Đặc điểm của các hộ KDCT là quy mô nhỏ lẻ, tản mạn, rời rạc, điều kiện áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hạn chế và luôn tìm mọi cách để tìm ra những chỗ sơ hở trong quản lý kinh tế để kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế. Bên cạnh đó sự năng động của thành phần kinh tế hộ cá thể mang tính chất tự phát theo thị trường. Để công tác quản lý thu thuế đối với các hộ KDCT được tốt, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy:
Một là: Cán bộ quản lý thuế phải phối hợp tốt với Cấp ủy và Chính quyền địa phuơng, nhất là Hội đồng tu vấn thuế của các địa phuơng để nắm chắc địa bàn quản lý, nắm chắc số luợng các hộ kinh doanh mới phát sinh trong địa bàn quản lý.
Công tác quản lý thu cần phải có sự quan tâm, phối hợp của các cấp các ngành chứ không chỉ riêng Ngành thuế.
Thực tiễn cho thấy, nơi nào mà Cấp ủy, Chính quyền quan tâm chỉ đạo kịp thời và có sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành thì ở đó công tác quản lý thu thuế đuợc thực hiện rất tốt, kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách luôn đạt và vuợt chỉ tiêu dự toán đuợc giao.
Hai là: Tích cực tuyên truyền, giáo dục, định huớng để các hộ kinh doanh tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế. đồng thời cơ quan thuế cũng cần phải có những dịch vụ hỗ trợ kịp thời trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc kê khai nộp thuế.
Ba là: Sự quản lý của Nhà nuớc thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môi truờng hoạt động lành mạnh là hết sức quan trọng, qua đó giúp thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả.
Bốn là: Bên cạnh việc xây dựng các chính sách, pháp luật về thuế rõ ràng, minh bạch, phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi quốc gia, cũng nhu phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế quốc tế; trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin nhu hiện nay thì việc áp dụng công nghệ tin học và công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế là hết sức quan trọng. Việc áp dụng công nghệ tin học và công nghệ thông tin vào công tácquản lý thu thuế không chỉ giúp cơ quan thuế nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí quản lý, mà qua đó còn có tác dụng giúp nguời dân nâng cao tính tự giác tuân thủ các chính sách, pháp luật về thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ việc nêu khái niệm, vai trò, nội dung quản lý thu thuế và chỉ ra các yêu tố ảnh huởng để hệ thống hoá những lý luận cơ bản về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. Đồng thời tác giả đã nêu bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế quận Hoàn Mai và Chi cục Thuế huyện Chuơng Mỹ để rút ra những kinh nghiệm, bài học cho công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HOÀN KIẾM