Xây dựng chiến luợc chính sách kinh doanh phù hợp với lợi thế của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - chi nhánh Sở giao dịch.
Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Mỗi khách hàng, mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng khác nhau vì vậy cần xây dựng một hệ thống xếp hạng nhằm đảm bảo tính thực tế cao và đạt đuợc hiệu quả tốt nhất đến việc ra quyết định cho vay.
Xây dựng chiến luợc phát triển tín dụng phù hợp với quy hoạch vùng và kế hoạch phát triển của thành phố. Đa dạng hóa khách hàng vay vốn và sản phẩm tín dụng.
Phối hợp với các đơn vị liên quan thuờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi duỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo luờng, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng cho tất cả các CBTD trên toàn hệ thống.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HTX Việt Nam trong thời gian tới là tiếp tục làm tốt công tác huy động vốn tại chỗ để tạo thế chủ động về nguồn, mở rộng đầu tư tín dụng cả trong và ngoài hệ thống, đẩy mạnh quy mô hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể là: kịp thời phổ biến, hướng dẫn các văn bản uy định mới của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng HTX; tăng cường và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền hình ảnh Ngân hàng. Tăng cường liên kết giữa các Quỹ với Ngân hàng.
Song song định hướng hoạt động kinh doanh luận văn cũng đề cập tới định hướng quản lý rủi ro của Ngân hàng HTX. Những phương hướng và mục tiêu chính là động lực giúp cán bộ và công nhân viên Ngân hàng HTX Việt Nam nỗ lực thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh năm 2017 và phát triển trong các năm tiếp theo, đưa chi nhánh lên một tầm cao mới trên thị truờng tài chính Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng như: Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô và mở rộng mạng lưới ngân hàng, Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng và cải cách bộ máy tín dụng, Tăng cường kiểm tra giám sát sau cho vay nh ằm giảm thiếu khả năng phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, Hoàn thiện các công cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm soát RRTD. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Ngân hàng HTX Việt Nam.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng trong NHTM là hoạt động cốt lõi, đem lại nhiều giá trị cho ngân hàng nhưng song song đó hoạt động tín dụng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vậy nên, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Thành công trong công tác quản lý rủi ro tín dụng chính là kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến.
Luận văn “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch” được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong công tác tín dụng. Xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, luận văn trung thành với kết cấu: hệ thống hóa lý luận; phân tích thực tiễn; nêu ra giải pháp cho 4 quá trình cơ bản quản lý rủi ro tín dụng là Nhận biết - Đo lường - Kiểm soát - Tài trợ rủi ro tín dụng. Qua đó, phần nào đã giải quyết được các vấn đề cơ bản theo mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt một vấn đề chính là tính ổn định của hệ thống ngân hàng trước nguy cơ bùng phát nợ xấu, nợ dưới chuẩn. Cho đến thời điểm hiện tại, việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng đã và vẫn đang là bài toán khó cho các cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tôi hy vọng sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh thông qua công tác tăng cường quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng HTX Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Luyện đã giúp đỡ, chỉ bảo và có những ý kiến đóng góp để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu của mình.
Tôi đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do những hạn chế về sự hiểu biết, kinh nghiệm thực tế và những kiến thức xã hội nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận đuợc sự đóng góp của thầy cô để bài Luận văn của tác giả đuợc hoàn chỉnh hơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. NGUT. Nguyễn Trọng Cơ và PGS.TS.Nghiêm Thị Thà (2015), Giáo trình Phân tích tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính.
2. Hồ Diệu, Lê Thẩm Duơng, Lê Thị Hiệp Thuơng, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu & Bùi Diệu Anh (2011), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.
3. Học viện Ngân hàng, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.
4. Học viện ngân hàng (2014), Phân tích tài chính Quỹ tín dụng nhân dân.
5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 16/6/2010. 6. Luật các Tổ chức tín dụng (2010), ban hành ngày 29/6/2010.
7. Ngân hàng HTX Việt Nam (2016, 2017, 2018) Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng HTX Việt Nam.
8. Ngân hàng Hợp tác, Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín
dụng của Ngân hàng Hợp tác.
9. Ngân hàng HTX Việt Nam , Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
10. Ngân hàng Nhà nuớc, Chỉ thị số 05/2005/CT-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 18/05/2005.
11. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Quyết định QĐ87/2015/QĐ-NHHT
ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
12. Ngân hàng Nhà nuớc, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 15/05/2005.
13. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 780/QĐ-NHNN, Phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ, có hiệu lực từ ngày 23/04/2012.
14. Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được ban hành trong Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, có hiệu lực từ ngày 06/06/2007.
15. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010.
16. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về việc thực
hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, có hiệu lực từ ngày 01/06/2014.
17. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 20/3/201 4.
18. TS. Lê Thanh Tâm (2014), Quản trị rủi ro của Quỹ tín dụng nhân dân.
19. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.
Các công trình khoa học
1. Lê Thị Hồng Điều (2008), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Nguyễn Thị Bích Liên (2007), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
3. Quách Nguyệt Nga (2007), Quản trị rủi ro tín dụng để mở rộng cho vay các DNNVV tại Ngân hàng No & PTNT Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
4. Nguyễn Phú Ninh (2017), Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
5. Nguyễn Quang Vinh (2008), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VID Public. Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế.