3.4.1. Đối với Chính phủ
Hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp nằm trong chiến lược phát triển bền vững của các DN XNK. Chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng mô hình quản lý của doanh nghiệp. Ngoài vấn đề nguồn vốn và quy mô doanh nghiệp, vấn đề môi trường pháp lý khuyến khích hoạt động XNK chính là yếu tố quan trọng để cho DN hoạt động hiệu quả hơn.
Môi trường pháp lý của nước ta tuy đã có được những bước tiến dài sau khi sửa đổi, bổ sung một số luật, nhưng rõ ràng quá trình triển khai luật vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Hơn nữa có quá nhiều nguồn luật điều chỉnh, cũng như bộ máy Nhà nước vẫn còn tương đối cồng kềnh, các cơ quan quản
lý cùng tham gia vào một hoạt động khiến cho việc thực hiện hướng dẫn trở nên chồng chéo, gây cản trở, tốn kém cho doanh nghiệp.
Để giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển, các cơ quan quản lý Nhà nước ngoài công tác giáo dục, tuyên truyền rộng rãi những nội dung, lộ trình cam kết cũng như các bước thực hiện hiệp định thương mại; hỗ trợ DN nâng cao nhận thức về những đòi hỏi và điều kiện khắt khe của khi tham gia thị trường quốc tế; giúp DN chủ động tiếp cận, tiếp thu và triển khai tốt những nội dung đã cam kết. Cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường với các nước có chung thỏa thuận hợp tác thương mại quốc tế. Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đảm bảo năng lực cạnh tranh với nước ngoài.
Bên cạnh đó, Nhà nước có thể tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy sự liên kết giữa các vùng miền, các sản phẩm, tạo điều kiện cho DN phát triển tốt thị trường, kể cả trong nước và quốc tế; xây dựng hệ thống hỗ trợ DN về pháp lý, tập trung những vấn đề được quy định trong hiệp định thương mại tự do để có thể bảo vệ quyền lợi cho DN, tránh được những rủi ro khi xảy ra kiện cáo.
Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp
Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp.
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, việc NHNN công bố tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam,
các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn duy trì biên độ +/-3%.
Tuy vậy, NHNN cần cân nhắc một cơ chế cung cấp thông tin, dự báo minh bạch và chủ động để định hướng thị trường, bởi lẽ, dù có phương pháp tính tỷ giá cụ thể nhưng vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ, từ đó khó nắm bắt được xu hướng tỷ giá biến động.
NHNN sử dụng công cụ kỳ hạn như một biện pháp kỹ thuật để định hướng vùng mục tiêu tỷ giá cho doanh nghiệp và thị trường nắm được. Cụ thể, mới đây là việc bán ngoại tệ phái sinh kỳ hạn 3 tháng cho các NHTM với mức chênh lệch 1% so với giá bán của NHNN ngày 31/12/2015. Qua đó, NHNN gửi thông điệp rằng vùng mục tiêu tỷ giá trong 3 tháng đầu năm sẽ biến động chỉ khoảng 1%. Đó là tín hiệu cho các DN XNK theo dõi, làm cơ sở lê kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, cần có chiến lược lâu dài đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái về các công cụ phái sinh, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp. Cần tăng cường chất lượng nguồn nhân lực về phân tích và dự báo biến động của lãi suất. Ngoài ra, cần trang bị thêm những kỹ năng phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật để dự đoán xu hướng biến động của thị trường ngoại hối nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.
Thứ ba, thực hiện chính sách ưu đãi cho các NHTM nào thực hiện giao dịch phái sinh và làm nhà tạo thị trường cho các giao dịch phái sinh. Trong đó, xây dựng thị trường tài chính hiện đại, các yếu tố liên quan tới hoạt động quản lý rủi ro giá cả tài chính như thị trường các các sản phẩm phái sinh và các tổ chức tham gia cần được chú trọng phát triển để đảm bảo thị trường
cũng như nền kinh tế được phát triển một cách đồng bộ, tương hỗ cho nhau và bền vững. Cụ thể cần chú ý đảm bảo các yếu tố sau:
- Hiện đại và đảm bảo tính tương thích với các thị trường khu vực và quốc tế.
- Đảm bảo tính thống nhất, tương hỗ lẫn nhau giữa các thị trường: giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp; giữa các thị trường kỳ hạn, thị trường giao sau, thị trường hoán đổi và thị trường quyền chọn; giữa thị trường tài chính với các thị trường khác.
- Đảm bảo sự đa dạng, đồng bộ và có tính cạnh tranh lành mạnh giữa các yếu tố của thị trường: các sản phẩm tài chính, các tổ chức tham gia thị trường, các phương thức giao dịch và với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
- Tạo cơ chế và hỗ trợ để hiện đại hoá hệ thống thông tin kinh tế - tài chính, nhất là phân hệ thu thập, phân tích, dự báo và đề xuất các quyết định quản lý rủi ro giá cả tài chính nói chung, RRTG nói riêng.
3.4.3. Đối với các Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng phải là người tạo nền móng thị trường. Để chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng nhu cầu, ngay từ bây giờ ngân hàng, với tư cách là những nhà môi giới chính, phải đi đầu đặt nền móng cho thị trường. Ngân hàng đóng vai trò trung gian dàn xếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng đó theo nguyên tắc thương mại và thị trường.
- NHTM cần tăng cường hội thảo, tư vấn khách hàng theo chuyên đề về những lợi ích mang lại của công cụ tài chính phái sinh tiền tệ để mở rộng khách hàng áp dụng. NHTM cần tư vấn cho DN phân tích, đánh giá nhiều yếu tố để có quyết định về mặt tài chính thông qua các sản phẩm phái sinh vì việc lựa chọn các sản phẩm phái sinh một mặt mang lại lợi ích cho DN, nhưng DN cần phải hiểu biết về sản phẩm và có biện pháp bảo hiểm rủi ro đi kèm.
tệ của các NH trên thế giới, của chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam và các NHTM có thế mạnh về hoạt động này (VCB, Eximbank...) để áp dụng phù hợp đối với NHTM mới triển khai công cụ này, phát triển hơn nữa về chiều rộng và chiều sâu các công cụ này bằng cách chuẩn bị các điều kiện để không chỉ hội sở mà các chi nhánh NH có thể thực hiện các giao dịch này với khách hàng.
- Các NHTM cần kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và từng bước tư vấn cho các DN nếu cần thiết để giúp họ bảo hiểm RRTG trong giao dịch và cũng tạo niềm tin cũng như phát triển các CCPS tiền tệ trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.
- Tăng cường hoạt động phân tích, dự báo, giám sát rủi ro thông qua hệ thống hạn mức để giới hạn mức lỗ, ghi nhận kế toán, hạn chế tổn thất cho NH do thực hiện các giao dịch phái sinh.
- Xây dựng mô hình quản lý dữ liệu tập trung, phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận thực hiện giao dịch trực tiếp và bộ phận quản lý rủi ro. Xây dựng mô hình kinh doanh ngoại tệ gồm ba bộ phận là bộ phận trực tiếp thực hiện giao dịch (Front Office), bộ phận kiểm soát và quản lý rủi ro (Middle Office) và bộ phận xử lý giao dịch (Back Office). Sự độc lập giữa bộ phận thực hiện giao dịch và bộ phận quản lý rủi ro sẽ làm giảm bớt rủi ro do nguyên nhân chủ quan của cán bộ trực tiếp giao dịch ngoại hối.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối
nói riêng.
- Đối với NHTM chưa thực hiện công cụ tài chính phái sinh, cần chuẩn bị nguồn lực, cơ cấu tổ chức, nghiên cứu kinh nghiệm của các NH khác để khi đủ điều kiện có thể triển khai có lộ trình từ thí điểm đến mở rộng, góp phần đáp ứng nhu cầu khách hàng, đa dạng hóa nghiệp vụ và nâng cao thu nhập của Ngân hàng.
Tóm lại, chương 3 của luận văn đã nêu nên được xu hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong thời gian tới đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, nhận thức được vai trò quan trọng của sự phối hợp tham gia của các cấp, ban, ngành có liên quan trong hạn chế rủi ro tỷ giá, chương 3 của luận văn cũng nêu ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để có thể mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất.
KẾT LUẬN
Thời gian qua, những chính sách kinh tế mở cửa, hướng đến hội nhập với khu vực và thế giới đã và đang mang đến cho kinh tế đất nước nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng nhiều cơ hội phát triển về cả chất và lượng, quy mô và loại hình. Tuy nhiên, biến động kinh tế thế giới đã gây tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương. Thiệt hại to lớn của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến rủi ro về tỷ giá hối đoái. Rủi ro tỷ giá hối đoái đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động hay thậm chí sự tồn tại của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.
Với ý nghĩa như trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã chú trọng phân tích thực trạng hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị nhằm khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các công cụ tài chính trong hạn chế rủi ro tỷ giá. Luận văn đã đạt được một số kết quả chính sau:
Một là, tiếp cận một cách hệ thống và toàn diện về rủi ro tỷ giá và phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm rút ra bài học cho các doanh nghiệp trong nước.
Hai là, phân tích diễn biến tỷ giá, thực trạng hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Ba là, trên cơ sở những nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực trạng triển khai hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và định hướng thị trường trong thời gian tới, luận văn đã đề
xuất các giải pháp đối với doanh nghiệp, những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và các Ngân hàng thương mại nhằm đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, song đây là một vấn đề khá phức tạp, với sự hiểu biết và tầm nhìn có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thống kê giai đoạn năm 2011 - năm 2015; Tổng Cục thống kê. 2. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu giai đoạn năm 2011 - năm 2015; Tổng
Cục Hải quan.
3. Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn năm 2011 - năm 2015, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.
4. Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn năm 2011 - năm 2015, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam.
5. Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn năm 2011 - năm 2015, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
6. Báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn năm 2011 - năm 2015, Ngân hàng TMCP Á Châu.
7. Phạm Huy Hùng (2007), Giải pháp phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam,, Hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” NHNN Việt Nam.
8. ThS. Đinh Thị Thanh Long (2014), Thực trạng giao dịch ngoại hối phái sinh ở Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng.
9. ThS. Nguyễn Quang Huy (2014), Định hướng và giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam đến năm 2020, Tạp chí ngân hàng số 23, tháng 12/2014
10. Tô Chính Thắng (2002), Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
11. TS. Kiều Hữu Thiện (2012), Hợp đồng quyền chọn trong phòng ngừa rủi ro hối đoái - Vấn đề lý luận và thực tiên tại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng số 118, tháng 03/2012.
12. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Tài chính quốc tế hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.
13. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2012), Cẩm nang thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
14. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.
15. Nguyễn Minh Kiều (2008), Thị trường ngoại hối và các giải pháp phòng ngừa rủi ro, Nhà xuất bản Thống kê.
16. Nguyễn Thị Mùi (2007), “Phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam hiện nay - Giải pháp từ nhiều phía”, Hội thảo “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” , Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
17. Đỗ Hoàng Toàn, Phan Kim Chiến, Vũ Trọng Lâm (2008), Quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
18. Nguyễn Trung Hậu (2010), “Xây dựng hệ thống chỉ báo sớm rủi ro hệ thống tài chính tiền tệ”, Tạp chí Nghiên cứu & Đào tạo ngân hàng (7/2010).
19. Nguyễn Phi Lân (2012), Mô hình cảnh báo sớm và chính sách hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, Đề tài nghiên cứu cấp ngành, Ngân hàng nhà nước. 20.Ths Hoàng Quốc Tùng (2012), Đánh giá thực trạng phát triển nghiệp vụ
phái sinh tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 12, 07/2012.
Tiếng Anh
21. Anette Mikes (2006), Risk management and calculative cultures, Anette Mikes Harvard Business School
22.Ben Flyvbjerg, Nils Bruzelius và Werner Rothengater (2003),
Megaprojects and Risk: An Anatomy of Ambition, Cambridge University Press.
23. Brian W. Nocco and René M. Stulz (2006), Enterprise Risk Management: