* Đối với các biện pháp phòng ngừa nội bảng
- Duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất. Chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong việc thu hẹp khe hở nhạy cảm lãi suất, tức là duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất.
- Áp dụng chính sách lãi suất thả nổi
Đối với các khoản huy động và cho vay lớn với kỳ hạn dài, chi nhánh có thể hạn chế rủi ro bằng cách quy định trong hợp đồng điều khoản lãi suất thả nổi có điều chỉnh 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm một lần theo lãi suất thị truờng. Điều này sẽ làm tăng tính nhạy cảm về lãi suất của tài sản và giảm bớt mức độ chênh lệch giữa TSC và TSN, từ đó làm giảm rủi ro lãi suất của ngân hàng.
- Quy định các điều khoản để hạn chế việc trả nợ vay hoặc rút tiền truớc hạn Chi nhánh nên áp dụng các điều khoản để hạn chế việc trả nợ vay hoặc rút tiền
truớc hạn, các điều khoản này cần đuợc thông báo và giải thích rõ cho khách hàng ngay tại thời điểm ký hợp đồng hoặc gửi tiền tiết kiệm. Ví dụ, hiện nay, Chi nhánh đang áp dụng điều khoản không đuợc rút tiền truớc hạn đối với các khoản tiền gửi tiết
kiệm dự thưởng, trong thời gian chưa đáo hạn, khách hàng có nếu cần tiền có thể vay
cầm cố với nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất. Như vậy, vừa hạn chế được sự phá vỡ
cấu trúc kỳ hạn của tài sản, vừa tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, Chi nhánh cần lựa chọn các chiến lược quản trị rủi ro, điều chỉnh GAP phù hợp với dự báo biến động lãi suất. Chi nhánh có thể lựa chọn chiến lược trị chênh lệch mang tính bảo vệ hoặc chiến lược quản trị chênh lệch mang tính năng động. Đối với chiến lược quản trị chênh lệch mang tính bảo vệ, tức là điều chỉnh sao cho GAP gần bằng 0 để làm giảm tác động của biến động lãi suất thị trường tới thu nhập lãi thuần. Như đã phân tích chương 2 thì GAP hiện tại của Chi nhánh nhỏ hơn 0, vì vậy, Chi nhánh cần tăng TSC nhạy cảm với lãi suất bằng cách tăng các khoản cho vay ngắn hạn hoặc tăng các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và giảm các TSN nhạy cảm với lãi suất bằng cách tăng cường huy động vốn trung dài hạn và giảm các khoản huy động vốn ngắn hạn. Đối với chiến lược quản trị chênh lệch mang tính năng động, tùy thuộc vào dự đoán xu hướng biến động lãi suất trong tương lai mà Chi nhánh cần có các chiến lược để duy trì chênh lệch GAP âm hoặc dương.
* Đối với các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng
Các biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng như điều chỉnh cơ cấu bảng tổng kết tài sản tác động trực tiếp đến cơ cấu kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn trong ngân hàng. Việc áp dụng phương pháp này khá khó khăn do phần lớn phụ thuộc vào yếu tố thị trường, có thể gây tốn kém chi phí và thời gian khá dài để ngân hàng đưa các tài sản của mình về cấu trúc kỳ hạn mong muốn.
Trong khi đó, các sản phẩm phái sinh đang được sử dụng khá phổ biến trên thế
giới trong phòng ngừa rủi ro lãi suất vì có tác động nhanh và hiệu quả. Các sản phẩm này cũng đang được dần áp dụng tại các NHTM khác trong hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, đây vẫn là những biện pháp khá mới mẻ và đòi hỏi trình độ cao. Vì vậy, trước hết, Agribank Chi nhánh Bắc Giang II cần có quan điểm và nhận thức đúng đắn về việc triển khai những nghiệp vụ này trong thực tế. Về lâu dài, Chi nhánh cần triển khai nghiên cứu để nắm vững các sản phẩm phái sinh, ưu điểm và
74
hạn chế của từng sản phẩm trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Đây là bước chuẩn bị vững chắc cho việc triển khai áp dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.