Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu 1385 quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế quận hoàn kiếm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 37 - 39)

- Kết quả thực hiện dự toán thu thuế: Nhiệm vụ chính trị của cơ quan thuế là hoàn thành dự toán thu thuế thu ngân sánh Nhà nước. Số thuế thu được hàng năm chính là kết quả của cơ quan thuế trong hoạt động quản lý thu thuế. Hoàn thành dự toán thu thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý thu thuế. Chỉ tiêu kết quả thực hiện dự toán thu thuế hoàn thành cao thì kết quả quản lý thu thuế đối với các HKD cá thể càng tốt.

- Doanh thu tính thuế: Là chỉ tiêu phản ánh doanh thu thực tế kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế của NNT trong kỳ tính thuế. Doanh thu tính thuế là căn cứ để xác định số thuế phải nộp của hộ kinh doanh. Nếu doanh thu tính thuế cao thì số thuế nộp NSNN của HKD cũng cao. Về cơ bản, số thuế của các HKD càng cao trong thì hiệu quả thu thuế càng cao. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả thu thuế đối với các HKD cá thể thì chưa đủ, do sự biến động về tình trạng hoạt động của các HKD cũng là nhân tố làm cho chỉ tiêu này không đánh giá đúng bản chất của hiệu quả của công tác quản lý thu thuế đối với các HKD. Khi xã hội ngày càng phát triển, tình hình kinh doanh thuận lợi, hoạt động của các HKD cá thể ngày càng tăng thì doanh thu và số thu từ thuế ngày càng cao, ngược lại khi tình hình kinh doanh không thuận lợi sẽ dẫn đến tình trạng các HKD cá thể sẽ ngững hoạt động kinh doanh, do đó sẽ ảnh hưởng là giảm doanh thu và số thuế thu được từ các HKD này.

- Số thuế còn nợ đọng: Nợ thuế là một phạm trù tất yếu khách quan tồn tại cùng với sự tồn tại của thuế, khi còn thuế thì vẫn còn nợ thuế. Xét ở góc độ hành vi thì nợ thuế là hành vi của nguời nộp thuế chua nộp kịp thời số tiền phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nuớc theo quy định của pháp luật. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hành vi chua nộp thuế hoặc không nộp thuế. Nguyên nhân chủ quan là do nguời nộp thuế có khả năng nhung không muốn nộp thuế. Nguyên nhân khách quan là do nguời nộp thuế không có khả năng nộp theo đúng thời hạn quy định do chua bán đuợc hàng, chua có thu nhập. Chỉ tiêu nợ đọng thuế đánh giá mức độ kịp thời của việc thu, nộp thuế.

Mặc dù trong quá trình thực hiện chính sách thuế của bất cứ quốc gia nào, nợ thuế tồn tại là điều hết sức bình thuờng. Tuy nhiên, sẽ là không bình thuờng nếu nhu ĐTNT cố tình tìm kẽ hở của pháp luật nhằm trì hoãn nghĩa vụ nộp thuế. Bởi vậy, nhiệm vụ của quản lý thu thuế là phải phân tích nguyên nhân nợ trên tất cả các mặt có liên quan nhu: nợ ở sắc thuế nào, đối tuợng nợ là ai, chính sách thuế còn phù hợp với thực tiễn hay không, tổ chức thực hiện chính sách thuế đó nhu thế nào, sự tác động của các chính sách khác đến chính sách thuế ra sao, từ đó tìm ra đuợc giải pháp khắc phục.

Tóm lại, tỷ lệ thuế nợ đọng càng thấp thì phản ánh công tác quản lý thu thuế đối với HKD càng tốt.

- Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra thuế: Nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra hoặc có thể xảy ra, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nuớc. Chỉ tiêu này đuợc thể hiện thông qua tỷ lệ hộ kinh doanh đuợc kiểm tra, số HKD vi phạm, số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra...Nếu các cuộc kiểm tra đuợc thực hiện nhiều thì phản ánh công tác quản lý thuế đối với HKD càng tốt. Nguợc lại, đối với các vi

phạm được phát hiện hoặc số thuế truy thu bình quân khi kiểm tra càng cao chứng tỏ công tác quản lý thuế đang cần tiếp tục hoàn thiện.

Một phần của tài liệu 1385 quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế quận hoàn kiếm luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 37 - 39)