự kết hợp giữa quản trị rủi ro và kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính liên tục trong các đánh giá và báo cáo rủi ro. Khi có được một tổng hợp số liệu về thị trường, về các nguồn tín dụng, các phân tích tình huống cụ thể, việc áp dụng các công thức định lượng tạo ra cơ sở khoa học cho việc quản trị mới có thể thực sự phát huy hiệu quả.
Hiện tại rất nhiều cơ sở đào tạo có uy tín, thậm chí các công ty tư vấn lớn không thiếu các chương trình đào tạo về tư vấn doanh nghiệp, tuy nhiên các khung chương trình đưa ra chưa gắn liền với thực tiễn quản lý, chưa chỉ ra được lợi ích hay một quy trình chuẩn cho doanh nghiệp, mà vẫn nặng về các kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân người tư vấn. Việc đưa ra các quyết định
đúng đắn phải xuất phát từ việc phân tích thực tiễn kèm theo các nhận định khách quan của người quản trị, đây là vấn đề không hề dễ dàng đòi hỏi phải nghiên cứu thật kỹ càng trước khi đưa ra quyết định.
- Bước 5: Phải nắm rõ các công cụ quản trị rủi ro cũng như cách vận dụng trong thực tiễn hoạt động
Trước khi giải thích hay đào tạo các phương pháp định lượng phức tạp trong quản trị rủi ro cho doanh nghiệp, bộ phận quản trị cần được nâng cao nhận thức về các rủi ro tài chính và các tác động của nó. Quản trị rủi ro tài chính cần phải được hình thành như một thói quen, như một dạng thức văn hóa trong các quyết định quản trị. Thêm vào đó là sự nhận biết đúng đắn vai trò cũng như tác dụng của công cụ phòng ngừa rủi ro, qua đó áp dụng có hiệu quả các công cụ phòng ngừa.
Đây là vấn đề quan trọng trong việc công tác quản trị, nó liên quan đến vấn đề phát triển nguồn lực “con người” trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể đạt thành công, mở rộng hoạt động nếu không có chiến lược phát triển lực lượng này. Không chỉ đưa ra phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự còn đặt ra cho doanh nghiệp vấn đề quan trọng là xây dựng lòng trung thành trong họ. Đây là thách thức với nhà quản trị phải đối mặt trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt.
- Bước 6: Xây dựng hệ thống kiểm soát, quản trị rủi ro theo mô hình toàn diện, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp
Thông thường, việc xác định rủi ro tài chính ở Việt Nam vẫn được tổ chức dưới dạng phân chia cho từng bộ phận mà thiếu tính thống nhất trong toàn doanh nghiệp và thiếu quy trình xem xét thường xuyên. Vì thế, dù có chỉ ra được rủi ro, việc đo lường tính toán các khả năng là gần như không có. Điều này phải được khắc phục sao cho sát với mô hình và nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Mô hình quản lý bằng các cơ sở khoa học đã được đề ra
nhưng vẫn cần có giám sát với sự tham gia của bộ phận quản lý cấp cao. Thậm chí, về mặt nhân lực, nên có các bộ phận riêng có chức danh và trách nhiệm phụ trách chính về quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp.
Khi xác định được các loại rủi ro tỷ giá và đo lường được các rủi ro liên quan, một chiến lược tiền tệ cần được thiết lập để đối phó với tình huống này. Đồng thời tạo ra một bộ phận tập trung nguồn lực của công ty để đói phó với các khía cạnh thực tế của việc phòng ngừa RRTG. Phát triển một bộ phận quản lý giám sát RRTG và đảm bảo việc thực hiện mô hình thức hợp để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong việc phòng ngừa rủi ro.
Nhìn chung, tùy thuộc vào quy mô và nguồn lực của mình, mỗi DN có thể dựa vào đó để phát triển một chiến lược và chương trình QTRR phù hợp để có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Để triển khai một cách đầy đủ và toàn diện, tùy từng giai đoạn, nhu cầu và ngân sách cụ thể của từng DN để xây dựng và vận hành hệ thống QTRR để tiết giảm chi phí và đảm bảo được chất lượng của chương trình QTRR.