2.3.3.1. Nguyên nhân từ Chi cục Thuế
- Thứ nhất: Điều kiện vật chất thực hiện quản lý thuế
Hiện nay trụ sở của Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm đang đi thuê của bên ngoài, một số Đội thuế liên phuờng, chợ không tập trung tại trụ sở mà phân bổ rải rác ở một số địa điểm trên địa bàn quận nhu phố Hàng Mã, Hàng Đậu, Hàng Buồm, Chợ Đồng Xuân... Việc không tập trung của các Đội thuế vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nguời nộp thuế nhung cũng gây ra những bất cập cho công tác quản lý thuế.
- Thứ hai: Trình độ của cán bộ, công chức thực hiện quản lý thuế
Số luợng công chức thuế quản lý các đội thuế liên phuờng chợ còn chua đủ để đáp ứng quản lý thu so với số hộ sản xuất kinh doanh lớn trên địa bàn. Phần lớn, đội ngũ nhân lực của đội thuế liên phuờng chợ có tuổi đời khá cao, trình độ chuyên môn không đồng đều. Mặc dù có kinh nghiệm quản lý, nhung khả năng tiếp thu những cái mới và khả năng sử dụng máy tính cũng nhu ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin rất hạn chế cộng thêm tu duy làm việc theo lối mòn gây khó khăn cho quá trình quản lý. Một số cán bộ trẻ mới vào ngành mặc đã đuợc đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, sử dụng thành thạo máy vi tính, khả năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ rất tốt nhung kinh nghiệm thực tiễn lại chua có. Từ những khó khăn trên đã làm hạn chế nhiều đến hiệu quả hoạt động của công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nói riêng và đối với hiệu quả hoạt động của Chi cục nói chung.
- Thứ ba: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế hộ kinh doanh còn hạn chế
Công chức trực tiếp quản lý các hộ kinh doanh đa phần là nguời lớn tuổi dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hộ kinh doanh tại Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm còn chua cao. Bên cạnh đó, các ứng dụng quản lý không đuợc nâng cấp kịp thời để đáp ứng yêu cầu quản lý khi chính
sách thuế thay đổi cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh.
2.3.3.2. Nguyên nhân từ bản thân hộ kinh doanh
Trong những năm qua, Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm đã chủ động hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về thuế đến các hộ kinh doanh bằng nhiều biện pháp như hướng dẫn trực tiếp tại bộ phận một cửa, phát tờ rơi, phối hợp với BQL các chợ, UBND các phường tuyên truyền qua loa đài phát thanh... Tuy vậy hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh thường là tự phát, chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, kinh nghiệm kinh doanh chưa có nhiều, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế cùng với quy mô kinh doanh thường nhỏ hẹp, vốn kinh doanh không lớn. đã tác động và ảnh hưởng đến đặc điểm hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh ở quận Hoàn Kiếm. Do vậy vẫn còn tình trạng các hộ kinh doanh chưa rõ các căn cứ tính thuế, chưa nắm được các chính sách thuế, không rõ về các quyền và nghĩa vụ của họ với Nhà nước trên phương diện thuế. Đa số các hộ kinh doanh đều là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, trình độ học vấn không cao nên việc hiểu biết chính sách thuế còn hạn chế và ý thức đồng thuận, chấp hành nghiêm túc các chính sách thuế chưa cao.
Bên cạnh các hộ kinh doanh cá thể làm ăn nghiêm chỉnh, kinh doanh tuân thủ pháp luật của Nhà nước thì vẫn còn không ít các hộ kinh doanh cá thể không trung thực, tính tuân thủ pháp luật còn kém, gây ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thuế và thất thu NSNN.
Ý thức chấp hành pháp luật của hộ kinh doanh về thuế còn hạn chế, kỷ cương về thuế còn lỏng lẻo. Nhiều hộ kinh doanh chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp pháp luật, kỷ cương thuế. Có những trường hợp hộ kinh doanh mặc dù đã được cơ quan thuế nhắc nhở nhiều lần, mời lên trụ cở cơ quan thuế làm việc nhưng vẫn cố tình đưa ra các lý do bất khả kháng để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, một số hộ kinh doanh khác thì còn suy tính do tỷ lệ phạt nộp
chậm thuế còn thấp hơn lãi suất vay vốn ngân hàng. Theo quy định của Luật quản lý thuế hiện nay, nếu hộ kinh doanh chậm nộp tiền thuế thì chỉ bị phạt nộp chậm, không xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt nộp chậm rất thấp, chỉ có 0,03%/ngày nộp chậm. Nên hộ kinh doanh sẵn sàng để bị phạt chậm nộp chứ không chịu nộp thuế đúng hạn. Đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phuơng pháp khoán sử dụng hóa đơn quyển thì lại sẵn sàng ghi sai các mặt hàng trên hóa đơn hoặc không xuất hóa đơn để giảm số thuế phải nộp.. .Tất cả đã trở thành một cản trở rất lớn cho việc quản lý thu thuế của cơ quan thuế.
2.3.3.3. Các nguyên nhân bên ngoài
- Thứ nhất: Các chính sách thuế về cá nhân kinh doanh còn nhiều bất cập Với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, quản lý thuế hộ kinh doanh đơn giản nên từ năm 2013 đến nay, các chính sách thuế liên tục đuợc sửa đổi, bổ sung (Luật 31/2013/QH13, Luật 71/2014/QH13, Thông tu 156/2013/TT- BTC, Thông tu 111/2013/TT-BTC, Thông tu 92/2015/TT-BTC, và các văn bản huớng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.). Không chỉ thế, trong vòng hơn 1 năm quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh đã đuợc thay thế từ quy trình ban hành kèm theo quyết định số 1688/QĐ-TCT ngày 06/10/2014 sang quy trình ban hành kèm theo quyết định 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015. Việc thay đổi các chính sách thuế cũng nhu quy trình quản lý thuế đã phần nào ảnh huởng đến công tác dự báo, tổ chức thực hiện và ảnh huởng trực tiếp đến số thu nộp ngân sách. Các chính sách thuế thay đổi tác động trực tiếp đến toàn bộ các hộ kinh doanh trên địa bàn nên việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn do CQT phải đảm bảo các mục tiêu thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội trong khi CQT không nhận đuợc sự đồng thuận từ cá nhân kinh doanh.
Hiện nay các chính sách thuế còn nhiều bất cập dẫn tới việc CQT không đảm bảo quản lý doanh thu, mức thuế phù hợp với thực tế kinh doanh của hộ.
Điển hình như các hộ kinh doanh ngành nghề chịu thuế TTĐB như karaoke, massage với thuế suất thuế TTĐB tương đối cao nên nếu quản lý doanh thu, thuế phù hợp với thực tế kinh doanh thì số thuế TTĐB phải nộp tương đối lớn. Điều này vấp phải sự phản ứng không tốt từ chính người nộp thuế và gây khó khăn cho công tác quản lý.
- Thứ hai: Sự phối hợp giữa Chi cục Thuế với các ban ngành liên quan vẫn còn bất cập
Những năm qua đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận Chi cục Thuế đã phối hợp với các cơ quan liên ngành trong công tác quản lý thuế như tuyên truyền các chính sách pháp luật về thuế, sự phối kết hợp trong công tác quản lý kê khai nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế đặc biệt là BQL các chợ, Đội quản lý thị trường,UBND các phường...
Tuy nhiên, thực trạng cho thấy ở một số phường chưa nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của Chính quyền địa phương trong việc phối hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, vẫn còn tư tưởng ỷ lại và cho rằng nhiệm vụ thu thuế là nhiệm vụ của Ngành thuế, do đó chưa có sự phối kết hợp tốt giữa chính quyền địa phương và cơ quan quản lý thuế, làm ảnh hưởng đến tiến độ thu cũng như công tác quản lý thu thuế tại địa phương. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ ủy nhiệm thu chưa cao cũng gây khó khăn cho công tác thu thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn.
- Thứ ba: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng hiện nay đang phát triển nhưng đầy biến động. Với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi các hộ kinh doanh phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Để thích nghi với các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, các hộ kinh doanh thường xuyên thay đổi ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh,. gây nhiều bất cập cho công tác quản lý.
Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực như hiện nay đã tạo xu hướng cho hộ kinh doanh chuyển đổi hình thức kinh doanh từ phương thức truyền thống sang kinh doanh điện tử đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý thuế.
Bên cạnh đó, thói quen thanh toán bằng tiền mặt của đại đa số người dân Việt Nam tác động làm công tác quản lý doanh thu chưa sát với thực tế, chưa phản ánh đúng thực trạng hoạt động của hộ kinh doanh trên địa bàn quận, đặc biệt là trong lĩnh vực ăn uống.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nhìn chung, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo chi cục và sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công chức trong Chi cục trong các năm 2015-2017, công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế khu vực hộ kinh doanh nói riêng tại Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm đạt được nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận, trong đó Chi cục luôn hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách được giao là một điểm sáng trong công tác quản lý thuế. Chính những kết quả đó góp phần đưa công tác quản lý thuế và quản lý nội bộ ngành thuế Hà Nội nói chung và các bộ phận chức năng quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm đi vào nề nếp, xây dựng ngành thuế ngày càng vững mạnh toàn diện.
Bên cạnh những thành công, với số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn lớn công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định do tác động từ cả yếu tố bên trong và bên ngoài Chi cục.
Để công tác quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh tại Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm ngày càng hiệu quả hơn, Lãnh đạo Chi cục cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa về việc phát huy những điểm mạnh, các kết quả đạt được trong những năm qua, đồng thời rút kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục các điểm yếu, những bất cập còn tồn tại trong quá trình quản lý thuế.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HOÀN KIẾM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ THUẾ HỘ KINH DOANH
TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN HOÀN KIẾM
3.1.1. Định hướng quản lý thuế hộ kinh doanh trong thời gian tới
3.1.1.1. Căn cứ thiết lập định hướng quản lý thuế hộ kinh doanh
Thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ quan trong trong thời gian tới. Mục tiêu, yêu cầu của cải cách là đem lại sự thuận lợi cho người nộp thuế theo chiều hướng thuận lợi, đơn giản để người nộp thuế dễ dàng thực hiện nộp thuế. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế nhằm giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế.
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 31/3/2017 về phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội về số lượng đi đối với nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Trong Kế hoạch có rất nhiều giải pháp để phát triển DN được đề ra và việc thực hiện chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN là một giải pháp được nhiều địa phương thực hiện nhằm phát triển nhanh số lượng DN cũng như dễ dàng triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp.
Chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN là chủ trương vừa có lợi cho DN chuyển đổi, vừa có lợi cho nền kinh tế. Bởi sau khi chuyển đổi, DN sẽ dễ tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, với tư cách pháp nhân là DN thì
hàng hóa cũng dễ được đưa vào các hệ thống phân phối hơn, tạo điều kiện phát triển và bảo vệ thương hiệu, dễ gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu hơn, thuận lợi hơn trong việc huy động vốn khi phát triển quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này chỉ phù hợp với các hộ kinh doanh có quy mô hoạt động lớn, có sự hiểu biết về các chính sách và các quy định pháp luật của nhà nước. Đối với cá hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh mang tính chất tự phát, chủ yếu theo mô hình gia đình, trình độ hiểu biết chính sách thấp thì không phải hộ kinh doanh nào cũng có thể chuyển đổi lên doanh nghiệp.
Với đặc điểm quận Hoàn Kiếm có số lượng hộ kinh doanh trong các sạp hàng của Chợ Đồng Xuân và các hộ kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ tương đối lớn nên việc chuyển đổi lên doanh nghiệp đang gặp khá nhiều khó khăn. Trong khi vai trò của hộ kinh doanh đối với nền kinh tế là khá quan trọng, bằng việc tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú cho xã hội, các hộ kinh doanh cá thể không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập... mà còn đóng vai trò phân phối, luân chuyển hàng hóa, dịch vụ đến khắp các ngõ hẻm tạo nên mạng lưới lưu thông rộng khắp. Đây là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương. Hộ kinh doanh đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Do vậy, bên cạnh việc động viên, khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp thì việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước là một giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
3.1.1.2. Các định hướng chính quản lý thuế hộ kinh doanh trong thời gian tới
Với những điều kiện thuận lợi và vị thế quan trọng, nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội để phát triển hộ kinh doanh, nhằm nâng cao công tác quản lý thuế hộ kinh doanh trong thời gian tới đạt hiệu quả hơn, cơ quan thuế cần chủ động tham mưu để bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế cho phù hợp với đối tượng
quản lý. Tiếp tục thực hiện cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp thuế, cơ quan thuế chỉ tập trung làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ, đồng thời tăng cuờng công tác kiểm tra, nhằm chống thất thu thuế.
Đồng thời việc xem xét, kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ, sắp xếp, bố trí lực luợng phù hợp với năng lực công tác, phạm vi địa bàn và số luợng đối tuợng quản lý, tăng cuờng phối hợp với Chính quyền và Hội đồng tu vấn thuế của các xã-thị trấn cũng nhu các ban ngành, đoàn thể trong việc rà soát địa bàn, quản lý đối tuợng, chống sót hộ là một vấn đề cấp thiết.
Năm 2018 và các năm tiếp theo Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm tiếp tục quyết liệt triển khai 5 nhiệm vụ trọng tâm, 2 khâu đột phá và 6 nhóm giải pháp công tác thuế; trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành thuế; tăng cuờng tuyên