Quản trị rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng và bài học kinh nghiệm cho

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH BẮC GIANG II (Trang 44 - 51)

Agribank Chi nhánh Bắc Giang II.

1.3.1. Quản trị rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng

1.3.1.1. Quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

* Về quy chế, tổ chức quản trị rủi ro lãi suất

Vietinbank xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất với mục tiêu nhằm hạn chế các tổn thất về thu nhập từ lãi cho ngân hàng, duy trì giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, tận dụng những biến động của lãi suất trên thị trường để tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro được xác định.

Ngân hàng có quy chế tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản trị rủi ro lãi suất, quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong ngân hàng, từ HĐQT đến các phòng ban chuyên môn.

Từ năm 2013, Vietinbank đã áp dụng quy chế quản trị rủi ro lãi suất tương ứng với quy mô và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với cơ chế này giúp ngân hàng giám sát, vận hành quản trị rủi ro lãi suất được hiệu quả.

Chính sách quản trị rủi ro lãi suất của Vietinbank thể hiện các quy định về vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản theo Basel 2 để đảm bảo ngân hàng có đủ vốn trong trường hợp có tổn thất xảy ra.

Công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng được thực hiện chuyên sâu, toàn diện, mang tính hệ thống và được phân chia trách nhiệm kiểm soát theo 3 vòng.

Kiểm soát vòng 1: Bộ phận quản lý cân đối vốn trực thuộc phòng Quản lý cân đối vốn và Kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm đầu mối phối hợp với phòng Đầu tư, các phòng Khách hàng tại Trụ sở chính, phòng Kinh doanh ngoại tệ, phòng Định

34

chế tài chính, Sở giao dịch và các Chi nhánh chịu trách nhiệm là vòng kiểm soát đầu tiên thực hiện quản trị rủi ro lãi suất hàng ngày, bao gồm các công việc nhu nhận diện, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro lãi suất của Vietinbank.

Kiểm soát vòng 2: Phòng Quản trị rủi ro thị truờng có trách nhiệm xây dựng hệ thống quy định, quy trình, huớng dẫn quản trị rủi ro lãi suất, thiết lập và rà soát hạn mức, giám sát và kiểm soát việc thực hiện quản trị rủi ro lãi suất của các đơn vị tại vòng 1, thực hiện báo cáo độc lập tình hình rủi ro lãi suất lên Ban lãnh đạo và đơn vị có liên quan. Phòng Quản trị rủi ro thị truờng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vòng 1 đảm bảo mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của các đơn vị vòng 1 đuợc nhận diện, đo luờng, quản lý chặt chẽ, đuợc báo cáo kịp thời đến các đơn vị có liên quan.

Kiểm soát vòng 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ theo quy định tại các đơn vị vòng 1, vòng 2 đảm bảo việc thực hiện quản trị rủi ro lãi suất đuợc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả ở hai vòng trên.

* Thực trạng nhận biết rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất của Vietinbank có thể xuất phát từ hoạt động đầu tu, hoạt động huy động vốn và cho vay.

Danh mục các khoản đầu tu, cho vay và các tài sản khác nhạy cảm lãi suất của ngân hàng đuợc cập nhật thuờng xuyên, liên tục và đánh giá rủi ro lãi suất định kỳ hoặc khi phát sinh tùy theo biến động của thị truờng. Đảm bảo việc xác định, nhận diện rủi ro đuợc thực hiện đa cấp từ bộ phận kinh doanh đến bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro và bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Các biến động của lãi suất thị truờng thuờng xuyên đuợc giám sát, cập nhật, phân tích và dự báo.

Những sản phẩm mới, hình thức đầu tu mới phải đuợc đánh giá các yếu tố rủi ro lãi suất có thể xảy ra bởi bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro lãi suất và bộ phận thực hiện nghiệp vụ.

Sau khi nhận diện các dấu hiệu rủi ro lãi suất, ngân hàng phát hiện rủi ro sẽ tiến hành phân tích khả năng xảy ra rủi ro. Nếu rủi ro lãi suất có khả năng xảy ra, thì ngân hàng tiếp tục tiến hành đo luờng rủi ro phát sinh.

* Thực trạng đo lường

Khi đo lường rủi ro phát sinh, ngân hàng có thể kết hợp các phương pháp đo lường định tính và phương pháp đo lường định lượng. Kết quả của việc đo lường rủi ro phát sinh được ghi chép đầy đủ, bao gồm các nội dung như: loại rủi ro, giá trị tổn thất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng.

Căn cứ đo lường rủi ro lãi suất là: Cơ cấu tài sản-nợ của ngân hàng, chênh lệch kỳ hạn, lãi suất giữa nguồn vốn huy động, sản phẩm đầu tư và lãi suất thị trường, cơ chế lãi suất của tài sản, của nợ (là lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi), độ nhạy cảm đối với biến động của lãi suất; Số liệu thống kê về mức lãi suất của các kỳ hạn, loại tiền; Chính sách điều hành lãi suất hiện hành của NHNN hoặc trong khu vực có ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam; Dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Về phương pháp đo lường rủi ro: Hiện nay, Vietinbank áp dụng mô hình định giá

lại để đo lường rủi ro lãi suất. Đối với phương pháp này, ngân hàng phân tích mức thay đổi thu nhập ròng từ lãi, cho biết mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi của ngân hàng trước các biến động lãi suất thị trường, thông qua việc phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất.

* Thực trạng kiểm soát rủi ro lãi suất

Tại Vietinbank, hoạt động kiểm soát rủi ro lãi suất được thực hiện thường xuyên và đồng bộ, có sự phối hợp với các bộ phận quản trị rủi ro lãi suất chuyên trách, bộ phận kinh doanh và các bộ phận khác có liên quan. Hoạt động này được tiến hành trong quá trình xây dựng sản phẩm mới hoặc thực hiện các hình thức đầu tư mới, các bộ phận thực hiện nghiệp vụ, bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro lãi suất phương án, quy trình kiểm soát rủi ro.

- Kiểm soát chấp hành các hạn mức

+ Kiểm soát NIM, duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất là đảm bảo thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định với bất kỳ sự thay đổi của lãi suất. Đối với Vietinbank mục tiêu là duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) ở mức ổn định.

36

Khi chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ hoạt động cho vay và đầu tu hoặc lãi thu từ hoạt động cho vay và đầu tu giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn thì NIM sẽ bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất xảy ra.

+ Kiểm soát khe hở nhạy cảm lãi suất

Để hạn chế tổn thất về giá trị của TSC và TSN của ngân hàng khi lãi suất thị truờng có biến động. Vietinbank đã xây dựng và kiểm soát thực hiện hạn mức khe hở tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất với các kỳ hạn nhu: Duới 1 tháng, từ 1-3 tháng, từ 3-6 tháng, từ 6-12 tháng, từ 1-5 năm và trên 5 năm. Trên cơ sở những tính toán khe hở nhạy cảm lãi suất, ngân hàng điều chỉnh khe hở nhạy cảm lãi suất căn cứ vào những dự đoán về biến động của lãi suất thị truờng.

- Sử dụng các công cụ phái sinh

Hiện nay, NHNN đã chính thức cung cấp rộng rãi các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, việc áp dụng các công cụ này vẫn chua đuợc Vietinbank triển khai mạnh mẽ nên việc sử dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các công cụ phái sinh còn rất khiêm tốn.

1.3.1.2. Quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

* Mục tiêu và nguyên tắc quản trị rủi ro lãi suất

Thực hiện 3 mục tiêu chính: Xây dựng các chính sách thích hợp để ứng phó với biến động của lãi suất; Giảm thiểu mọi ảnh huởng xấu của biến động lãi suất đến thu nhập của Vietcombank; Tối đa hóa lợi nhuận trong hạn mức rủi ro đuợc xác định theo khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

* Mô hình tổ chức quản trị rủi ro lãi suất

Để công tác quản trị rủi ro lãi suất đảm bảo chuyên sâu, toàn diện và mang tính hệ thống, Vietcombank phân chia trách nhiệm kiểm soát theo ba vòng nhu sau:

Kiểm soát vòng 1: Bộ phận quản trị cân đối vối trực thuộc phòng Quản trị cân đối vốn và kế hoạch tài chính

Kiểm soát vòng 2: Phòng Quản trị rủi ro thị truờng chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống qui định, quy trình, huớng dẫn quản trị rủi ro lãi suất; thiết lập và rà soát các hạn mức, giám sát và kiểm soát việc thực hiện quản trị rủi ro lãi suất của các đơn vị tại vòng 1 và thực hiện báo cáo độc lập tình hình rủi ro lãi suất trên sổ ngân

hàng lên ban lãnh đạo và các đơn vị liên quan.

Kiểm soát vòng 3: Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ theo quy định của Vietcombank tại các đơn vị vòng 1 và vòng 2 đảm bảo việc triển khai thực hiện quản trị rủi ro lãi suất đuợc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả ở hai vòng trên.

Trách nhiệm, quyền hạn trong quản trị rủi ro lãi suất đuợc phân công cụ thể cho từng bộ phận bao gồm: HĐQT, Ủy ban quản trị rủi ro, Ủy ban ALCO, Ban điều hành, Bộ phận quả trị rủi ro lãi suất - Bộ phận quản lý cân đối vốn, Phòng quản trị rủi ro thị truờng, Bộ phận kiểm toán nội bộ và một số phòng ban liên quan.

* Chính sách nhận diện rủi ro lãi suất

Việc nhận diện rủi ro lãi suất là cơ sở nền tảng để đo luờng và luợng hóa rủi ro lãi suất, từ đó xác định mức độ ảnh huởng của rủi ro lãi suất trên 2 phuơng diện là thu nhập và gía trị vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tùy thuộc vào tình hình thực tế và bản chất của từng sản phẩm hoạt động kinh doanh, Vietcombank tiến hành nhận diện rủi ro các loại lãi suất cụ thể bao gồm rủi ro lãi suất cơ sở, rủi ro đuờng cong lãi suất, rủi ro quyền chọn.

* Chính sách đo lường rủi ro lãi suất

Các phuơng pháp đo luờng lãi suất mà Vietcombank áp dụng gồm mô hình tính phân tích chênh lệch kỳ hạn định giá lại (Static Repricing Gap Analysis); Mô hình tĩnh chạy giả định về biến động của giá trị vốn chủ sở hữu (Static EVE Simulation); Mô hình động chạy giả định về biến động của thu nhập lãi rong (Dynamic NII Simulation).

* Hạn mức rủi ro lãi suất

Vietcombank xây dựng các bộ chỉ số để quản trị rủi ro lãi suất bao gồm: Hạn mức chênh lệch kỳ hạn định giá lại; Hạn mức NII tĩnh; Hạn mức EVE tĩnh; Bộ chỉ số hạn mức rủi ro lãi suất đuợc thiết lập ở hai mức độ gồm hạn mức cứng (hard limts) và hạn mức mềm (soft limits).

* Hệ thống báo cáo kiểm soát rủi ro lãi suất

Vietcombank đảm bảo tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh theo quy định của NHNN và các cơ quan quản trị trong từng thời kỳ: Báo cáo HĐQT, Báo cáo Ủy ban ALCO.

38

Vietcombank duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm với kỳ hạn duới 1 năm. Đối với các kỳ hạn dài hơn, từ 12 tháng trở lên, Vietcombank lại duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất duơng khá lớn.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Sau khi nghiên cứu về kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng dẫn đầu có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank Chi nhánh Bắc Giang II nhu sau:

Thứ nhất, các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đang thực hiện công tác quản trị rủi ro lãi suất với các nội dung chính bao gồm nhận biết và dự báo lãi suất, đo luờng rủi ro lãi suất, quản trị và phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Thứ hai, về nhận biết và dự báo lãi suất. Thiết lập các hạn mức có liên quan đến rủi ro lãi suất. Ba loại hạn mức rất cơ bản của ngân hàng khi quản trị rủi ro lãi suất gồm hạn mức về khe hở nhạy cảm lãi suất, hạn mức PVBP và cao hơn là hạn mức Var. Hiện nay, các ngân hàng đang tự tính toán chứ chua áp dụng các phần mềm tính toán chuyên dụng vào công tác quản trị rủi ro lãi suất.

Thứ ba, về đo luờng rủi ro lãi suất. Đa phần các ngân hàng đều đang áp dụng mô hình tĩnh phân tích chênh lệch kỳ hạn định giá lại theo các kỳ hạn định giá lại gồm không kỳ hạn, kỳ hạn duới 1 tháng, duới 3 tháng, duới 6 tháng, ... Việc triển khai các mô hình tính toán mới, có độ chính xác cao hơn nhu Static EVESimulation, Dynamic NII Simulation, ... đòi hỏi thời gian, chi phí và năng lực chuyên môn của cán bộ quản trị rủi ro.

Thứ tư, về phòng ngừa rủi ro lãi suất. Việc phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách sử dụng các cộng cụ phái sinh vẫn chua đuợc áp dụng nhiều. Tuy nhiên, các ngân hàng đã dần dần sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất. Thị truờng tài chính phái sinh ở Việt Nam đã đuợc thành lập và ngày càng phát triển.

Thứ năm, việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro lãi suất là việc cần thiết và các cấp lãnh đạo cần có nhận thức đúng đắn, kịp thời về quản trị rủi ro lãi suất, thống nhất và từ đó, phổ biến đến toàn bộ cán bộ nhân viên chi nhánh, tiến hành tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên để thực hiện tốt việc dự báo, đo luờng, phòng ngừa rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày một cách hệ thống và khái quát về rủi ro lãi suất và những lý luận cơ bản về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất của NHTM. Cụ thể, chương 1 đã đề cập đến những vấn đề chung về rủi ro lãi suất của các NHTM như khái niệm, phân loại, nguyên nhân của rủi ro lãi suất; sau đó, đưa ra cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất gồm khái niệm, vai trò và nội dung của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM. Ngoài ra, chương 1 cũng tổng hợp những kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và bài học cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang II. Toàn chương 1 đã giới thiệu về những khía cạnh mà luận văn cần đi sâu, xác định được hướng đi rõ ràng để chương 2 có thể tìm hiểu thực trạng theo hướng đi đã được xác định.

40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI

NHÁNH BẮC GIANG II

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH BẮC GIANG II (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w